Giảm tối đa chi phí xây nhà chỉ với 8 mẹo tiết kiệm cực đơn giản từ nữ gia chủ vừa xây xong nhà tại Hà Nội, những gia đình eo hẹp kinh tế càng không nên bỏ lỡ
Bạn đang dự định xây nhà nhưng ngân sách có hạn, vậy thì những mẹo nhỏ tiết kiệm dưới đây có thể giúp giải quyết vấn đề này mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình đấy.
Việc xây nhà từ lâu được coi là chuyện quan trọng của cả đời người chính vì thế ai cũng muốn dành toàn bộ thời gian, công sức và tiềm lực tài chính để giúp gia đình sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo nhất.
Việc xây nhà không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Để có không gian sống như mơ ước điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và tham khảo những kinh nghiệm từ những người đi trước để phòng tránh những rủi ro không đáng có xảy ra, cũng như có mẹo xây nhà tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Mới xây nhà cách đây được 2 tháng, chị Nguyễn Huyền (Đống Đa, Hà Nội) cũng đã tự rút ra cho bản thân mình một vài kinh nghiệm hữu ích.
Và để tránh những trường hợp bỡ ngỡ khi xây nhà, không chỉ làm mất tiền bạc lại còn tốn công sức và thời gian bạn có thể tham khảo ngay lời khuyên hữu ích của chị Nguyễn Huyền dưới đây.
Chị Nguyễn Huyền.
1. Nên tìm hiểu kiến thức cơ bản về xây dựng
Trước khi làm bất kỳ việc gì, đều nên trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về ngành. Những kiến thức này có thể được học hỏi từ sách báo, internet hoặc những người hiểu biết về xây dựng. Và xây nhà cũng không nằm ngoài điều đó.
Theo chị Nguyễn Huyền, việc này sẽ giúp các gia đình chủ động và biết cách lựa chọn phương án xây dựng phù hợp để tiết kiệm chi phí xây nhà. Tìm hiểu về xây dựng và các chi phí liên quan giúp các cặp vợ chồng có thể tự giám sát công trình thay vì phải thuê người, vừa tiết kiệm chi phí, vừa trực tiếp quản lý tiến độ công trình xây dựng của gia đình mình.
2. Lựa chọn mảnh đất thuận tiện cho xây dựng
Ảnh minh họa.
Để xây nhà, bạn nên chọn mảnh đất bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần các tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị,… Địa thế thuận lợi sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng cũng như cuộc sống sau này.
Tránh mua đất ở những nơi gồ ghề, nhiều đá, nhiều nước vì bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá sẽ vừa tốn thời gian, vừa tăng thêm chi phí.
Nếu có cơ hội và điều kiện thì nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để lựa chọn được khu đất tốt. Nếu không may mua mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn sẽ phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho việc gia cố móng như: ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm.
Ngược lại, đối với những nơi có tầng địa chất tốt, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn. Có thể tiết kiệm được 20 – 30% chi phí xây dựng.
3. Lựa chọn phong cách cho ngôi nhà
Video đang HOT
Bạn muốn một ngôi nhà mang phong cách cổ điển hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây đều được. Tuy nhiên với những gia đình có điều kiện tài chính eo hẹp muốn xây dựng nhà thì không nên quyết định chỉ phụ thuộc vào sở thích. Thay vào đó, cần dựa trên khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn phong cách phù hợp.
Theo chị Nguyễn Huyền, những biệt thự kiểu cổ điển, thiết kế cầu kỳ thường có chi phí cao hơn nhiều so với ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản. Do đó, nếu có ngân sách vừa phải, nên chọn những mẫu nhà hiện đại với thiết kế tối giản để tiết kiệm chi phí.
4. Thuê đơn vị thiết kế uy tín
Ảnh minh họa.
Lựa chọn đối tác xây dựng rất quan trọng. Những người có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra phương án tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện của gia đình. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn: phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, vật liệu xây dựng,… sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí xây nhà nhất.
