Giảm thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày để phòng ung thư đại trực tràng
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tại Việt Nam, đây cũng là loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ.
Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến hàng thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Theo Globocan 2020 Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca tử vong vì căn bệnh này.
Tuy nhiên, đây là căn bệnh ung thư có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
Giảm ăn thịt đỏ
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần.
Một nghiên cứu của Học viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health – NIH) và Hiệp hội hưu trí Hoa Kỳ (American Association of Retired Persons – AARP) trên hơn 500000 người cao tuổi cho thấy, những người ăn chủ yếu thịt đỏ, thịt chế biến trong thời gian hơn 10 năm sẽ có tuổi thọ thấp hơn so với những người ăn số lượng ít hơn. Những người ăn khoảng 113,40g thịt đỏ mỗi ngày sẽ dễ tử vong vì nguyên nhân ung thư hoặc tim mạch hơn so với những người ăn ở mức ít nhất, chỉ 14,18 g mỗi ngày.
Video đang HOT
Giảm đồ ăn nướng, chiên
Các chuyên gia cũng cảnh báo, dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
Từ bỏ thuốc lá, giảm rượu bia
Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Các hoạt động đơn giản như đi bộ, làm vườn, leo cầu thang có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Vì thế, bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện lối sống lành mạnh, mọi người cần kiểm tra đại trực tràng thường xuyên.
Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ để không lo mắc ung thư?
Thịt đỏ cung cấp protein (chất đạm) có giá trị sinh học cao, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, WHO cũng xếp nó là chất gây ung thư Nhóm 2A, có thể gây ung thư.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thịt đỏ được định nghĩa là thịt của động vật có vú chưa qua chế biến (ví dụ như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu...) hay còn được hiểu đơn giản là thịt của động vật 4 chân.
Thịt đỏ cung cấp protein (chất đạm) có giá trị sinh học cao, có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt đỏ có hàm lượng sắt cao, một thành phần quan trọng để tạo máu, đồng thời thịt đỏ còn chứa nhiều vi chất cần thiết khác như vitamin B, kẽm,...
Tuy nhiên, nếu sử dụng thịt đỏ không hợp lý thì người sử dụng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt đỏ là chất gây ung thư Nhóm 2A, có nghĩa là có thể gây ung thư, nguy hiểm hơn là thịt đã qua chế biến được xếp vào Nhóm 1-chất gây ung thư.
Năm 2015, Bouvard và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu dịch tễ học và đưa ra đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư của thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên đối với thịt đỏ, nhóm nghiên cứu kết luận rằng chứng cứ bị hạn chế và không có mối liên hệ rõ ràng nào được tìm ra. Bên cạnh đó, chất hóa học gây ung thư chủ yếu được hình thành trong quá trình chế biến thịt đỏ như: hun khói, nướng, chiên rán nhiều lần khiến thịt bị cháy.
Theo Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), bạn không cần phải ngừng ăn thịt đỏ để giảm nguy cơ ung thư vì thịt đỏ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng. Hội đồng Ung thư NSW và hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá 700 g thịt đỏ sống hoặc 455 g thịt nạc đỏ nấu chín mỗi tuần.
Điều này có nghĩa là bạn có thể có 1 hoặc 2 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày trong 3-4 bữa một tuần. Một khẩu phần thịt đỏ tương đương với 90-100 g thịt sống hoặc 65 g thịt nấu chín.
Ngoài thịt đỏ, bạn có thể sử dụng thịt gia cầm, tôm, cua, cá, trứng và các loại đậu đỗ. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng một số phương pháp chế biến thịt sử dụng ít chất béo và tránh để thịt bị cháy như hấp, luộc, xào, hầm, rang chậm hoặc bỏ lò vi sóng, hạn chế chiên rán và nướng.
Thịt đỏ (thịt của các loại gia súc) cũng là một loại thực phẩm bệnh nhân ung thư nên hạn chế. Bệnh nhân có thể thay thế bằng thịt gia cầm, cá, nguồn đạm từ thực vật. Trong trường hợp ăn thịt gia súc thì nên ưu tiên chọn phần thịt thăn.
Để phòng bệnh ung thư, duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, ăn uống khoa học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kỳ cần được quan tâm, đặc biệt là ở những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có người mắc bệnh, mang gen đột biến gây ung thư, nghiện rượu bia, thuốc lá...
Điều gì xảy ra cho cơ thể nếu ăn nhiều thịt đỏ? Ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở phụ nữ. Thịt đỏ bao gồm những loại thịt như: thịt bò, thịt cừu, thịt nai,...đây là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt cho cơ thể. Ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn có thể...