Giãn cách xã hội: Tái xuất ‘ATM gạo’ giúp người dân ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Từng nhận Giải thưởng Thanh niên sống đẹp của T.Ư Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nay tiếp tục có những hành động đẹp trong thời điểm TP.HCM phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đó là Hoàng Tuấn Anh (36 tuổi), Giám đốc Công ty PHGLock (Q.Tân Phú, TP.HCM).
Nhiều người trẻ đang cố gắng hoàn thành máy ATM gạo hỗ trợ cho các nơi bị phong tỏa ở TP.HCM . Ảnh LAN PHƯƠNG
Hoàng Tuấn Anh hy vọng lần này huy động được vài trăm tấn gạo giúp người dân ở nhà phòng, chống dịch Covid-19.
Tuấn Anh cũng chia sẻ trong suốt một năm qua, công ty đã hỗ trợ xuyên suốt cho người dân khắp các tỉnh như: Hải Dương, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An, Quảng Trị, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội… trong các chương trình từ thiện: ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM vắc xin…
“Nhất là trong các đợt dịch Covid-19 đã bùng phát vừa qua ở Hải Dương, ATM gạo đã có mặt để hỗ trợ nhanh cho tất cả các thành phố, huyện của Hải Dương. Đã có cả chục ngàn lượt người nhận gạo và nhanh chóng vượt qua thời điểm cách ly. Đó là minh chứng cho thấy ATM gạo rất hiệu quả. Nên ngay sau khi thấy thông tin dịch Covid-19 diễn biến khó lường ở TP.HCM, khiến thành phố bị giãn cách xã hội, nhất là P.Thạnh Lộc (Q.12) và toàn Q.Gò Vấp bị phong tỏa, thì chúng tôi tiếp tục đồng hành để cùng người dân chống dịch bằng máy ATM gạo”.
Theo Tuấn Anh, trong hai ngày vừa qua, các nhân viên của công ty đã nỗ lực để hoàn thành máy ATM gạo hỗ trợ những nơi đang là tâm dịch. “Ngày bình thường, chúng tôi làm việc ở công ty. Nhưng khi dịch Covid-19 đến, chúng tôi đều là những tình nguyện viên cùng đất nước, cùng thành phố chống dịch Covid-19″, Tuấn Anh thổ lộ.
Được biết, trước mắt công ty PHGLock sẽ hỗ trợ máy ATM gạo cho địa bàn Q.12. Cụ thể là đặt máy ATM gạo tại: Trường mầm non Bông Sen (địa chỉ: 2/2 đường Thạnh Lộc 29, P.Thạnh Lộc, Q.12). Đồng thời đang chờ sự chấp thuận của UBND Q.Gò Vấp để tiếp tục triển khai hỗ trợ tại quận này.
Tuấn Anh cho biết thêm: “Hiện tôi chỉ hỗ trợ được 3 tấn gạo ban đầu cho các quận ở TP.HCM. Trong đó lượng gạo tôi tặng cho Q.12 là 1 tấn, chỉ đủ chạy nửa ngày đầu tiên cho khoảng 500 người. Tuy nhiên chương trình này được sự góp sức của T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, mà tôi đang là thành viên nên hy vọng sẽ huy động thêm được vài trăm tấn cho người dân thành phố”.
‘Cha đẻ ATM gạo’ nói thêm: “Suốt một năm chống dịch Covid-19 nên các mạnh thường quân và các doanh nghiệp đã rất kiệt quệ. Vì thế nên tôi cũng rất ngại khi phải kêu gọi ủng hộ. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của nhiều người nên tôi quyết định sẽ làm đến sức lực và đồng tiền cuối cùng. Vì bản thân tôi hiểu, nếu thua đợt này thì tất cả thành quả chống dịch Covid-19 của Việt Nam sẽ vô nghĩa. Tôi sẽ đồng lòng với người dân Việt Nam chiến đấu đến khi hết dịch Covid-19″.
Bên cạnh việc mong mỏi dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, Tuấn Anh chia sẻ về dự định sắp tới sẽ dành tiền dư để làm kinh phí vận hành các chương trình từ thiện. Cụ thể là lắp máy ATM khẩu trang trên xe bán tải nhằm đem đi phát những điểm cách ly nhỏ, lẻ.
'Thực hiện giãn cách xã hội tại TP.HCM phải nghiêm hơn'
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, TP.HCM cần tập trung công tác phòng chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp; việc thực hiện giãn cách xã hội phải nghiêm hơn.
Phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM vào sáng 1.6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long yêu cầu TP.HCM tập trung công tác phòng chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp; việc thực hiện giãn cách xã hội phải nghiêm hơn. Ông Nguyễn Thành Long đánh giá TP.HCM là ổ dịch có mức độ nguy hiểm nhất, dẫn đến khó kiểm soát nhất.
Theo truy vết ban đầu, ca bệnh đầu tiên có thể có dấu hiệu từ ngày 13.5, và 13-14 ngày sau mới phát hiện. Trong khi đó ca bệnh có biến chủng Ấn Độ lây lanh rất nhanh, nên khả năng chúng ta đã chậm mất 4-5 chu kỳ.
Trưa 1.6: Thêm 50 ca Covid-19 trong nước tại 4 địa phương, riêng Bắc Giang 32 ca
Xuất hiện ca bệnh ở khu công nghiệp là điều không tránh khỏi
Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới đây có thể xuất hiện thêm ổ dịch không có nguồn lây, và TP.HCM phải xác định từ đây trở đi phải căng mình phòng chống dịch, nếu quyết liệt sẽ đỡ hơn.
"Sẽ xuất hiện thêm ca bệnh là điều không tránh khỏi. Các ca bệnh đã xuất hiện tại các cao ốc, văn phòng, thì việc xuất hiện ca bệnh ở khu công nghiệp là điều không tránh khỏi. TP.HCM phải tập trung cao độ ở những khu vực này", ông Nguyễn Thành Long nêu.
Theo ông Long, nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh tại khu công nghiệp là rất lớn, đây là trọng tâm, trọng điểm cao nhất mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM phải lên kế hoạch, công tác phòng chống. Bởi, đối với khu công nghiệp không thể làm việc online...
Các ca bệnh không còn lây theo chuỗi...
Về các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, TP.HCM có rất nhiều kinh nghiệm cũng như lực lượng chuyên môn, ban ngành, thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh tốt, kịp thời; TP.HCM cho giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16. "Đã giãn cách rồi nhưng phải nghiêm hơn. Bây giờ các ca bệnh không còn lây theo chuỗi mà theo mô hình xung quanh", ông Long nhấn mạnh.
Trung tâm TP.HCM ngày đầu giãn cách xã hội vì Covid-19: "Bình thường đâu vắng dữ vậy"
Giãn cách xã hội 5 thành phố, thị xã ở Bình Dương Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thống nhất đề xuất giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 tại 5 thành phố, thị xã sau khi tỉnh này ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại TPHCM. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao thống nhất giãn cách xã hội ở 5 thành phố, thị xã....