Giảm tải bệnh viện: Có ‘thế lực’ cản trở?

Theo dõi VGT trên

Sau khi những vấn đề về quá tải bệnh viện được xới xáo lên, TS đã nhận được nhiều phản hồi, bài viết góp ý của bạn đọc. Dưới đây là bài viết của bạn đọc Phạm Nguyên Quý, bác sĩ và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Nhật Bản.

Bài viết đã đưa ra vài giải pháp (mô tả cách làm ở Nhật) kèm với những thách thức mà bác sỹ Quý cho là khá khó trong trường hợp Việt Nam. Theo bác sỹ, bài toán giảm tải phải được giải từ 3 phía: lãnh đạo ngành (các Bộ), bác sĩ và bệnh nhân.

Con người là yếu tố quyết định

Sự quá tải ở các bệnh viện (BV) lớn đang gây nhiều phiền toái, thiệt thòi cho người bệnh và thu hút sự quan tâm của dư luận.

Để giảm tải tại Trung ương, ai cũng biết là phải xây dựng cơ sở y tế (CSYT) có chất lượng ở ngoại biên để tiếp nhận, phân luồng bệnh nhân hợp lý.

Việc đầu tư xây dựng thêm nhiều CSYT là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là phải tăng chất lượng khám chữa bệnh. Bởi vì dù thế nào, lo lắng về bệnh tật là lý do chúng ta tìm đến bệnh viện nên khả năng giải tỏa những lo lắng đó là yếu tố quyết định chúng ta sẽ ở lại đó hay tìm đến một nơi khác.

Sự thỏa mãn của bệnh nhân còn đóng vai trò then chốt cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một bệnh viện.

Nhưng làm thế nào để tăng chất lượng khám chữa bệnh ở CSYT địa phương?

Quá tải bệnh viện khiến người bệnh khổ sở (Ảnh: Cẩm Quyên – TS)

Giảm tải bệnh viện: Có thế lực cản trở? - Hình 1

Máy móc hiện đại là cần thiết, nhưng con người mới là yếu tố quyết định. Thực tế cho thấy người ta bất mãn với các CSYT thường là do cách đối xử tệ hại và trình độ yếu kém của nhân viên y tế, chứ không phải vì thiếu máy móc.

Liên quan đến việc này, Bộ Y tế từ lâu đã có chính sách luân phiên bác sĩ từ các BV lớn để truyền đạt kinh nghiệm, nhưng CSYT địa phương cứ lẹt đẹt mãi.

sao lại như vậy? Tại học trò dốt hay tại thầy dạy không hay? Hay vì thiếu cơ sở hạ tầng?

Chúng ta muốn nghe thêm ý kiến từ người trong cuộc, nhưng có thể nói việc “bổ túc kiến thức” trong 3-4 tháng sẽ chỉ như “hà hơi thổi ngạt” nhất thời nếu các bác sĩ tuyến dưới không tự ý thức về tầm quan trọng của sự tự lập và cố gắng tiến bộ từng ngày.

Đối với các BS tuyến trên, khi không gắn bó quyền lợi trực tiếp với CSYT, họ cũng chỉ xem 3-4 tháng công tác đó như là nhiệm vụ bị giao, miễn cưỡng thực hiện, nếu không muốn nói đến vài trường hợp thờ ơ với kế hoạch.

Hỗ trợ kinh tế ít cũng là một nguyên nhân khác. Khi các BS vẫn còn lo toan cho sinh kế hằng ngày, không ai vui vẻ đi lao động gần như tình nguyện như vậy cả!

Một chính sách chỉ thành công khi nó khơi dậy và cộng hưởng với nhu cầu sống của con người.

Video đang HOT

Nhu cầu sống của một BS là gì?

Mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng, nhưng có lẽ ai cũng muốn được cống hiến bằng việc chữa bệnh, bằng việc đào tạo thế hệ đàn em mà cũng là đồng nghiệp trong tương lai của mình. Nhưng, mọi cống hiến phải được ghi nhận và có đối đãi thích hợp.

Cống hiến thì cũng có nhiều dạng và mức độ. Phục vụ bệnh nhân tận tình đã là một cống hiến. Chịu về miền xa trong 3 tháng cũng đã là một cống hiến.

Nói như vậy để thấy, “cống hiến” không thể là lý do duy nhất khiến “bộ đội về làng”!

Chưa kể có nhiều BS cũng hợp lý khi chọn ở lại thành phố để được tiếp tục học tập, trau dồi thêm kiến thức mà rốt cuộc cũng là để phục vụ tốt hơn.

Nói dông dài như vậy để thấy sự luân chuyển của bác sĩ cần thêm nhiều lý do cá nhân và việc cưỡng bức về địa phương không thể là một chính sách hay.

