Giấm và thuốc tẩy: Sự khác biệt giữa chất làm sạch và chất khử trùng
Giấm là chất làm sạch và thuốc tẩy là chất khử trùng. Vậy đâu là sự khác nhau cơ bản giữa chúng?
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, lượng chất tẩy rửa được tiêu thụ trở nên tăng vọt. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ dùng thuốc tẩy thay cho giấm trắng.
Cả giấm và thuốc tẩy đều là công cụ hữu ích trong kho vũ khí tẩy rửa của bạn. Thuốc tẩy và giấm không thể thay thế cho nhau. Đó là bởi vì có sự khác biệt giữa chất làm sạch và khử trùng và bạn cần các sản phẩm khác nhau cho cả hai.
Tất nhiên, giấm và thuốc tẩy không bao giờ được sử dụng cùng nhau. Khi kết hợp, chúng tạo ra khí clo chết người.
Sự khác biệt giữa làm sạch và khử trùng
Nói một cách đơn giản, chất làm sạch là loại bỏ bụi, mảnh vụn và chất bẩn, một số vi trùng khỏi bề mặt.
Trong khi đó chất khử trùng là tiêu diệt vi trùng. Cụ thể hơn, các chất khử trùng chính là các sản phẩm có thể giết chết hầu hết mọi thứ trên bề mặt.
Sự khác biệt giữa giấm và thuốc tẩy
Giấm rất tốt để làm sạch. Nó là một loại axit nhẹ, vì vậy giúp phân hủy chất bẩn, đặc biệt là các chất bẩn như cặn khoáng do nước cứng để lại. Và mặc dù giấm có “đặc tính khử trùng”, nghĩa là nó tiêu diệt mầm bệnh trong điều kiện nhất định và có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn có trong thực phẩm, nhưng nó không phải là chất khử trùng.
Video đang HOT
Thuốc tẩy rất tốt để khử trùng. Nó có thể tiêu diệt 99,9% vi trùng mà nó tiếp xúc, trong vòng năm hoặc mười phút sau khi tiếp xúc. Ngược lại, vi trùng mà giấm diệt được thường cần nửa giờ tiếp xúc mới bị ảnh hưởng.
Vì vậy, giấm sẽ tốt hơn để làm sạch và thuốc tẩy sẽ tốt hơn khi dùng để khử trùng.
Và nếu bạn muốn sử dụng thuốc tẩy để khử trùng, hãy đảm bảo rằng khu vực bạn muốn khử trùng phải sạch (và rửa sạch nếu bạn đã sử dụng giấm trước đó). Bụi bẩn và các vật liệu hữu cơ có thể làm cho chất khử trùng kém hiệu quả hơn.
Mẹo làm sạch bằng giấm cho nhà bếp
Tủ lạnh: Hãy thử làm sạch bề mặt tủ lạnh bằng giấm trắng. Lau sạch các vết bẩn bằng cách sử dụng một miếng vải được làm ẩm với dung dịch giấm và nước theo tỷ lệ 1:1.
Dung dịch nước, giấm theo tỷ lệ 1:1 sẽ giúp bạn làm sạch tủ lạnh một cách dễ dàng. Ảnh minh họa
Đường ống thoát nước: Đổ giấm lên bàn chải đủ nhỏ để vào bên trong đường ống thoát nước. Rắc baking soda lên bàn chải, sau đó chà để loại bỏ mùi hôi và bụi bẩn tích tụ.
Bộ đôi giấm, baking soda sẽ giúp bạn đánh bay những chiếc ống thoát nước tắc nghẽn bốc mùi. Ảnh minh họa
Thớt: Thử dùng giấm trắng để làm sạch thớt. Xịt giấm thẳng lên bề mặt, sau đó rửa lại để làm sạch. Giấm sẽ giúp khử mùi tanh của cá, mùi hôi của thịt còn bám lại trên thớt.
Giấm hoặc chanh sẽ giúp bạn làm sạch thớt sau mỗi lần chế biến thực phẩm. Ảnh minh họa
Lò vi sóng: Loại bỏ các mảng bám và vết bẩn khó làm sạch trong lò vi sóng bằng cách cho 1/2 cốc giấm và 1/2 cốc nước vào bát thủy tinh. Bật lò vi sóng khoảng 2-3 phút hoặc cho đến khi dung dịch sôi, sau đó bạn sẽ dễ dàng lau sạch các vết bẩn tích tụ.
