Giận chồng bỏ hai con nhỏ từ bé, hơn 40 năm sau người phụ nữ đi tìm nhưng đã muộn màng
Hôn nhân không hạnh phúc, người phụ nữ dứt áo bỏ 2 con nhỏ cho chồng nuôi để tìm bến đỗ mới.
Hơn 40 năm sau, bà hối hận đi tìm.
Bà Hai (hay còn tên gọi khác là Trần Thị Thúy Nga ở xã Khánh Hội, huyện U Minh, Cà Mau). Bà sống gần bãi biển lúc bán chè khi thì lại làm cá, kiếm tiền mưu sinh. Người đàn bà ở độ tuổi lục tuần, khuôn mặt khắc khổ suốt bao nhiêu năm qua vẫn trăn trở một nỗi niềm.
Như bao người phụ nữ khác, đến độ tuổi cập kê bà Hai lập gia đình. Bà học ít nhưng chồng là người tri thức, học rộng, biết nhiều. Cuộc hôn nhân hạnh phúc được 10 năm, đôi vợ chồng có với nhau hai người con gái thì đau khổ ập đến.
Nguyên nhân tan vỡ hôn nhân được bà Hai chia sẻ là do sự khác biệt về lối sống, không hòa hợp được. Đỉnh điểm là người đàn ông đó đã phản bội khiến bà phải đưa đến quyết định dứt áo ra đi, bỏ hai con nhỏ.
Đến giờ bà vô cùng hối hận vì đã sai lầm giao hai con nhỏ cho chồng. ” Giao trong sự bực tức, không suy nghĩ thấu đáo được và lúc đó còn quá trẻ mới có hai mươi mấy tuổi. Tôi nói nếu người ta đã phản bội thì giao con cho chồng làm gì thì làm. Sau này mình lập gia đình mình có chồng khác. Không hạnh phúc thì không miễn cưỡng”.
Bà Hai giận chồng bỏ hai con, hơn 40 năm sau hối hận đi tìm
Hận mẹ bỏ rơi, người phụ nữ vẫn mong được gặp 1 lần
Cùng lúc, chị Bảo Ngọc (49 tuổi, định cư ở Đức) cũng mòn mỏi đi tìm người mẹ đã rời đi khi chị mới 2 tuổi. Không nhớ mặt mẹ cũng chẳng có chút ký ức nào, hành trang tìm kiếm của đứa con chỉ nhen nhóm 1 số thông tin “Mẹ tên Nga”.
Tuổi thơ của chị Ngọc là chuỗi ngày bất hạnh: Cha mẹ ly hôn, dì ghẻ đánh đập, đến bà nội cũng không thương. Ngày cha mẹ đường ai nấy đi, chị Ngọc và chị gái tên Tâm được cha nuôi dưỡng. Sau đó, người cha đi bước nữa.
Ký ức của chị bắt đầu bằng những trận đòn roi của người mẹ kế. Khi đó đứa trẻ tủi hờn hỏi tại sao suốt ngày bị đánh đập thì người mẹ kế trả lời: ” Tao không phải mẹ ruột của tụi bay”.
Kể từ đó, chị trăn trở một câu hỏi vậy mẹ ruột của mình là ai? Nhiều lần chị Ngọc hỏi cha là ông Ngô Viết Đức: ” Mẹ con đâu? Sao không thấy thì ba bảo ba mẹ ly dị rồi. Lý do thì lớn lên con tự biết chứ ba không kể gì hết”.
Video đang HOT
Sau này, khi ông Đức biết hai con bị vợ lẽ hành hạ đã bỏ người đàn bà này rồi dẫn con về Sài Gòn sinh sống. Một thời gian sau, ông lại lập gia đình với người vợ thứ 3 và có thêm 1 con gái. Nhưng sợ các con bị đánh đập nên ông không ở chung mà chỉ chạy qua, chạy lại.
Năm 1978, ông Đức dắt hai con gái và gia đình riêng vượt biên thì bị công an phát hiện. Trước khi bị bắt, ông dặn chị Ngọc và chị Tâm về địa chỉ nhà bà nội nương nhờ. Tuy nhiên, bà nội không thương cũng thường xuyên đánh đập các cháu.
