Giãn cách xã hội thêm một huyện ở Bắc Giang
UBND huyện Yên Thế ra quyết định giãn cách xã hội toàn địa bàn và thiết lập vùng cách ly y tế đối với 4 xã trực thuộc nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
UBND huyện Yên Thế vừa có quyết định giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, bắt đầu từ 0h ngày 25/5 đến khi có thông báo mới. Đồng thời, địa phương này giãn cách xã hội toàn bộ xã Tam Hiệp và thiết lập vùng cách ly y tế với 4 xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Đồng Vương.
Theo quyết định trên, người dân trong địa bàn áp dụng giãn cách xã hội sẽ phải ở nhà, hạn chế ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa hoặc các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…
Người dân vẫn có thể đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu.
Trường hợp ra khỏi nhà, người dân phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.
Bắc Giang có thêm một huyện phải tiến hành giãn cách xã hội. Ảnh minh họa: Quốc Nam.
Video đang HOT
Những nơi như nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, ngân hàng, kho bạc, bưu chính, viễn thông, khám chữa bệnh… được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu chống dịch liên quan đeo khẩu trang, khai báo y tế, giảm mức độ tập trung người lao động… các đơn vị phải dừng hoạt động.
Ngoài ra, huyện Yên Thế cũng yêu cầu dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp có lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa; hạn chế hoạt động của các phương tiện cá nhân.
Tính đến sáng 25/5, Bắc Giang ghi nhận 1.069 ca mắc Covid-19 chỉ sau hơn 3 tuần phát hiện ca bệnh đầu tiên. Các ca bệnh mới ở tiếp tục được ghi nhận ở 2 ổ dịch tại KCN Quang Châu và Vân Trung (huyện Việt Yên), đồng thời địa phương ghi nhận một số F0 không phải công nhân, phát hiện trong quá trình sàng lọc.
Tỉnh Bắc Giang đã cách ly y tế 152 thôn, tổ dân phố; giãn cách xã hội 31 xã, phường, thị trấn cùng 18 thôn, tổ dân phố; cách ly xã hội 5 huyện và giãn cách xã hội TP Bắc Giang.
Tốc độ xét nghiệm ở Bắc Giang đuổi theo tốc độ lấy mẫu
Mỗi ngày năng lực đáp ứng xét nghiệm của CDC Bắc Giang và các cơ sở trung ương hỗ trợ khoảng 35.000 mẫu đơn, có thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách.
Tiến sĩ Dương Thị Hiển, trưởng khoa Xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Giang, cho biết hiện 2 đơn vị có khả năng xét nghiệm khẳng định Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime PCR là CDC và Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tuy nhiên với số lượng nhân sự và cơ sở trang thiết bị hiện có, công suất của hai cơ sở còn thấp. CDC có thể đảm nhận 1.500 mẫu đơn/ngày, nếu xét nghiệm gộp mẫu thì 7.500 mẫu/ngày, còn bệnh viện có thể xử lý 500 mẫu đơn/ngày, tức khoảng 2.500 mẫu gộp/ngày.
Số lượng mẫu giám sát trung bình hàng ngày cao, như hôm qua số lượng mẫu ở huyện Việt Yên lên đến 45.000 mẫu. Ngoài ra số mẫu cho các trường hợp bầu cử, từ thành viên Ban chỉ đạo đến những người phục vụ công tác bầu cử là khoảng 25.000, tổng cộng gần 70.000 mẫu phải cần đến sự hỗ trợ từ các đơn vị khác.
Bà Hiển đánh giá Bộ Y tế đã hỗ trợ Bắc Giang rất nhiều trong khâu xét nghiệm. Trước tiên là thành lập các tiểu ban, trong đó có tiểu ban Xét nghiệm do bà Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phụ trách.
8 đơn vị đang hỗ trợ công tác xét nghiệm cho Bắc Giang như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Bệnh viện Bạch Mai; Trường ĐH Y tế Công cộng; Trường ĐH Y Hà Nội; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Học viện Quân Y 103; Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga... Ngoài ra các CDC Quảng Ninh, CDC Hải Phòng cũng hỗ trợ Bắc Giang trong giai đoạn đầu đợt dịch.
"Đặc thù của phòng xét nghiệm Realtime PCR là chạy 2-3 lô số lượng mẫu lại phải tạm dừng, thực hiện quy trình khử nhiễm để chất lượng kết quả thực sự đảm bảo. Cho nên nếu không có sự hỗ trợ của khá nhiều đơn vị, thì công tác xét nghiệm sẽ bị gián đoạn", bà Hiển nói.
Hiện tại, mỗi ngày năng lực đáp ứng xét nghiệm của cả CDC Bắc Giang và các cơ sở tuyến trung ương hỗ trợ là khoảng 35.000 mẫu đơn trên ngày.
Hoạt động xét nghiệm tại CDC Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Dương.
Về nhân lực, bà Hiển cho biết CDC Bắc Giang đang thiếu. Riêng đội xét nghiệm gần như có rất ít thời gian để ngủ tính từ đầu đợt dịch đến giờ. Hàng ngày số lượng mẫu đưa về ồ ạt, CDC phải tập trung phân loại rồi điều chuyển đến các cơ sở khác.
Quy trình lấy mẫu ở các địa phương đều dựa vào các bản viết tay, rồi gửi qua ảnh chụp, hoặc email. CDC phải dành cả một phòng lớn cho hàng chục tình nguyện viên ngồi để "mã hóa" lại một lần nữa lên máy tính để gửi bản mềm cho các cơ sở, rất tốn thời gian, vất vả, chưa kể ảnh lại mất nét, mất thông số...
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cử cán bộ rà soát, trao đổi với CDC Bắc Giang để đưa ra được một biểu mẫu có thể coi là "số hóa" ngay từ đầu trong việc lấy mẫu xét nghiệm. Từ việc bố trí khu lấy mẫu, đặc biệt là đã đưa ra một biểu mẫu nhập danh sách lấy mẫu rất nhanh, tránh sai sót, hoàn toàn dễ thực hiện trên Excel và đặc biệt là thống nhất cho tất cả tỉnh.
"Có thể coi đây như một ứng dụng vừa giúp các đội lấy mẫu và cả tiếp nhận xử lý nhanh hơn, nhàn hơn, chính xác hơn", bà Hiển nói.
Chiều 22/5, cán bộ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã có buổi hướng dẫn trực tuyến cho tất cả các huyện, thành phố Bắc Giang quy trình này, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Bắc Giang sẽ áp dụng trên toàn tỉnh vào ngày 24/5.
"Nhờ sự phối hợp và kinh nghiệm của các chuyên gia trong Bộ Phận hỗ trợ đặc biệt Bộ Y tế, và sự hỗ trợ của các đơn vị xét nghiệm thì công tác xét nghiệm của tỉnh Bắc Giang có thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách thời điểm này", bà Hiển đánh giá.
Số ca nhiễm trong nước vượt 2.000 Với 73 ca nhiễm công bố tối 22/5, cả nước ghi nhận hơn 2.036 ca Covid-19 trong 26 ngày từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát, lan ra 30 tỉnh thành. Số ca nhiễm đợt dịch này cao gấp gần 2,5 lần so với tổng số ca mắc hồi đầu năm ở đợt dịch thứ ba khi bùng phát ở Hải Dương....