Giảm thiểu ô nhiễm không khí làng nghề Hà Nội: Xử lý ngay từ nguồn phát thải
Các làng nghề hiện nay vẫn đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng vẫn cần giải pháp căn cơ.
Hoạt động sản xuất của các hộ dân trong làng nghề làm mộc Canh Nậu ( huyện Thạch Thất, Hà Nội) gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thúy Nga
Môi trường sống ảnh hưởng nghiêm trọng
Làng nghề điêu khắc, mỹ nghệ xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đã nổi tiếng trong và ngoài nước với những sản phẩm điêu khắc hoành phi, câu đối, tạc tượng từ gỗ, đồ thờ sơn son thếp vàng, thếp bạc. Tuy nhiên, đa phần hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, phân tán khắp làng đã tạo ra các nguồn thải khó tập trung và gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí.
Theo kế hoạch của Sở Công Thương Hà Nội, từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ dành khoản kinh phí trị giá 1.350 tỷ đồng để xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề. Cụ thể, đến hết năm 2020, sẽ bố trí khoảng 750 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm. Giai đoạn 2020 – 2030, dành 600 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác.
Video đang HOT
Do đặc thù chuyên sản xuất đồ gỗ nên khi đến Sơn Đồng đâu đâu cũng thấy tiếng cưa, đục, bào, mài… cùng bụi gỗ, mùi sơn. Tại những xưởng sản xuất, bụi gỗ bay tứ tung, phả ra môi trường xung quanh. Cùng với đó, mùi dung môi pha sơn nồng nặc, phát tán ra không khí ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân. “Thực trạng ô nhiễm không khí của làng nghề đã diễn ra nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ triệt để. Hiện làng nghề chưa được quy hoạch tập trung, đa số xưởng sản xuất có diện tích nhỏ, nằm xen kẽ với các khu nhà dân. Nhiều xưởng còn tận dụng mặt bằng hay hiên nhà để làm nơi sản xuất” – Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng Nguyễn Chí Lợi cho biết.
Tại Phú Xuyên – huyện có nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội như giày da Giẽ Thượng, tết võng dù, gia công đồ thủ công túi xách, ba lô, ví da…, nỗi lo về ô nhiễm môi trường vẫn là gánh nặng của chính quyền và người dân. Theo người dân địa phương, việc thu gom rác thải do công ty môi trường đảm nhận chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thu gom, xử lý, do đó, vẫn xảy ra tình trạng đốt rác, nhất là vào mùa cao điểm. Việc đốt dây dù, mút xốp… khiến cho môi trường sống trở nên ngột ngạt, khó thở.
Tương tự, tại một số làng nghề khác như làng nghề mộc thôn Định Quán (Tiền Phong), làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang), làng nghề thêu may thôn Gia Khánh (xã Nguyễn Trãi), huyện Thường Tín; làng nghề may mặc, khảm trai thôn Từ Thuận (xã Vân Từ), huyện Phú Xuyên…, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do quá trình gia công sản phẩm sử dụng sơn PU, bụi, khói, lưu huỳnh… đang khiến cuộc sống của người dân tại các làng nghề gặp không ít trở ngại.
Thay đổi nhận thức
Thực hiện chủ trương của TP Hà Nội, chính quyền các xã có làng nghề đã chủ động đưa ra giải pháp phù hợp với đặc thù và loại hình sản xuất. Điển hình như xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), vài năm gần đây, một số cơ sở sản xuất tăm hương đã tích cực thu gom bụi, vật liệu thừa để ép bán lại cho các cơ sở sản xuất thành than củi, hạn chế việc đốt rác thải gây ô nhiễm không khí.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS.TS Đặng Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết, giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại các làng nghề cũng giống như nhiều vấn đề ô nhiễm khác là phải giải quyết tại nguồn, nơi xảy ra phát thải. Đặc biệt, với vai trò quản lý, chính quyền địa phương phải trực tiếp hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các làng nghề. Trước hết là thay đổi nhận thức, coi làng nghề là hoạt động sản xuất công nghiệp thay vì hoạt động nông nghiệp như trước. “Ngoài vấn đề quy hoạch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân làm nghề…, việc lựa chọn công nghệ và quy mô xử lý khí thải cũng phải phù hợp với đặc thù, điều kiện kinh tế của làng nghề, cũng như trình độ kỹ thuật của người lao động” – bà Đặng Thị Kim Chi nói.