Chị Ngô Thị Bảo Ngọc đi tìm mẹ
Sống trong cảnh éo le này 2 năm, chị em chị Ngọc bỏ lên Sài Gòn đi làm thuê ở các quán cơm, sống qua ngày. Quá cực khổ, nhìn bạn bè xung quanh ai cũng có gia đình, người thân còn mình thì không, chị Ngọc luôn tự hỏi không biết giờ mẹ mình đang ở đâu? Tại sao lại bỏ đi khiến hai chị em khổ sở như vậy?
Cuối năm 1984, ông Đức qua đời do bệnh. Một năm sau, chị gái tên Tâm cũng mất. Lúc đó chị Ngọc mới 16 tuổi rơi vào cảnh mồ côi, không người thân. Cô gái sau đó cũng tìm được bến đỗ. Đến năm 1992, hai vợ chồng chị Ngọc đi định cư ở Thụy Điển, được 20 năm thì đến Đức lập nghiệp.
Sống nơi xứ người, trong lòng chị luôn có nhiều câu hỏi đặt ra nhưng mãi không có câu trả lời. Từ nhỏ đến khi trưởng thành luôn giận và hận mẹ nhưng trong lòng vẫn ao ước được gặp mẹ 1 lần.
Nhờ vào những thông tin trùng hợp, bà Hai và chị Bảo Ngọc đã nhận ra nhau. Sau hơn 40 năm, bà Hai vẫn nhớ con gái lớn của mình là Ngô Thị Bảo Tâm, tính đến Tết 2021 là tròn 52 tuổi, còn con gái thứ 2 sinh ngày 13/2 tại Cà Mau năm nay 49 tuổi.
Chị Ngọc và bà Hai đoàn tụ sau hơn 40 năm
Được biết, có lần bà cũng đi tìm các con nhưng những người thân biết tung tích đã qua đời nên mất hết thông tin. Một lần khác người cháu của bà nói ông Đức có gửi thư về nhưng không rõ để đâu mất.
Gặp lại con gái, bà Hai kể lại, sau ly hôn bà về quê lấy lại họ gốc là Nguyễn thay tên Hai. Bà Hai cũng đã có gia đình mới và có 4 người con khác. Trong khoảng thời gian này, bà vẫn đinh ninh chồng, con đã ổn định cuộc sống. Giờ mới biết, chồng mất, hai đứa con mồ côi khổ sở làm thuê làm mướn ở bến xe, một người mất một người tha phương.
Hình ảnh bà Hai và ông Đức hồi còn mặn nồng vẫn được giữ lại
” Cuộc chia ly nào cũng đau thương, giận chồng bỏ con giờ thấy đau đớn quá trời quá đất. Đó là sai lầm lớn lao trong đời của mình. Phải như ngày đó không mềm lòng thì đâu có mất 2 đứa con”, bà Hai nghẹn ngào nói.
Người phụ nữ bụi đời và bốn chú chó sống trên xe ba bánh, rong ruổi Sài Gòn lượm ve chai
Không một người thân, cũng không có bạn bè ở Sài Gòn, chị Nhí chỉ có lũ chó làm bạn, nhưng chị lại yêu cuộc sống tự do tự tại này biết bao.
Chị tên là Nhí, quê ở Long An. Năm nay, chị Nhí đã 42 tuổi nhưng chị không lập gia đình, không con cái. Ở vùng đất hoa lệ Sài thành này, chị cũng không có người thân hay bạn bè.
Chị Nhí trên "ngôi nhà di động" của mình. (Ảnh cắt từ clip)
Khi được hỏi tại sao lại chọn cuộc sống một mình, chị kể lúc trước, chị cũng có mấy mối nhưng chị thấy không ai chung thủy, lo được cho mình, nên chị không quen thêm ai nữa. "Tôi thấy không ai chung thủy với tôi cả. Họ còn chả lo gì cho mình. Ngược lại mình lại phải lo cho họ, nên thôi, tôi ở vậy cho khỏe. Tôi vừa làm đàn ông, vừa làm đàn bà, tự lo cho mình. Cái gì tôi cũng làm được", chị Nhí nói.
Chị cho biết ngày mới bỏ quê lên thành phố, chị cũng xin làm phụ tại quán ăn. Nhưng chủ quán thường xuyên nói nặng, nói nhẹ, chị nghĩ sao mình phải khổ vậy nên quyết không đi làm thuê nữa.