Những vết bẩn bám trong lò vi sóng sẽ được lau đi dễ dàng sau khi bạn dùng giấm và nước quay trong lò vi sóng. Ảnh minh họa
Mặt bàn bếp: Làm sạch mặt bàn bếp bằng giấm trắng rất đơn giản: Bạn chỉ cần xịt giấm lên bề mặt và lau sạch bằng giẻ ướt và ẩm. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm sạch mặt bàn bằng giấm nếu có bề mặt bằng đá granit hoặc đá cẩm thạch.
Công dụng rãnh tròn trên đầu đũa dùng một lần
Những đôi đũa ăn sử dụng một lần vốn rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, dù dùng nhiều nhưng rất ít khi mọi người để ý tới những rãnh tròn được khắc trên đôi đũa.
Thực tế, việc khắc những rãnh tròn trên đũa là do dụng ý của nhà sản xuất chứ chẳng phải thiết kế cho đẹp. Cụ thể, những đường rãnh ấy chính là ký hiệu để người sử dụng biết được đôi đũa của họ đang cầm có thể đã tái sử dụng bao nhiêu lần.
Những rãnh tròn trên đôi đũa đều có dụng ý cả, không phải khắc cho đẹp. (Ảnh: VNExpress)
Tùy theo quy trình tái chế, những đôi đũa này có thể dùng lại một hay nhiều lần. Và số lần này sẽ được nhà sản xuất khắc vòng tròn trên đôi đũa. Với những đôi đũa có một đường rãnh tròn thì tương đương với một lần tái sử dụng. Bình thường, số đường rãnh chỉ dừng ở mức tối đa ba vòng tròn, đồng nghĩa với việc đôi đũa đó chỉ nên dùng lại ba lần. Sau đó, người dùng nên bỏ đôi đũa đó đi để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.
Bên cạnh những đôi đũa có rãnh tròn thì cũng có những đôi trơn, không có vòng được khắc lên. Điều này được hiểu rằng, đây là những đôi đũa không tái sử dụng. Người dùng cần bỏ đi ngay sau lần sử dụng đầu tiên để tiêu hủy, tuyệt đối không rửa lại dùng tiếp.
Số đường rãnh ứng với số lần có thể tái sử dụng. (Ảnh: Người Lao Động)
Trên thực tế, hầu hết các loại đũa dùng một lần đều từng trải qua quá trình tẩy rửa, ngâm các chất làm sạch và loại bỏ nguy cơ nấm mốc. Nếu xử lý không đúng, các vi khuẩn, bụi bẩn và chất độc hại sẽ còn lưu lại trên đũa. Dĩ nhiên, khi người dùng sử dụng đũa này để ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên sử dụng đũa ăn một lần thường xuyên.
Theo VietNamNet, thị trường mua bán đũa dùng một lần được bày tràn lan với mức giá siêu rẻ. Thường thì những đôi đũa này được bán theo cân hoặc theo bao chứ không bán theo đôi như đũa dùng nhiều lần. Tại các chợ, người dùng có thể mua loại đũa dùng một lần này với số lượng lớn, bao nhiêu cũng có.
Giá cả của những đôi đũa này rất rẻ, khiến nhiều người phải nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ của chúng. Cụ thể, đũa tre dùng một lần đóng gói 5-10kg/bao, có giá chỉ từ 20-40 ngàn đồng. Thậm chí, có nơi bán 8.500 đồng với một bó gồm 60 đôi.
Đũa dùng một lần ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại do sản xuất không đảm bảo an toàn. (Ảnh: VietNamNet)
Với mức giá rẻ thế này thì người dùng không nên kỳ vọng quá nhiều vào quy trình sản xuất sạch sẽ. Trước đó, một phóng sự của VTV24 đã ghi lại hình ảnh của một cơ sở sản xuất đũa ăn một lần tại xã Vạn Mai (Mai Châu, Hòa Bình). Tại đây, mỗi ngày có hàng chục tấn đũa dùng một lần làm bằng tre tươi để la liệt dưới nền đất đầy bụi bẩn. Để đũa không bị mốc, mối mọt và trắng muốt, các cơ sở sản xuất này đã ủ và sấy với một loại hóa chất lưu huỳnh, thứ gây hại đến sức khỏe con người.
Những đôi đũa dùng một lần chưa chắc đã được sản xuất đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Dĩ nhiên, không phải đũa ăn dùng một lần nào cũng được sản xuất trong tình trạng không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hãy sử dụng đũa ăn một lần đúng cách để tránh gây hại đến sức khỏe của bản thân mình nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Có thể cho tất và đồ lót giặt cùng nhau không? Đơn giản nhưng nhiều người hiểu sai Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi các chất cặn bẩn bám vào. Công việc giặt giũ mỗi ngày tốn khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ. Hơn nữa, nó còn khiến đôi bàn tay bị khô ráp do tiếp xúc với xà...