Giải quyết ô nhiễm bụi khí làng nghề nói riêng và ô nhiễm không khí nói chung không chỉ ngày một ngày hai, mà cần có một chiến lược, kế hoạch lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ T.Ư đến địa phương.
Cần ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng
Thủ tướng và Chủ tịch UBND các tỉnh sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức độ cả nước và địa phương nếu chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại.
Tại cuộc tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), diễn ra vào chiều 8/6, ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí trong vài năm gần đây ngày càng bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư. Dự thảo luật sẽ bổ sung quy định xác lập và triển khai quản lý chất lượng không khí trong địa bàn, vùng lãnh thổ.
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường
Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ môi trường không khí. "Kế hoạch bao gồm vi lãnh thổ, xây dựng giải phápệc đánh giá chất lượng và hiện trạng không khí trên địa bàn; kiểm kê nguồn đóng góp khí thải trên vùng".
Theo đó, khi chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại theo thang tính AQI, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành biện pháp khẩn cấp để khắc phục ô nhiễm ở phạm vi cả nước và từng cấp địa phương.
Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
"Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương và cả nước mà Chủ tịch UBND các tỉnh đó đưa ra quyết định. Và tương tầm quốc gia thì Thủ tướng sẽ đưa ra những biện pháp tương tự nếu phạm vi ra cả nước. Dự thảo Luật không quy định các biện pháp phải thực hiện khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Phương án cụ thể sẽ do chủ tịch UBND các tỉnh, thành quy định theo thực tế", ông Nam cho hay.
Theo Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan sẽ áp dụng đồng thời có chọn lọc nhiều biện pháp khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí. Trong đó cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở công nghiệp xi măng, nhiệt điện tạm dừng sản xuất; hạn chế hoặc cấm các phương tiện giao thông trong phương tiện trong nội đô; rửa đường phun nước đối với các công trình xây dựng; điều chỉnh thời gian làm việc, đi học của người dân.
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
Phát biểu trong Hội thảo, PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đưa ra quan điểm, việc ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí là cần thiết, tuy nhiên không nên chỉ dựa vào chỉ số AQI.
"Để ban bố tình trạng khẩn cấp, cần xem mức độ ô nhiễm kéo dài bao lâu và phân tích cụ thể các chỉ số quan trắc. Chỉ số AQI mang tính tức thời, nhằm cảnh báo cho người dân để có biện pháp phòng trách khi đi ra ngoài", PGS.TS Nghiêm Trung Dũng cho hay.
Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, ô nhiễm không khí nên chia làm hai nhóm, đầu tiên là ô nhiễm do sự cố môi trường, ví dụ cháy nổ; thứ hai, do nguồn thải kết hợp các hình thái khí tượng cực đoan gây ô nhiễm cục bộ.
Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí, nhóm biện pháp đầu tiên cần tính đến là bảo vệ người dân, như đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo người dân không nên ra đường, học sinh nghỉ học, cần thiết thì tổ chức sơ tán người dân,...
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến, dự kiến thông qua tại kỳ họp cuối năm nay. Dự kiến nếu được thông qua, đến 1/7/2021 sẽ có hiệu lực.
Chất lượng không khí có xu hướng xấu đi vào ban đêm Điều kiện thời tiết bất lợi kết hợp với hoạt động đốt lộ thiên chất thải của người dân tăng đã làm cho bầu không khí Hà Nội luôn bị tích tụ thêm chất ô nhiễm mà khó có thể phát thải, pha loãng, khiến chất lượng không khí có xu hướng xấu đi vào ban đêm. Trên cơ sở dữ liệu thu...