Liệu chúng ta có thể khơi dậy một nhu cầu cống hiến mới với đối đãi hấp dẫn để các BS giỏi về địa phương không?

Mô hình ở Mỹ, Nhật

Mô hình nội trú ở Mỹ và Nhật cho thấy một vài giải pháp tiềm năng.

Ở Mỹ, sau khi hoàn thành khóa học nội trú (thường từ 3-7 năm sau khi tốt nghiệp đại học y khoa), các BS nội trú trưởng thành với tay nghề vững vàng ở một chuyên khoa nào đó.

Khi đó, họ phải chọn/xin vào một BV mới để làm BS chính. Các BS chính thường là người có trách nhiệm cao nhất trong đội ngũ điều trị cũng như giảng dạy, huấn luyện các BS nội trú kế tiếp.

Như vậy, chuyện là bình thường khi một sinh viên (SV) y khoa tốt nghiệp từ trường A, học BS nội trú ở bệnh viện B nhưng lại đi làm BS chính ở bệnh viện C hoặc sau đó là D cách nhau hàng trăm km.

Phải di chuyển phiền phức như vậy nhưng mô hình này đã thực sự giúp ích cho việc lưu thông kiến thức và gìn giữ một mặt bằng chung với cách làm việc khoa học và chất lượng cao trong khám chữa bệnh.

Phải nói thêm rằng sự di chuyển xảy ra trên nguyên tắc cạnh tranh và dựa vào sự lựa chọn cá nhân. BV tỉnh thường trả tiền cao hơn nhưng lại ít có điều kiện về học thuật, nghiên cứu.

Cuộc sống hơi xa thành phố có thể không tiện nghi bằng, nhưng lại gần gũi với thiên nhiên với nhiều cây xanh thoáng đãng. Đến một BV khác còn là tiếp thu/gây dựng ở đó một phong thái và văn hóa làm việc mới.

Nhìn về Việt Nam, chúng ta đã có chế độ đào tạo BS nội trú từ rất lâu rồi. Dù ít ỏi (một khóa 350 SV chỉ khoảng 50 người được học BS nội trú), họ là tầng lớp được đào tạo bài bản nhất ở Việt Nam hiện tại.

Phải nói rằng đa số những “mầm non” ưu tú này đang chỉ làm việc quanh quẩn trong các thành phố lớn sau khi tốt nghiệp.

Quan niệm “BS chính” không phổ biến và không nhận được sự coi trọng như ở Mỹ. Tệ hơn, BS “đã từng học nội trú” còn dễ bị đánh đồng với BS theo học các hệ khác (sơ bộ/ chuyên khoa/ thạc sĩ…) vì sau khi tốt nghiệp, tất cả đều chỉ gọi là “Bác Sĩ”!

Liệu có thể tạo điều kiện để thu hút các BS ưu tú này ra làm BS chính tại các BV tuyến dưới để họ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh không? Bằng cách “gieo mầm” ở các BV mới, chúng ta còn có thể tăng thêm số CSYT có khả năng đào tạo và giảng dạy BS trẻ, góp phần đi đến mô hình “BS nội trú toàn khóa” (tức ai ra trường cũng được/ phải đi học nội trú) và cải thiện tình hình đào tạo BS trên toàn quốc.

Có “thế lực” cản trở?

Để thực hiện được những điều trên, điều kiện ít nhất phải có là tiền lương và sự coi trọng.

Về tiền lương: Những CSYT xa bao giờ cũng phải có ưu đãi kinh tế để thu hút nhân lực. Chúng ta có tiền để trả lương hậu hĩnh (đủ để sống đầy đủ) không?

Một nhân viên ngân hàng đã có thể kiếm được 10 triệu/ tháng. BS chính phải được trả cao hơn thế và BS chính ở địa phương còn phải được cao hơn thế!

So với việc bệnh nhân (và người nhà) phải bỏ một đống tiền lên lăn lóc ở bệnh viện lớn, việc trả lương cao cho BS giỏi ở địa phương sẽ vẫn rất có lợi về kinh tế. Tại sao không làm được?

Về sự coi trọng: Đối với nhiều BS trẻ, việc có tiền nhiều hơn không quan trọng bằng việc được tiếp cận thường xuyên với kiến thức mới để nâng cao tay nghề.

Chính vì thế, nỗ lực giảm bớt sự chênh lệch kiến thức giữa địa phương và trung ương là cực kỳ quan trọng để đẩy lùi sự không hấp dẫn của CSYT địa phương.

Giảm tải bệnh viện: Có thế lực cản trở? - Hình 2

Đề án 1816 (luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới) vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực vì còn vướng nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, quyền lợi của các bác sỹ (Ảnh minh họa: SKĐS)

Việc “lưu thông” BS giỏi trở nên cấp thiết và vai trò “khai phá” của BS giỏi tại địa phương phải được coi trọng. Sự coi trọng được thể hiện ở việc trân trọng kiến thức khoa học mới và đảm bảo một môi trường trong sạch để BS giỏi có thể phát huy năng lực khám chữa bệnh và giảng dạy.

