Giám sát, xét nghiệm tất cả trường hợp có triệu chứng bệnh đường hô hấp, nghi ngờ mắc COVID-19
Văn phòng Chính phủ ra Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 25/7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh: TTXVN)
Kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương sự nghiêm túc, có gắng để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh của đội ngũ y bác sỹ, lực lượng quân đội, công an và các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời ghi nhận nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả. Đến nay, trong phòng, chống dịch, Việt Nam đã có 99 ngày liền không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, điều trị khỏi 365 người, kể cả những bệnh nhân nặng, không để xảy ra tử vong… là kết quả rất tích cực.
Tuy nhiên, trong thời gian qua khi Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch, đã xuất hiện tình trạng chủ quan, lơ là và chưa thực hiện đầy đủ các khuyến cáo, quy định về phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch và của Bộ Y tế.
Không chủ quan, lơ là hoặc có tâm lý hoang mang
Dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng (bệnh nhân 416). Các bộ, ngành, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, nguyên tắc, phương châm và thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác.
Đối với các trường hợp nhiễm bệnh mới trong cộng đồng, các diễn biến mới của dịch bệnh cần xử lý bình tĩnh, kiên quyết với các biện pháp phù hợp. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục việc thông tin để người dân chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là hoặc có tâm lý hoang mang.
Đà Nẵng xem xét cụ thể việc áp dụng ngay các biện pháp mạnh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng phải coi việc xử lý trường hợp nhiễm bệnh mới phát hiện trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đột xuất, cần tập trung chỉ đạo.
Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trên tinh thần bảo đảm an toàn của cả thành phố, xem xét cụ thể việc áp dụng ngay các biện pháp mạnh, phù hợp trong phòng, chống dịch, xác định chính xác các khu vực, phạm vi cần phong tỏa, bảo đảm gọn, hẹp, hạn chế các tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly tập trung, xét nghiệm, giám sát y tế đối với các trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân 416 và các bệnh nhân khác (nếu có); chỉ đạo các nhà thuốc trên toàn thành phố thông báo đến các cơ sở y tế qua đường dây nóng các trường hợp mua, sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, hạ sốt để tiến hành xét nghiệm nhanh SAR-CoV-2.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Y tế, Công an, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông xem xét cử ngay cán bộ tăng cường, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng để thực hiện hiệu quả việc xử lý phòng, chống dịch tại thành phố.
Video đang HOT
Bộ Y tế thành lập tổ công tác do đồng chí lãnh đạo Bộ chỉ đạo để hỗ trợ Đà Nẵng xét nghiệm, cách ly, xử lý dịch; chỉ đạo thực hiện khẩn trương việc xét nghiệm trên diện rộng bằng phương thức phù hợp; cử các chuyên gia có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân, nhất là tập trung cứu chữa bệnh nhân số 416.
Giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm tất cả trường hợp có triệu chứng bệnh đường hô hấp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành y tế tập trung chỉ đạo thực hiện trên toàn quốc: Tăng cường giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm với tất cả các trường hợp có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, giám sát trên diện rộng để phát hiện nguồn lây; kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; tiếp tục phát huy các thành công, kinh nghiệm trong việc điều trị các trường hợp bệnh nặng trước đây, triển khai áp dụng các quy trình, phác đồ điều trị hiệu quả đồng thời tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến để hạn chế tối đa trường hợp tử vong do COVID-19.
Bảo đảm sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị y tế được cung ứng đầy đủ cho công tác phòng, chống dịch
Các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin như Ncovi, Bluzone để phát hiện, truy vết các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm, trước hết yêu cầu sử dụng các biện pháp mạnh, sử dụng công nghệ truy vết trên diện rộng tại thành phố Đà Nẵng.
Xét xử nghiêm minh các vụ việc nhập cảnh trái phép
Về quản lý các trường hợp nhập cảnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm soát các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam.
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, UBND các địa phương tiếp tục tổ chức tốt việc cách ly, bảo đảm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đủ thời gian theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế; đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình thực hiện cách ly không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, nhất là các trung tâm cách ly do Bộ Quốc phòng quản lý chặt chẽ, nghiêm túc.
Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, coi các trường hợp nhập cảnh trái phép như các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để áp dụng các biện pháp cách ly y tế và xử lý theo quy định.
