Giảm tải bệnh viện: Không chỉ bằng con số!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành y tế phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, giảm quá tải nhưng phải đi liền với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Y tế về tiếp tục thực hiện đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020, trong chiều nay (4/3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành y tế phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, giảm quá tải nhưng phải đi liền với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Sau 2 năm thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, một nửa số bệnh viện tuyến Trung ương đã ký cam kết không để người bệnh nằm ghép giường; Bổ sung được trên 5.000 bàn khám đối với khu vực ngoại trú; Xây mới nhiều bệnh viện tuyến Trung ương cũng như cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây mới 172 khoa trong các bệnh viện; Xây mới 116 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Bên cạnh đó, 63% số bệnh viện tuyến Trung ương đang có xu hướng giảm công suất sử dụng gường bệnh và 25% số bệnh viện tuyến huyện tăng công suất sử dụng giường bệnh.
Video đang HOT
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án này trong thời gian tới, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng bệnh viện từ nguồn đầu tư phát triển và vốn trái phiếu Chính phủ, liên kết và xã hội hóa cũng như đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Trung ương cho lĩnh vực y tế đã lên tới 5 tỷ USD trong 8 năm trở lại đây, nếu tính cả nguồn vốn 20.000 tỷ đồng đầu tư cho 5 bệnh viện lớn thì con số này lên tới 6 tỷ USD. Theo Bộ Tài chính, ngân sách Nhà nước là có hạn, vốn vay ODA cũng không tăng được nhiều vì thế để có nguồn lực cho ngành y tế trong giai đoạn tiếp theo thì việc huy động từ nguồn xã hội hóa là tất yếu. Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần tạo ra sự thay đổi về cơ chế để tư khuyến khích tư nhân đầu tư vào các khoa khám bệnh cũng như bệnh viện nào có thể tự chủ về tài chính thì Chính phủ xem xét tạo điều kiện để đẩy nhanh giá dịch vụ theo hướng tính đúng tính đủ.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, y tế và giáo dục là hai lĩnh vực liên quan tới lợi ích của người dân và được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Nếu như so với những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người và trình độ ngang nhau thì trong những năm qua thành tựu y tế của chúng ta đạt được rất lớn trong các lĩnh vực như công tác dự phòng, khám chữa bệnh, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sỹ, áp dụng khoa học mới, công nghệ hiện đại, chuyên sâu. Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành y tế thời gian qua đã nỗ lực giảm tải tại các bệnh viện, tăng thêm hơn 15.000 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, những cố gắng đó vẫn chưa đủ bởi tình trạng quá tải vẫn còn diễn ra, rất nhiều người dân còn phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để được khám chữa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ngành y tế cần đầu tư tập trung cho các bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện Trung ương thay vì đầu tư dàn trải nhất là các bệnh viện tuyến dưới như hiện nay bởi thực tế, người dân luôn có nhu cầu được đến khám ở những nơi có thiết bị kỹ thuật hiện đại, bác sỹ có chuyên môn sâu. Thủ tướng yêu cầu, trong giai đoạn trung hạn 2016 – 2020 sắp tới, ngành y tế cần lập kế hoạch cụ thể như xây thêm bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu khoa khám bệnh cũng như đầu tư trang thiết bị để Chính phủ hỗ trợ tìm nguồn lực ứng trước rồi trả sau. Đặc biệt, ngành cần tập trung thực hiện các giải pháp như tăng thêm số giường bệnh để giảm tải, phấn đấu khởi công và hoàn thành các bệnh viện lớn đã được phê duyệt trong kế hoạch. Quan trọng hơn là tiếp tục đẩy mạnh và quyết liệt trong việc xây dựng thêm các bệnh viện vệ tinh, khoa vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật cao, gắn với đào tạo tại chỗ và cử cán bộ tăng cường xuống hướng dẫn tại các tỉnh thành phố chứ không chỉ dừng lại ở con số 38 địa phương tham gia như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý với các đề xuất của Bộ Y tế như đầu tư trang thiết bị cho y tế tuyến xã, thí điểm mô hình phòng khám gia đình, áp dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa, xem xét việc đồng bộ hóa kết quả xét nghiệm ở mức độ nào đó là như nhau. Đối với một số phòng khám, bệnh viện nào tự chủ về tài chính trong đầu tư xây dựng sẽ xem xét đẩy nhanh tính giá dịch vụ theo tính đúng tính đủ.
Theo_VTV
Ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học nhập ngũ 2015
Nét mới công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm nay là chú trọng ưu tiên những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Để góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 1 năm 2015, thời gian qua các đơn vị quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong cả nước đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tham mưu cho hội đồng nghĩa vụ quân sự trong sơ tuyển, khám tuyển, xét duyệt gọi công dân nhập ngũ công bằng, dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Nét mới công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm nay là chú trọng ưu tiên những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong tình hình mới. Các thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ 20% trở lên, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đạt 10%; các địa phương còn lại đạt 5% trong chỉ tiêu gọi nhập ngũ đạt trình độ học vấn do Bộ Quốc phòng quy định.
Đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu II động viên tân binh trước khi lên đường nhập ngũ tại điểm giao nhận quân huyện Thanh Ba (Phú Thọ). Ảnh: Viết Dương - TTXVN phát
Các đơn vị nhận quân tại địa phương thuộc quân khu 1,2,3,4 và các đơn vị được giao nhiệm vụ diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngoài tiêu chuẩn theo quy định, được tuyển chọn gọi nhập ngũ những công dân có chiều cao từ 1,65m đến 1,70m.
Theo kế hoạch ngày 6/3 các đơn vị tổ chức giao nhận quân đợt 1 năm 2015, gồm: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và các Quân khu: 3, 4, 5, 7, 9. Ngày 6 và 8/3: Quân khu 2. Riêng Quân khu 1 tổ chức Lễ giao, nhận quân vào các ngày 9 và 10/3/2015.
Theo NTD
Nâng cao chất lượng bác sỹ cơ sở để giảm tải BV Để giảm quá tải bệnh viện nói riêng cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) phục vụ người dân, TPHCM đã tập trung vào nhiều nhóm giải pháp, trong đó, nâng cao chất lượng cán bộ, bác sỹ của toàn hệ thống đang được xem là giải pháp căn cơ. Do năng lực chuyên môn của đội ngũ y, bác...