Giảm thuế thu nhập giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), trong đó đề xuất giảm thuế TNDN từ 20% xuống còn từ 15 – 17%, nhăm “tiêp sưc” cho cộng đồng doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phúc Thuận ở xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng chuyên sản xuất giầy thể thao các loại xuất khẩu sang Đài Loan. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Theo Bộ Tài chính, đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới hơn 93% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế.
Theo Dự thảo Nghị quyết, thuế suất 15% áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ – có tổng doanh thu/năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân/năm không quá 10 người. Thuế suất 17% áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp nhỏ – có tổng doanh thu/năm không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân/năm không quá 100 người (trừ doanh nghiệp quy định nêu trên).
Ngoài ra, Dự thảo Nghị quyết còn miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; đồng thời có thời gian sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 12 tháng tính đến ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc thực hiện các giải pháp tại Dự thảo Nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 15.500 tỷ đồng/năm (trong đó giải pháp miễn thuế trong vòng 2 năm đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh khoảng 2.900 tỷ đồng/năm; giải pháp giảm thuế suất cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khoảng 12.600 tỷ đồng/năm). Tuy việc giảm nghĩa vụ này trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN, nhưng sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Video đang HOT
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, việc giảm thuế sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, để tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính sách thuế mới này sẽ tạo động lực mới tích cực, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp, có ý nghĩa trong bối cảnh doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
“Doanh nghiệp hiện không chỉ gặp khó khăn về thuế, mà còn khó tiếp cận mặt bằng, tín dụng, tiếp cận với công nghệ, chuỗi thị trường… khiên nhiều doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, không có lãi. Bên cạnh việc giảm thuế, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần giảm các chi phí tuân thủ. Đề xuất áp dụng mức thuế TNDN từ 15 – 17% cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là cú hích, góp phần khuyến khích và tạo động lực để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp tục đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) Việt Nam cho biết.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ với mức thuế ưu đãi từ 15 -17% là hết sức phù hợp. Một mức thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư.
Các mức thuế suất này đảm bảo sự khuyến khích, hỗ trợ tương đương với mức thuế suất ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN đang áp dụng cho các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và có mức độ khuyến khích cao hơn mức thuế suất đã áp dụng trong giai đoạn 2013 – 2015.
Đây cũng có thể coi là một “cú hích” khuyến khích các đối tượng là hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp, để đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Nhiều quy định về tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần quy định rõ
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập DN, do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.
Về thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, với hoạt động cung ứng dịch vụ, Dự thảo quy định là "thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua". Theo VCCI, quy định này dường như chưa thống nhất với quy định về thời điểm lập hóa đơn quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC là "ngày thu tiền" (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ). Vì vậy, VCCI cho rằng, Ban soạn thảo cần cân nhắc điều chỉnh lại thời điểm này tương ứng với quy định về thời điểm lập hóa đơn của pháp luật về quản lý thuế;
Dự thảo quy định một trong các điều kiện để xác định khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập DN là "khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) hoặc chi mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt".
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, nhiều quy định về tính thuế thu nhâp DN cần được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. (Ảnh: Phương Thảo)
Theo ý kiến của một số DN thì quy định này chưa phù hợp với một số trường hợp trên thực tế và có thể gây khó khăn cho DN. Cụ thể như với hoạt động của các tổ chức tín dụng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, việc di chuyển bằng xe taxi để phục vụ công việc hàng ngày của các đơn vị phát sinh thường xuyên, thông thường có giá trị rất nhỏ cho từng lần và thường được nhân viên ứng trước bằng tiền mặt. Ngân hàng rất khó để kiểm soát và đảm bảo trong ngày tổng giá trị đã được thanh toán bằng tiền mặt thông qua hình thức ứng trước cho nhân viên không vượt quá 20 triệu đồng.
Hoặc đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng Cty nộp thuế thu nhập DN toàn ngành, việc mua hàng hóa, dịch vụ được triển khai đồng thời ở nhiều đơn vị phụ thuộc khác nhau trong toàn quốc. Trong khi đó, quy định tại Dự thảo chỉ phù hợp với DN kinh doanh một đầu mối.
"Để đảm bảo phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi cho DN, đề nghị Ban soạn thảo quy định một số ngoại lệ cho trường hợp thanh toán trên", VCCI góp ý.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định "trường hợp DN có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế".
Trên thực tế, DN gặp tổn thất về tiền tạm ứng, hàng hóa được chuyển giao không được bên đối tác thanh toán vì các nguyên nhân khách quan như: đối tác gặp các trường hợp bất khả kháng, bị phá sản ... Xét bản chất thì các trường hợp này được xem là tình huống khách quan, không thể dự liệu được... tương tự như trường hợp bất khả kháng. Nhưng trên thực tế, việc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản thiệt hại này chưa được xử lý thống nhất, gây vướng mắc cho người nộp thuế.
Để đảm bảo thuận lợi cho DN, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bổ sung trường hợp DN được hoạch toán chi phí được trừ đối với các khoản tổn thất hàng hóa, tiền với các trường hợp khách quan nêu ở trên.
Dự thảo cũng quy định "tiền thuê đất của phần diện tích đất DN để trống, không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tính vào chi phí được trừ". Tuy nhiên, Dự thảo lại chưa quy định rõ tiêu chí nào để xác định là đất DN để trống, không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (ví dụ đất sử dụng để xây dựng tiểu cảnh hoặc trồng cây xanh có được xem là đất trống không sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh không?). Để tạo cách hiểu thống nhất khi áp dụng, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ về vấn đề trên.
Về thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn, theo khoản 1 Điều 14 Dự thảo thì thời điểm này là "thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực". Tuy nhiên, quy định này dường như chưa thực sự phù hợp, bởi vì việc chuyển nhượng vốn trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước và trên thực tế, việc chuyển nhượng có diễn ra hay không...
Bên cạnh đó, VCCI cũng góp ý Dự thảo quy định thu nhập của DN từ lĩnh vực đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao được hưởng thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, hiện chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là đầu tư mạo hiểm? Do đó, Ban soạn thảo cần bổ sung định nghĩa "lĩnh vực đầu tư mạo hiểm" để tạo thuận lợi cho DN.
Phương Thảo
Theo phapluatxahoi.vn
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...