Giảm thiểu rủi ro phát sinh trong các hoạt động ngân hàng số
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Khách hàng có thể mua hàng, thanh toán dễ dàng với dịch vụ ngân hàng số. Ảnh: L.Cầm
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu toàn ngành chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chú trọng và tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cung ứng, thực hiện các hoạt động ngân hàng trên môi trường số.
Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng để phát triển, cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, an toàn, tăng cường trải nghiệm khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp.
Chỉ thị cũng chỉ rõ cần phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc tổ chức triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile – Money).
Cùng với đó là nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia,…) nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc triển khai, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, thuận tiện trên nền tàng số.
Video đang HOT
Đối với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Thống đốc yêu cầu chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng, đảm bảo an ninh an toàn trên địa bàn và phối hợp với các sở ban, ngành, cơ quan liên quan trên địa bàn để tham mưu, thông tin kịp thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số đảm bảo an ninh, an toàn phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Chỉ thị nêu rõ, tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số phù hợp với định hướng phát triển và nguồn lực, khả năng của đơn vị, trong đó chú trọng đến việc phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đổi mới, an toàn, tiện ích, phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, tăng cường trải nghiệm khách hàng.
Theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN, triển khai các định hựớng, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã rà soát, ban hành nhiều cơ chê, chính sách tạo thuận lợi cho chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã có một số kết quả như nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể thực hiện hoàn toàn trên kênh số (thanh toán, tiền gửi, tiết kiệm,…) đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến, mọi lúc mọi nơi của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch COVID-19; thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh; các ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực…
Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều thách thức trong vấn đề hoàn thiện các quy định pháp lý, đồng bộ và chuẩn hóa cơ sở hạ tầng để kết nối, tích hợp tạo lập hệ sinh thái số, thay đổi về nhu cầu, hành vi khách hàng, đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng…
Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, trong đó yêu cầu điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát và không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng.
Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng "nắn" vốn vào lĩnh vực ưu tiên. Nguồn: ITN
Định hướng tín dụng tăng 14%
Theo Chỉ thị này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2022 là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Năm 2022, NHNN định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát và hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh. Theo đó, các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh...
Doanh nghiệp hiện rất kỳ vọng giảm lãi suất, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch và Quốc hội vừa thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp có khả năng phục hồi. Tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết dư địa chính sách tiền tệ trong gói hỗ trợ ít hơn chính sách tài khóa, dù vậy hệ thống sẽ "phấn đấu" giảm lãi suất từ 0,5 - 1% trong vòng 2 năm tới.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức, mặt bằng lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Thậm chí lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại (quanh mức 0,25 - 0,5 điểm phần trăm), nhất là trong nửa cuối của năm 2022. Tương tự, trong báo cáo khảo sát điều tra mới đây về tình hình kinh doanh quý I.2022, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất sẽ được giữ ổn định trong quý I này và có thể tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2022.
Hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh
Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, tính cả nợ tiềm ẩn, nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng - VAMC và nợ có khả năng chuyển xấu thì con số này là 3,79%. Nếu tính cả các khoản nợ được cơ cấu lại, giãn hoãn nợ theo Thông tư 01 (Thông tư 03 và Thông tư 14 sửa đổi), tỷ lệ nợ xấu dự báo lên tới 8,2%, tăng vọt so với cuối năm 2020 là 5,08%. Nợ xấu dự báo khả năng có thể cao hơn trong thời gian tới nếu dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Trước thực tế này, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN làThống đốc NHNN yêu cầu tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo "Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" sau khi được phê duyệt, trong đó tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn (dưới 3%); ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng liên quan. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
Đặc biệt, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp...
Ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu thưởng Một số ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ cao, giá ưu đãi. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 11.2 để phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) với...