Gián đoạn chuỗi cung ứng: ‘Kiếp nạn’ chung của Boeing và Airbus
Hai công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing và Airbus đang gặp khó khăn trong việc giao hàng đúng hạn do gặp phải sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Máy bay 787 Dreamliner tại nhà máy của hãng Boeing ở North Charleston, Mỹ, ngày 13/12/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây cũng là tình trạng chung của các nhà sản xuất máy bay, hiện đang nợ nhiều đơn hàng do thiếu phụ tùng, thiếu lao động lành nghề, trong bối cảnh ngành du lịch thế giới phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Theo nhà phân tích hàng không Shukor Yusof, các hãng sản xuất máy bay sẽ gặp khó khăn do tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu thô vẫn đang diễn ra. Ngoài ra, những vấn đề về hậu cần, cũng như chi phí năng lượng vẫn tiếp tục gia tăng, dẫn đến việc khó đạt được năng suất chế tạo cao.
Ông Shukor Yusof cho rằng sự chậm trễ đồng nghĩa với việc các hãng hàng không sẽ phải sử dụng các máy bay cũ, kém tiết kiệm nhiên liệu, từ đó làm giảm lợi nhuận của họ.
Việc hạn chế hay đóng cửa biên giới trong thời đại dịch COVID-19, hay xung đột địa chính trị gia tăng, đã làm gián đoạn việc vận chuyển nguyên liệu thô, cản trở nguồn cung dầu mỏ và dẫn đến chi phí cao cho hàng hóa và dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, chi phí cao cũng buộc các hãng hàng không phải sa thải nhiều phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất hay thợ máy bay.
Video đang HOT
Khi đại dịch COVID-19 qua đi, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng vọt do bị dồn nén trong thời gian dài, đã khiến các nhà sản xuất, hãng hàng không, sân bay và nhà cung cấp phải vật lộn để theo kịp.
Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) Willie Walsh gần đây nhận định gián đoạn chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề nghiêm trọng và có thể còn tiếp diễn trong vài năm nữa.
Bất chấp những dự đoán không mấy tích cực, Boeing vẫn nhận được đơn đặt hàng của Thai Airways cho 45 chiếc Boeing 787 Dreamliners, trong khi đó Royal Brunei Airlines cũng đã đặt mua 4 chiếc dòng tương tự.
Boeing ngày 21/2 đã công bố quyết định thay thế người đứng đầu chương trình 737 MAX, ông Ed Clark. Thông báo được đưa ra chưa đầy 2 tháng sau sự cố an toàn lớn khiến 171 máy bay loại này bị đình chỉ hoạt động.
Giám đốc bộ phận Hàng không thương mại Boeing (BCA) Stan Deal cho biết, bà Katie Ringgold sẽ thay thế ông Clark, người đã làm việc 18 năm cho Boeing. Ở vị trí mới, bà Ringgold sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà máy Renton ở bang Washington (Mỹ), nơi lắp ráp dòng máy bay MAX.
Boeing đưa ra quyết định trên sau khi máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Alaska Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp ngay khi vừa cất cánh do sự cố bung một phần cửa xảy ra vào đầu tháng 1/2024. Đến ngày 6/2, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) thông báo kết quả cuộc điều tra sơ bộ cho thấy thân cửa thoát hiểm bất ngờ bung ra do bị thiếu 4 bu-lông ở những vị trí quan trọng. Mặc dù không có ai bị thương nghiêm trọng, các điều tra viên nhận định vụ việc có thể rất thảm khốc.
Sau khi xảy ra sự cố, Boeing đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy Renton và các cơ sở khác để xem xét các quy trình kiểm tra chất lượng và an toàn. Tập đoàn cam kết nỗ lực tăng cường kiểm tra các máy bay trước khi bàn giao. Giám đốc điều hành Boeing Dave Calhoun cũng đã nhận trách nhiệm về vụ việc và cam kết sẽ minh bạch trong mọi vấn đề liên quan.
Boeing cũng cho biết chuẩn bị sẵn sàng cho sự cạnh tranh của chiếc máy bay chở khách sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, chiếc máy bay này lần đầu tiên được giới thiệu tới khách hàng quốc tế tại triển lãm hàng không lớn nhất châu Á.
Máy bay C919 một lối đi do Trung Quốc sản xuất đã được ra mắt quốc tế trong tuần này tại Triển lãm hàng không Singapore, có cả màn trình diễn trên không và trên mặt đất nhằm thu hút người mua quốc tế. Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) thuộc sở hữu nhà nước đang tìm cách định vị C919 là đối thủ cạnh tranh tiềm năng với chiếc A320 dẫn đầu thị trường do Airbus của châu Âu sản xuất và 737 MAX của Boeing.
Giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Dave Schulte cho biết, mẫu C919 tương tự như những gì Boeing và Airbus sản xuất ở phân khúc máy bay thân hẹp và nó có thể là thứ mà các hãng hàng không trong khu vực có thể cân nhắc. Nhưng ông cho hay việc chứng minh giá trị cho các hãng hàng không, chứng minh sản phẩm, sức mạnh của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất.