Tổ chức, doanh nghiệp khi mời các chuyên gia, nhà đầu tư, đưa lao động tay nghề cao vào làm việc tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo đúng quy định.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên các tuyến biên giới, nhất là tại các đường mòn, lối mở, cửa khẩu; tăng cường việc kiểm tra, xử lý các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án khẩn trương xem xét, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ việc nhập cảnh trái phép, trước hết là tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thông tin kịp thời, bảo đảm răn đe, phòng ngừa chung; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cơ sở lưu trú tiếp nhận người nhập cảnh trái phép.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương, nhất là các địa phương có nguy cơ cao xây dựng phương án phòng chống dịch và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học trên địa bàn, bảo đảm an toàn.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục có biện pháp phù hợp hỗ trợ các nhà ngoại giao, quan chức cao cấp, nhà đầu tư nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn để xử lý công vụ, đàm phán, ký kết hợp đồng, hoạt động đầu tư, thương mại. Công bố quy trình, thủ tục và thực hiện công khai minh bạch việc hỗ trợ các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao được nhập cảnh làm việc, khảo sát cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức người Việt Nam, công dân Việt Nam là học sinh, sinh viên, người già, người đi thăm thân, du lịch hết hạn, bị kẹt ở nước ngoài và các trường hợp đặc biệt khác… được về nước.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động trên.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, xử lý cụ thể, kịp thời các vấn đề đặt ra trong phòng, chống dịch, nhất là tại các điểm nóng (như tại thành phố Đà Nẵng hiện nay), không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là.
Điều nông dân muốn gửi gắm đến Thủ tướng
Tính đến thời điểm này, đã có hơn 1.500 câu hỏi của nông dân gửi đến Thủ tướng và đại diện các bộ, ngành chờ đợi được giải đáp tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 - năm 2020 dự kiến tổ chức tại Đắk Lắk vào tháng 8 tới.
Điều nông dân muốn gửi gắm
Sau khi biết thông tin Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 sẽ được tổ chức ở Đắk Lắk, ông Nguyễn Tấn Công, HTX Dịch vụ nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, xã Nam Yang (huyện Đắk Đoa, Gia Lai) rất vui mừng.
Là người quyết tâm theo đuổi lĩnh vực trồng tiêu sạch, ông Công muốn được tham dự hội nghị này và trực tiếp gửi câu hỏi đến Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng nông sản của nông dân TP.Cần Thơ trong khuôn khổ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 2. Ảnh: Nguyễn Chương
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 3 năm 2020 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Hội nghị do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk chủ trì; Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện.
"Theo đuổi mô hình trồng tiêu sạch bao nhiêu năm, tôi rất trăn trở với nỗi vất vả của nông dân trồng tiêu hiện nay khi giá rớt sâu. Không chỉ tiêu, giá cà phê, cao su... cũng giảm mạnh. Nếu được tham dự tôi mong muốn Thủ tướng, ngành chức năng có giải pháp để khôi phục giá nông sản, giúp nông dân Tây Nguyên có cuộc sống ổn định" - ông Công nói.
Trong khi đó, ông Trần Huy Đường, nông dân trồng hoa, rau công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng) lại quan tâm đến chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên, bởi vùng này có rất nhiều tiềm năng.
Anh A Thi ở xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết, những năm qua, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống của đồng bào ngày càng ấm no.
Ông Nguyễn Tấn Công, xã Nam Yang, Đắk Đoa, Gia Lai bên vườn tiêu sạch của gia đình. Ảnh: K.N
Tuy nhiên, anh A Thi cũng rất trăn trở vấn đề phá rừng ở Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp, tranh chấp đất rừng giữa các công ty nông lâm nghiệp và người dân chưa được giải quyết dứt điểm.
Ông Lê Minh Quyền ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa), một nông dân chuyên nuôi trồng thủy sản thì quan tâm đến vấn đề bảo vệ ngư trường, quyền lợi của ngư dân khi đánh bắt xa bờ, vấn đề phát triển nuôi biển để giảm áp lực lên khai thác hải sản tự nhiên.
1.500 câu hỏi gửi Thủ tướng
Tính đến thời điểm này, Ban tổ chức đã tiếp nhận được hơn 1.500 câu hỏi khác nhau đến từ: Trực tiếp bà con nông dân, Hội Nông dân các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, các phóng viên báo chí...
Với chủ đề: "Miền Trung - Tây Nguyên - Vượt thách thức, tăng trưởng giá trị nông sản, giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại" - Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 3 năm 2020 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk chủ trì; Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt được giao tổ chức thực hiện.
Tham dự hội nghị dự kiến sẽ có khoảng 600 đại biểu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Thường trực Chính phủ; đại diện các Ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ trưởng, Trưởng ngành; Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các ban, đơn vị của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam; các Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo Hội Nông dân 63 tỉnh, thành của cả nước.
Tham dự hội nghị còn có đại diện các chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, hội nghị có sự tham dự của hơn 300 nông dân xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho hơn 14 triệu hộ nông dân của cả nước.
Đại diện Ban tổ chức - ông Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/điện tử Dân Việt, Phó Trưởng ban Tổ chức hội nghị cho biết: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 3 sẽ là nơi để đại diện nông dân trên cả nước tiếp tục phản ánh với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những thành tựu đạt được và những khó khăn trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình tái thiết nông nghiệp sau đại dịch Covid-19.
Trên cơ sở đối thoại, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định các giải pháp, chỉ đạo ngay tại hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục những bất cập trước diễn biến của đại dịch Covid-19, phát huy sự sáng tạo của nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phục hồi sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp.
Việt Nam là điểm sáng của những nền kinh tế mới nổi Ngày 2-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì hội nghị...