Chị Nhí chọn công việc nhặt ve chai vì thoải mái thời gian, làm bao nhiêu, nhận được bấy nhiêu. (Ảnh cắt từ clip)
Vì muốn sống tự do, không gò bó, làm chủ bản thân, không phải nghe bất cứ ai nói gì về mình nữa, chị Nhí chọn nghề nhặt ve chai. Chị chỉ nghĩ đơn giản lượm ve chai thì lượm bao nhiêu, thì được bấy nhiêu. Mỗi ngày, thu nhập trung bình của chị rơi vào khoảng 100 ngàn đến 200 nghìn đồng. "Cuộc sống của tôi cũng ổn", chị chia sẻ.
Ban ngày, chị Nhí trú tạm tại công viên Văn Lang. Đến tối, người phụ nữ nhỏ thó này lại lái chiếc xe 3 bánh của mình loanh quanh khắp Sài Gòn.
Mới đầu, chị chỉ đủ tiền sắm một chiếc xe đạp ba bánh. Sau này, tích góp được ít tiền, chị "lên đời" gắn máy cho chiếc xe, đổ 50 ngàn tiền xăng là chạy được 2 - 3 bữa.
Chiếc xe ba bánh này vừa là công cụ kiếm sống, vừa là căn nhà của người phụ nữ bụi đời. Chị tự nấu ăn trên chính chiếc xe, đồng thời ngủ luôn trên đó.
Sống một mình trên đường phố nhiều năm nên chị Nhí không còn cảm thấy sợ nữa.
" Mình đi lượm thế này thì mệt đâu ngủ đó, đi tới đâu, ngủ tới đó. Ngủ tùm lum, không cố định chỗ nào", chị Nhí kể. Có nhiều buổi tối, chị thường đi nhặt ve chai đến 11 - 12 giờ khuya mới nghỉ.
Trong chuyến hành trình của mình, chị Nhí có sự đồng hành của 4 chú chó. Chị cho biết, 4 chú chó này là chị được người khác cho. Chúng rất quấn người và tình cảm.
Trước những mối nguy hiểm khi chọn sống bụi đời, chị cho biết trước chị sợ, chứ bây giờ thì không. Chị Nhí nói: " Trước cũng sợ bị ăn hiếp, bị bắt nạt, nhưng do tôi lăn lộn, tiếp xúc nhiều nên giờ không còn sợ nữa. Người ta thấy mình thân gái nên người ta cũng đối xử tốt với mình. Mình cũng đối xử tử tế lại với người ta thôi".
Ngoài ra, những lúc đau bệnh, chị Nhí cũng tự lo cho mình. Chị cũng thừa nhận đôi khi cũng cảm thấy cô đơn nhưng chị vẫn chọn cuộc sống này vì nó khiến chị "thoải mái, không nặng đầu, vui trong lòng".
Trong chuyến hành trình của mình, chị luôn có 4 chú chó bầu bạn. (Ảnh cắt từ clip)
Với số tiền kiếm được, khoảng 2 tháng, chị lại về quê Long An thăm mẹ. Mẹ chị hiện đang ở cùng anh trai. Mỗi lần về, chị không quên biếu mẹ chút tiền chi tiêu.
Thời điểm TP.HCM ở đỉnh dịch, chị cũng theo dòng chảy lao động về quê lánh dịch. Thành phố vừa đỡ dịch, chị lại đòi lên ngay. Khi đó, anh trai và mẹ chị đã ra sức can ngăn không cho chị lên. Nhưng cuối cùng, chị vẫn nhất quyết lên thành phố bằng được. " Dưới quê làm ruộng được bao nhiêu tiền đâu. Con đi lên đó để kiếm tiền", chị Nhí nhớ lại lời mình nói trước khi trở lại thành phố.
Người phụ nữ "giải cứu" Trần My: Bán gà online, từng có nhiều lùm xùm Chiều ngày 16/1, hai hot girl livestream nổi tiếng ở Sài Gòn đã xảy ra xích mích, thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mạng. Nhân vật chính trong câu chuyện đó chính là Trang Nemo và Trần My. Trong một clip đăng tải tối cùng ngày, dân tình phát hiện Trần My đã về nhà cùng một người phụ nữ...