Ông Schulte cho biết, Boeing dự đoán khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.225 máy bay mới vào năm 2042, trong bối cảnh nhà sản xuất Mỹ đang chuẩn bị cạnh tranh với COMAC để giành người mua. Theo ông, nhu cầu sẽ được thúc đẩy nhờ nhu cầu từ các hãng hàng không giá rẻ, vốn đã trở nên phổ biến rộng rãi trong khu vực hơn 650 triệu dân.
Về phần mình, Airbus công bố kế hoạch chia cổ tức đặc biệt, sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2023. Airbus cho biết lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (đã được điều chỉnh) đã tăng 4% lên 5,8 tỷ euro (khoảng 6,24 tỷ USD), và doanh thu tăng 11% lên 65,4 tỷ euro trong năm 2023. Airbus dự đoán lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ đạt 6,5-7 tỷ euro trong năm 2024.
Airbus đề xuất một đợt chia cổ tức thường kỳ 1,8 euro/cổ phiếu, và thêm một đợt chia cổ tức đặc biệt 1 euro/cổ phiếu, nhờ lượng tiền mặt ròng vượt mức 10 tỷ euro, vốn được xem là mốc để chia thêm cổ tức cho các cổ đông.
Airbus đang nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các hãng hàng không, trong bối cảnh nhu cầu đi lại đang phục hồi sau đại dịch. Điều này đã giúp Airbus gia tăng lượng tiền mặt dự trữ, trái ngược với đối thủ Boeing vốn đang chìm trong nợ sau một loạt rắc rối.
Airbus dự đoán sẽ bàn giao khoảng 800 máy bay trong năm 2024. Nhiều nhà phân tích cho rằng dự đoán này của Airbus khá thận trọng, dù Airbus và các hãng hàng không khác đang gặp nhiều khó khăn trong chuỗi cung ứng.
Boeing hướng đến tương lai hàng không vũ trụ bền vững
Ngày 14/6, tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã công bố Báo cáo Bền vững năm 2023, trong đó đưa ra tầm nhìn và đường hướng đi đến một tương lai hàng không vũ trụ bền vững.
Máy bay 787 Dreamliner được sản xuất tại nhà máy ở North Charleston, Nam Carolina, Mỹ, ngày 13/12/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo với tiêu đề "Cùng nhau phát triển hàng không vũ trụ bền vững", Boeing cho biết hãng đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong các nhà máy, mua thêm nhiên liệu hàng không bền vững phục vụ các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, hãng còn duy trì đầu tư vào các công nghệ hàng không vũ trụ nhằm giảm thiểu sử dụng nhiên liệu, giảm khí thải và tiếng ồn.
Theo báo cáo, Boeing đã mua 7,6 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững cho các hoạt động máy bay thương mại của hãng. Thông qua việc mua điện tái tạo và tín dụng năng lượng tái tạo, tỷ lệ sử dụng điện tái tạo toàn hãng đạt 35% trong năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 21% năm trước đó. Một trong những thành tựu nổi bật được Boeing đưa ra trong báo cáo đó là việc giới thiệu và ra mắt Mô hình tác động khí hậu theo tầng - một công cụ lập mô hình dữ liệu, giúp đưa ra các chiến lược nhằm giảm lượng khí thải hàng không. Cũng trong năm 2022, Boeing đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ra mắt chương trình Boeing ecoDemonstrator - đánh giá khoảng 230 công nghệ giảm thiểu sử dụng nhiên liệu, khí thải và tiếng ồn.
Trong một tuyên bố, Giám đốc phụ trách chiến lược bền vững của Boeing, ông Chris Raymond, nhấn mạnh tập đoàn đã tiếp tục đầu tư và đạt được tiến bộ khả quan trong hành trình đi tới tương lai ngành hàng không vũ trụ bền vững hơn.
Báo cáo Bền vững của Boeing cung cấp thông tin cập nhật về những nỗ lực của hãng hàng năm nhằm thúc đẩy quản lý môi trường, phát triển con người và hòa nhập, trong đó có việc giải quyết các mục tiêu bền vững về an toàn và phúc lợi của nhân viên, an toàn hàng không vũ trụ toàn cầu; kết nối cộng đồng; công bằng, đa dạng và hòa nhập, bên cạnh các hoạt động bền vững và đổi mới công nghệ sạch.
Nga có kế hoạch chế tạo trên 600 máy bay dân dụng hoàn toàn nội địa Nga đang lên kế hoạch sản xuất trên 600 máy bay chở khách hoàn toàn nội địa trong 6 năm tới và sẵn sàng đầu tư để giúp các nhà sản xuất máy bay tăng quy mô. Máy bay chở khách MC-21 của Nga. Ảnh: Sputnik Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 15/1 cho biết, Nga đang lên kế hoạch sản xuất hơn...