Hãy tham khảo đánh giá từ những người đã có kinh nghiệm để tìm được đơn vị thiết kế hoặc kiến trúc sư uy tín. Mẹo của chị Nguyễn Huyền khi xây dựng nhà là lựa chọn người có phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và yêu cầu của mình. Có thời gian chị sẽ đi xem thực tế những công trình mà họ đã thực hiện để có đánh giá chính xác về trình độ của kiến trúc sư.
Sau khi chọn được kiến trúc sư, phải dành thời gian để bàn bạc ý tưởng, nhu cầu và kế hoạch xây nhà của mình. Hai bên cần trao đổi rõ ràng để đi đến thống nhất ngay từ đầu. Tránh việc làm lại nhiều lần, mất thời gian cho cả hai bên hoặc phát sinh nhiều chi phí không cần thiết.
“ Mọi thỏa thuận giữa gia chủ và đơn vị thiết kế cần được ghi rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng để vừa đảm bảo quyền lợi, vừa tránh xảy ra tranh chấp cho cả hai bên. Còn may mắn hơn nếu bạn là người có chuyên môn về lĩnh vực này, có thể tự thiết kế ngôi nhà của mình thay vì đi thuê. Nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí xây nhà, mà còn tạo ra phong cách riêng, đá ứng được sở thích cá nhân của bạn“, chị Huyền chia sẻ.
5. Tính toán thời gian xây dựng
Thời gian thi công là điểm không thể không chú ý khi xây nhà. Thi công càng nhanh, một số chi phí như: điện, nước, ăn ở, đi lại, thất thoát vật liệu, trượt giá,… càng được giảm bớt. Đặc biệt, nếu bạn vay tiền ngân hàng để làm nhà, việc tiết kiệm thời gian lại càng quan trọng.
Nên xây nhà vào mùa khô. Thời tiết nắng ráo sẽ đảm bảo việc thi công được duy trì thuận lợi, không bị gián đoạn. Tránh trường hợp bị tác động bởi mưa, bão ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Xây nhà vào mùa mưa sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: nguyên vật liệu bị trôi, xi măng, bê tông lâu khô, kết cấu chịu lực không đảm bảo, điều kiện thi công khó khăn,… Tuy nhiên, thời điểm này, giá vật liệu xây dựng sẽ giảm đi nhiều so với mùa khô.
6. Chọn nhà thầu đáng tin cậy
Ảnh minh họa.
Nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Đồng thời đơn vị được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Những nhà thầu nhiều kinh nghiệm có thể đưa ra các phương án tối ưu giúp bạn có một ngôi nhà ưng ý mà tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần nắm rõ tiến độ thi công để trao đổi với nhà thầu ý kiến, quan điểm của mình đối với công trình. Bạn đừng lệ thuộc hoàn toàn vào nhà thầu.
Thực tế, các nhà thầu thường nhận nhiều công trình cùng lúc. Do đó, họ chỉ tập trung đầy đủ đội ngũ thi công trong thời gian đầu. Sau đó phân chia nhân công thành nhiều nhóm. Việc này dễ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực, làm giảm tiến độ xây dựng của công trình.
Do đó, ngay từ đầu, gia chủ và nhà thầu cần có những cam kết rõ ràng để đảm bảo nhân lực hoàn thành công trình đúng tiến độ.
7. So sánh giá giữa các nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Vì thế, bạn nên dành thời gian tìm hiểu và tham khảo sản phẩm kèm đơn giá của nhiều đại lý để có sự so sánh. Bằng cách này, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình, đồng thời tiết kiệm chi phí xây nhà.
Lựa chọn những cửa hàng gần nhà cũng là một cách để giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển. Chỉ nên lấy vừa đủ số lượng cần thiết cho từng hạng mục hoặc có chỗ tập kết nguyên vật liệu để dễ dàng quản lý và bảo vệ.
Đối với phần khung bê tông cốt thép, không nên quá tiết kiệm mà chọn vật liệu kém chất lượng. Bởi đây là phần quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của công trình.
