Giảm thuế nhập khẩu xăng nhưng giá xăng vẫn sẽ không giảm
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu xăng động cơ, xăng không pha chì nhưng cũng đánh giá việc này không giúp giảm giá xăng trong nước.
Trước đề nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này.
Theo Bộ Tài chính, từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến nguồn cung xăng dầu trong khi nhu cầu mặt hàng này đang ngày càng tăng do việc triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế của các nước trên thế giới.
Giá xăng dầu vẫn neo ở mức cao. (Ảnh minh họa)
Theo đó, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao và diễn biến khó lường. Tại Việt Nam, nguồn cung và giá cả cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới. Cụ thể, giá bán xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày 11/4/2022 là 27.309 đồng/lít đối với xăng E5 RON92 và 28.153 đồng/lít đối với xăng RON 95, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện nay, Việt Nam có 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (3 doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu bay), hơn 300 doanh nghiệp phân phối xăng dầu đóng vai trò tạo nguồn cho hệ thống đại lý, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chiếm khoảng 45-50% thị phần, các doanh nghiệp đầu mối còn lại chiếm 50-55% thị phần.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu chủ yếu từ nguồn của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn và phần còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và khu vực ASEAN theo thuế suất FTA (có mức thuế thấp hơn so với thuế nhập khẩu ưu đãi MFN – PV).
Mặt hàng xăng động cơ, không pha chì dùng để sản xuất xăng RON92, RON95 có thuế suất MFN là 20%, thuế suất FTA tại các Hiệp định VKFTA, ATIGA, CPTPP, VNEAEU là 8%, EVFTA là 20%.
Lượng nhập khẩu năm 2021 chủ yếu từ Hàn Quốc và ASEAN (áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong các Hiệp định thương mại tự do FTA). Xăng nhập khẩu theo thuế suất MFN chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng lượng xăng tiêu thụ của cả nước.
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tác động lớn đến nền kinh tế. Sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả, chỉ số CPI trong nước cũng như việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2022. Trong khi đó, diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta.
Theo đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và chiến tranh đang diễn ra, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu.
Điều này nhằm tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Do đó, Bộ Tài chính lấy ý kiến trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN).
Thực hiện theo phương án trên, Bộ Tài chính đánh giá có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước. Nhưng do hiện nay, xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc nên sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và khu vực Trung Đông, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác khi nguồn cung trên thế giới biến động.
Theo Bộ Tài chính, mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp thiếu hụt từ các thị trường truyền thống, đồng thời vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Ngày mai, giá xăng sẽ giảm 1.000 đồng/lít?
Giá xăng trong lần điều chỉnh tới vào ngày mai (12/4) được dự báo có thể giảm khoảng 1.000 đồng/lít.
Theo nhiều ý kiến dự báo, tại kỳ điều chỉnh ngày 12/4, giá xăng có thể giảm 1.000 - 1.200 đồng/lít. Trong trường hợp cơ quan quản lý trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu như kỳ điều hành trước thì giá xăng sẽ giảm ít hơn, khoảng 800-900 đồng/lít.
Dự đoán này dựa trên diễn biến của giá nguyên liệu trên thế giới. Lúc 6h15 ngày 11/4 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 5 được giao dịch ở mức 97,49 USD/thùng, giảm 0,77 USD, tương đương 0,78%.
Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 6 được giao dịch ở mức 102 USD/thùng, giảm 0,77%, tương đương 0,79 USD.
Giá dầu giảm trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 2 tháng ở Yemen cho phép nhập khẩu nhiên liệu vào các khu vực do nhóm Houthi của Yemen nắm giữ, làm gia tăng hy vọng nguồn cung sẽ ổn định ở Ả Rập Xê-út.
Giá xăng ngày mai có thể quanh 1.000 đồng/lít.
Ngoài ra, còn do sự sụt giảm nguồn cầu từ nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới Trung Quốc. COVID-19 lây lan mạnh buộc nước này phải mở rộng các biện pháp phong tỏa tại thành phố Thượng Hải, đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ năng lượng đặc biệt là dầu giảm.
Nhưng yếu tố chính "đẩy" giá dầu lao dốc đó là quyết định giải phóng 120 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Trong khi đó, theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 7/4 cũng có xu hướng giảm so với kỳ trước.
Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình là 120,36 USD/thùng, còn giá xăng RON 95 là 123,76 USD/thùng. Trong khi bình quân giá xăng kỳ điều hành trước là 126,83 USD/thùng xăng RON 92 và 130,55 USD/thùng xăng RON 95.
Chính những thông tin trên khiến giá xăng dầu trong nước có cơ hội đi xuống trong đợt điều chỉnh ngày 12/4.
Ở kỳ điều chỉnh trước (ngày 1/4), giá xăng E5RON 92 đã giảm 1.021 đồng/lít còn 27.309 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.039 đồng/lít còn 28.153 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu diesel tăng 1.447 đồng/lít, lên 25.080 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.519 đồng/lít lên 23.764 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 506 đồng/kg lên 20.929 đồng/kg.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa thông báo điều chỉnh tăng giá xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày 10/9/2021. Giá xăng dầu đồng loạt tăng. Ảnh: TTXVN Cụ thể, xăng E5RON92 có giá là 20.143đồng/lít, tăng 252 đồng/lít, xăng RON95-III niêm yết 21.397 đồng/lít, tăng 266 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S có giá 16.022 đồng/lít, tăng 355 đồng/lít; dầu hỏa 15.082...