Tuy nhiên, phải nói ngay rằng hiện đang có những thế lực cản trở việc “bộ đội về làng”. Trước hết việc bổ nhiệm không tự do BV quyết định mà liên can tới nhiều cơ chế lằng nhằng khác. Chưa kể việc chấp nhận một BS chính có thể ảnh hưởng đến tiếng nói, quyền lực của các Trưởng khoa (già làng), mà quyền lực thì hay đi đôi với các lợi ích đằng sau đó.

Chính vì thế, “tiếp khách” vui vẻ trong 3-4 tháng dễ làm hơn là “sống cùng người nhà” … lắm chuyện!

Nói như vậy để thấy rằng thay đổi không phải dễ và Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc giảm tải bệnh viện.

Chi nhiều tiền xây thêm bệnh viện và mua máy móc xịn thì dễ, nhưng rồi bệnh nhân sẽ lại chạy đến những BV “uy tín” hiện tại nếu không thấy có đội ngũ y tế bảo đảm.

Tạo điều kiện để BS giỏi sống tốt thì khó làm hơn, nhưng khả năng thành công sẽ cao.

Có khi, các Bộ GD-ĐT (đào tạo BS) , Bộ Tài Chính (viện phí, trả lương BS), Bộ Nội Vụ (kiểm soát nhân sự)… phải lắng nghe và giúp thêm cho Bộ Y tế nữa.

Theo vietbao

Cô bé bị bỏ rơi vì mọc lông khắp người

Đến hơn 60% cơ thể cô bé Liu Jiangli (người Quý Châu, Trung Quốc) là những mảng lông đen khiến ngay cả những người thân nhất của em cũng xa lánh em.

Cô bé bị bỏ rơi vì mọc lông khắp người - Hình 1

Bé Liu Jiangli với hơn 60% cơ thể là những mảng lông đen.

Cô bé 6 tuổi sinh ra đã chịu thiệt thòi vì những mảng lông đen lớn trên mặt, trên cơ thể, một căn bệnh chỉ xảy ra với 1/1 tỉ người. Điều tồi tệ hơn là chính những người thân ruột thịt cũng xa lánh và bỏ rơi em.

Cô bé bị bỏ rơi vì mọc lông khắp người - Hình 2

Ngoại hình của em khiến em bị chính bố mẹ ruột bỏ rơi và bạn bè xa lánh.

Lúc Liu 2 tuổi, mẹ em rời bỏ gia đình và sau đó, bố em đưa em đến nhà trẻ và không đưa em trở về. Nhà trẻ đã đăng báo tìm người thân của bé và 6 tháng sau, ông nội của một người anh em họ của bé Liu đã đến nhận bé về.

Ông Liu Mingying đã chăm lo cho bé Liu từ đó. Tuy nhiên, ông lo ngại ngoại hình sẽ làm cô bé mất tự tin và mọi người xa lánh.

Cô bé bị bỏ rơi vì mọc lông khắp người - Hình 3

Bé được ông Liu Mingying chăm sóc và bảo vệ.

Bạn bè cùng trang lứa thường chế giễu, cười nhạo bé vì vẻ bề ngoài của bé Liu.

Hiện vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào cho tình trạng bệnh của bé Liu. Tuy nhiên, chứng bệnh này tương tự với bệnh Hypertrichosis Universalis, một chứng bệnh khiến cơ thể người mọc đầy lông và chỉ xảy ra với tỉ lệ 1/1 triệu người.

Cô bé bị bỏ rơi vì mọc lông khắp người - Hình 4

ĐỖ QUYÊN

Theo Infonet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt

09:13:59 20/11/2024
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid trong củ cải trắng giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?

09:12:04 20/11/2024
Trong khi tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải thường an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người bị huyết áp cao hoặc có bệnh tim tiềm ẩn nên biết về tác dụng phụ này của cà phê đen.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên

Sao việt

10:30:30 20/11/2024
Thay vì bình phẩm nhan sắc, giờ đây khán giả nhắc về Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh nhiều hơn ở khía cạnh học thức, sự nghiệp và hôn nhân.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.

Lịch âm ngày 20/11/2024. Xem ngày 20/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

09:49:05 20/11/2024
Xem lịch âm ngày 20/11/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 20/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 20/11/2024

Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ

Tin nổi bật

09:16:39 20/11/2024
Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ, do được nghỉ học nên 10 em học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao đoạn thuộc địa phận khu 1, xã Hiền Quan để chơi. Sau đó có sáu em xuống tắm sông, một em bơi được vào bờ còn năm em mất...