Giảm thị lực do quặm mi mắt
Khánh Linh 16 tuổi, Hà Nội, vào viện khám do cộm mắt, chảy nước mắt nhiều, nhìn mờ.
Từ nhỏ, Linh hay dụi mắt và chảy nước mắt, tái phát theo từng đợt.
Lần này, bác sĩ Đoàn Thu Hiền, Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Medlatec, kiểm tra chẩn đoán hai mắt Linh bị quặm mi trên bẩm sinh biến chứng viêm giác mạc.
Linh được phẫu thuật quặm mi kết hợp tạo hình để khắc phục bất thường giải phẫu của mi trên. Sau 6 tuần, hiện thị lực của bệnh nhân hồi phục, thị lực mỗi mắt đạt 10/10, không còn cảm giác vướng cộm và cải thiện thẩm mỹ.
Lông mi quặm vào trong gây giảm thị lực. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Hiền cho biết bệnh quặm mi bẩm sinh chiếm tỷ lệ khá lớn trong cộng đồng, đặc biệt ở Việt Nam và một số nước châu Á. Quặm mi còn có nhiều thể khác, như quặm mi ở người già, quặm mi sau chấn thương…
Video đang HOT
Quặm mi tuổi già là do tổ chức mi dưới và các dây chằng trở nên lỏng lẻo, bị cơ vòng cung mi tác động cuộn bờ mi vào trong. Hàng lông mi cọ vào bề mặt của nhãn cầu làm chảy nước mắt, tiết ra ghèn dử mắt. Lông mi có thể cọ vào giác mạc gây viêm giác mạc kéo dài.
Các triệu chứng thường gặp ở người bị quặm mi là chảy nước mắt, đóng vảy cứng ở mi mắt và tiết dịch nhầy, cảm giác cộm hay “có cát trong mắt”; đau nhức mắt khi nhìn thấy ánh sáng chói, giảm thị lực.
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất điều trị triệt để các loại quặm mi. Phương pháp này giúp kéo bờ mi, hàng lông mi trở lại vị trí bình thường và giảm dần các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm loét giác mạc, thủng giác mạc, hậu quả nặng nề là phải múc bỏ nhãn cầu.
“Nếu xuất hiện những triệu chứng quặm mi, cần đến bệnh viện để khám và xử trí kịp thời”, bác sĩ Hiền khuyến cáo.
Chớ tự tiện mang kính áp tròng màu, coi chừng bị mù mắt
Mang kính áp tròng màu mang lại những màu sắc khác nhau cho mắt thay vì chỉ là màu đen. Mặc dù không ít người thích làm đẹp bằng kính áp tròng màu nhưng việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến một số nguy cơ với mắt.
Người mang kính áp tròng màu cần đến bác sĩ kiểm tra ngay nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào làm đau hay đỏ mắt - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Coi chừng bị nhiễm trùng, mù mắt
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa trước khi mang kính áp tròng màu là cần thiết. Vì nếu người đeo không tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thì họ cũng khó biết được cách đeo và chăm sóc kính đúng cách, Daily Star dẫn lời ông William Shaw, chuyên gia nhãn khoa người Scotland.
Mang và vệ sinh kính áp tròng màu không đúng cách có thể gây nhiễm trùng mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. Những tác hại thường thấy khi mang kính áp tròng không đúng cách là mờ mắt, viêm kết mạc.
Trong một số trường hợp nặng, người mang kính áp tròng màu còn có thể mắc những bệnh dẫn đến nguy cơ mù lòa như viêm giác mạc do vi khuẩn, nấm.
Nếu người mang bắt đầu cảm nhận bất kỳ cảm giác khó chịu, bị kích ứng, đau mắt khi đang mang hoặc sau khi sử dụng thì cần phải đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Vì vậy, để tránh nguy cơ tổn hại mắt, người mang kính áp tròng màu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang. Về chất lượng kính, họ không nên chọn các loại kính áp tròng màu rẻ tiền mà hãy chọn loại chất lượng tốt.
Kính áp tròng màu kém chất lượng có thể gây viêm kết mạc, khiến mắt bị đỏ, mờ và giảm thị lực, thậm chí nhiễm trùng và viêm loét. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến mù lòa.
Để tránh mua nhầm phải kính kém chất lượng, các chuyên gia khuyến cáo không nên mua các loại kính rẻ tiền được rao bán trên internet, đặc biệt là với những người chưa bao giờ mang kính áp tròng, theo Daily Star.
Ngoài ra, mọi người không nên mang kính áp tròng màu khi ngủ. Một điều cần tránh nữa là không dùng kính áp tròng màu chung với người khác, theo Daily Star.
Thấy những dấu hiệu sau nên đi khám ngay
Tóm lại, người mang kính áp tròng màu hãy đến gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau:
Bất kỳ triệu chứng nào của kích ứng, ngứa đỏ hoặc đau nhức.
Kính áp tròng di chuyển khi đeo trong tròng mắt, thị lực bắt đầu bị suy giảm.
Nhức đầu hoặc đau mắt.
Cảm giác như thể có thứ gì đó làm cộm, gây xốn trong mắt, theo Daily Star.
Mờ mắt hẳn sau cơn tăng huyết áp: Suýt mù vì chủ quan Sau cơn tăng huyết áp, bà N. bỗng mờ mắt nên đã đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Các bác sĩ cho biết bà bị biến chứng về mắt do tăng huyết áp. Các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã xử lý, điều trị kịp thời cho trường hợp bà N.T.N. 67 tuổi, ngoại thành...