8. Tận dụng nguồn lực kinh tế từ người thân, bạn bè
Trong trường hợp bạn không có đủ tiền để hoàn thành kế hoạch xây nhà của mình, đừng ngần ngại hỏi vay người thân hoặc bạn bè. Bạn nên tận dụng nguồn lực kinh tế này thay vì vay ngân hàng.
Nếu vay ngân hàng, với mức lãi suất thả nổi, nợ nần có thể trở thành gánh nặng tài chính, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của gia đình bạn. Ngược lại, vay tiền từ người thân, bạn bè sẽ không phải trả lãi hoặc lãi rất thấp. Nhờ đó, áp lực nợ nần cũng được giảm đáng kể.
Tuy nhiên, dù vay từ bất cứ nguồn nào, cần có kế hoạch vay và trả nợ rõ ràng. Tránh nợ nần chồng chéo, ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như uy tín cá nhân.
Ngôi nhà tràn ngập nắng và gió tại Đà Nẵng
Nguyên tắc về phong thủy trong xây dựng của người châu Á được ứng dụng cho căn nhà tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Công trình do các kiến trúc sư của 85 Design thực hiện trên diện tích đất 230 m2 tại Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Nhóm thiết đã áp dụng những nguyên tắc của phong thủy khi thiết kế ngôi nhà.
Căn nhà có thiết kế khác biệt do cách tổ chức không gian trái ngược với kiểu truyền thống với tầng một đóng kín để khắc phục nhược điểm của khí hậu nóng nhưng vẫn đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên.
Phần quan trọng nhất của ngôi nhà là khu bếp ở phía sau cùng với mảnh vườn nhỏ.
Tất cả hoạt động của gia đình tại tầng một đều được kết nối với khu vườn nhờ hệ thống cửa trượt cơ động, tạo cảm giác một không gian vừa thống nhất, vừa riêng tư.
Ngay khi bước qua của chính là cầu thang lên tầng hai. Khoảng trống ở gầm cầu thang được tận dụng làm kệ trang trí.
Tầng hai gồm ba phòng ngủ và phòng thờ, bao gồm một phòng ngủ cho hai vợ chồng, một phòng ngủ chung cho con cái và một phòng ngủ còn lại dùng tạm làm khu vui chơi, đọc sách và thư giãn của gia đình.
Tất cả các phòng đều tràn ngập ánh sáng và gió trực tiếp. Nhóm KTS thiết kế các tấm chắn nắng nằm ở cả mặt trước và mặt sau ngôi nhà.
Hệ cửa lam này giúp giảm tác động của nắng nóng mùa hè cũng như giúp căn nhà dễ dàng đón ánh sáng và gió thiên nhiên.
Nhờ thiết kế cơ động này, khu vực tầng hai giữ được nhiệt độ mát mẻ và vẫn có thể sử dụng ánh sáng trời khi cần thiết.
Để ngôi nhà luôn mát vào mùa hè, ngoài hệ thống lam chắn nắng, đội ngũ thiết kế cũng làm thêm mái tôn chống nóng. Đây là giải pháp làm giảm nhiệt độ cho căn nhà mà vẫn tiết kiệm điện.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, chủ nhà lắp đặt một hệ thống an ninh báo động bằng cảm biến và camera. Chủ nhà cũng có thể chăm sóc và tưới cây chỉ với một nút bấm.
Cấu trúc căn nhà.
Bà mẹ một con tự thiết kế nhà ngoại ô, tưởng không ra gì ai ngờ "chill" hết nấc, bất ngờ hơn là tổng chi phí Với đam mê về nhà cửa, dù chưa bao giờ đụng tay vào lĩnh vực kiến trúc nhưng chị Lê Hải Yến (Hà Nội) đã tự tay vẽ nên ngôi nhà của chính mình mà nhìn vào ai cũng thích. An cư như là gạch đầu dòng đầu tiên trong những mục tiêu mà một người đề ra khi xây dựng sự nghiệp....