Giảm xóc ô tô bị chảy dầu do đâu
Hiện tượng chảy dầu ở giảm xóc ô tô là một trong những dấu hiệu cảnh báo xe của bạn cần phải tới ” bệnh viện” thăm khám và thay thế.
Giảm xóc ô tô là một trong những chi tiết thuộc hệ thống treo trên xe ô tô với nhiệm vụ triệt tiêu những rung động từ mặt đường lên xe khi di chuyển qua các cung đường xấu ổ gà. Mặc dù, các chi tiết trên xe ô tô được thiết kế nghiêm ngặt với quy trình sản xuất công nghệ hiện đại song sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi những hiện tượng hư hỏng và hao mòn.
Thông thường, giảm xóc ô tô sẽ tạo ra những lớp mỏng dầu bám trên trục pit-tong. Lớp dầu này sẽ giúp cho giảm xóc được hoạt động liên tục và ổn định. Theo cafeauto.vn:
Nguyên nhân giảm xóc ô tô bị chảy dầu là do:
Đối với các chi tiết trong hệ thống giảm xóc trên xe ô tô có thể nhắc tới chi tiết giảm xóc, lò xo hay các cao su giảm chấn. Như vậy, khi lò xo, nhíp và các thanh xoắn mà hỏng thì sẽ kéo theo giảm xóc cũng hư hỏng theo. Đồng thời, khi giảm xóc ô tô bị chảy dầu là nguyên nhân do hở phớt và chảy dầu ty thủy lực. Và có thể là do các moay ơ đã bị ăn mòn do khô dầu hoặc ty thủy lực đã bị cong vênh do các va chạm, rung chấn mạnh dẫn đến việc giảm xóc suy yếu.
Ngoài ra, nếu trong khi điều khiển xe ô tô thấy:
-Tay lái bị rung giật
-Xe trượt lệch về phía trước
-Lốp xe mòn không đều
Video đang HOT
Lúc này, bạn cần phải cho xe đi kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời.
Ưu điểm của việc bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Việc bảo dưỡng giảm xóc ô tô thường xuyên có nhiều ưu điểm:
Giúp xe vận hành an toàn: bảo dưỡng giảm xóc thường xuyên giúp phát hiện nhanh chóng và kịp thời những vấn đề mà bộ giảm xóc gặp phải từ đó giúp xe vận hành an toàn trên mọi chặng đường.
Tăng tuổi thọ cho giảm xóc và lốp: bảo dưỡng ô tô thường xuyên còn giúp tăng tuổi thọ cho giảm xóc và lốp ô tô.
Đảm bảo mang lại cảm giác êm ái cho người ngồi trên xe, giúp giảm những rung chấn khi xe gặp địa hình xấu, tăng độ bám đường.
Khi nào cần phải bảo dưỡng giảm xóc ô tô:
Theo atomauto.vn, định kỳ bảo dưỡng giảm xóc ô tô là điều được khuyến cáo thường sau khoảng 48.000 km – 64.000 km để đảm bảo cho giảm xóc được hoạt động tốt nhất.
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Bước 1: Kích xe lên
Bước 2: Tháo bánh
Bước 3: Tháo các chi tiết ốc ra khỏi giảm xóc: Rotuyn trụ đứng, Rotuyn cân bằng…
Bước 4: Dùng vam chuyên dụng để giữ lò xo lại (chú ý an toàn)
Bước 5: Tháo bi bát bèo để kiểm tra cao su, bi bát bèo, sau đó tra mỡ vào bi
Bước 6: Kiểm tra giảm chấn
Bước 7: Lắp lại đúng kỹ thuật, chạy thử và kiểm tra lần cuối.
THU HÀ
5 dấu hiệu cho thấy cần thay mới đệm giảm chấn trên ô tô
Đệm giảm chấn có tác dụng hạn chế tình trạng rung lắc, dằn xóc, giúp xe ô tô di chuyển êm ái, mượt mà và ổn định hơn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy đệm giảm chấn xe ô tô có vấn đề và cần được chăm sóc bảo dưỡng hoặc thay thế kịp thời.
1. Khi phanh đột ngột thấy đầu xe bị nhún mạnh
Theo các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô, khi phanh gấp, nếu bạn cảm nhận được đầu xe bị chúi mạnh xuống, hãy kiểm tra lại đệm giảm chấn. Chắc chắn tấm giảm xóc này đang gặp vấn đề và chủ xe cần phải nhanh chóng đưa xe đi thay mới bộ giảm chấn khác. Bởi nếu vẫn duy trì lái xe ô tô trong tình trạng này, bạn sẽ gặp rất nhiều nguy cơ xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt khi di chuyển trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt vì mưa gió.
2. Tay lái bị rung
Khi lái xe ở tốc độ cao hoặc khi tiến hành vào cua, nếu bạn cảm thấy tay lái bị rung lắc, không hề chắc chắn và ổn định một cách rõ rệt thì nhiều khả năng đệm giảm chấn đang gặp trục trặc. Bởi nếu đệm giảm chấn/giảm xóc hoạt động tốt sẽ tăng khả năng bám đường của xe, và khi nó bị hỏng hóc, khả năng này cũng bị giảm đi rất nhiều.
3. Xe rung lắc lư mạnh khi chạy trên địa hình gồ ghề
Khi lái xe trên đường gồ ghề, lồi lõm nhiều ổ gà, chắc chắn việc xe bị xóc là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu mức độ của nó nặng đến mức bạn hoàn toàn cảm nhận được một cách rõ ràng thì chắc chắn bộ giảm chấn bị hỏng.
4. Xe khó kiểm soát, dễ bị chệch làn
Khi lái xe ô tô, mặc dù bạn đã rất cố gắng điều khiển xe đi đúng làn đường tuy nhiên ô tô vẫn rất khó có thể đi vào 'đúng quỹ đạo', dễ bị trơn trượt và lệch làn thì hãy dừng xe và kiểm tra lại đệm giảm chấn của xế yêu.
5. Lốp mòn không đều
Khi đệm giảm chấn có vấn đề, nó kéo theo chất lượng hoạt động của lốp xe. Dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy rõ ràng nhất là lốp xe bị mòn không đều. Tác hại của tình trạng lốp mòn không đều rất nguy hiểm, nó khiến khả năng bám đường của xe giảm mạnh và dễ mất kiểm soát.
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, ngoài 5 dấu hiệu trên, bạn có thể chủ động kiểm tra đệm giảm chấn xe hơi sau khi xe di chuyển được lộ trình trung bình 30.000km. Hoặc khi đang chạy bình thường, bạn có thể bất ngờ tăng tốc xe đột ngột và dậm mạnh chân phanh để kiểm tra độ nhạy của tay lái và đầu xe.
Chủ xe cũng có thể kiểm tra lớp vỏ của đệm giảm chấn sau khi xe chạy được 1 quãng đường ngắn, nếu không thấy lớp vỏ này nóng thì rất có thể bị cạn dầu phanh hoặc các đầu van đang bị hao mòn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đưa xe đến các tiệm sửa chữa uy tín để kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và thay thế đệm giảm chấn 1 cách kịp thời và chính xác.
5 dấu hiệu nhận biết xe ô tô cần được chăm sóc và bảo dưỡng Khi ô tô có những dấu hiệu sau đây, chủ xe cần đưa xế yêu đến các gara uy tín để các kỹ thuật viên có thể kiểm tra và kịp thời có phương án chăm sóc và bảo dưỡng chính xác. 1. Xe thải nhiều khói một cách bất thường Trên thực tế, xe sử dụng động cơ diesel sẽ thải khói...