Giám sát ùn tắc giao thông từ điện thoại di động
Bằng cách cài đặt một phần mềm, người tham gia giao thông có thể lập trình đường đi, được hướng dẫn lộ trình tối ưu qua điện thoại. Dữ liệu di chuyển từ điện thoại khách hàng đồng thời được chuyển cho cơ quan giám sát giao thông.
Ngày 18/3, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã giới thiệu đề án giao thông thông minh tích hợp cho điện thoại di động được các chuyên gia Đức và Việt Nam nghiên cứu và được Chính phủ Đức tài trợ.
Theo đó, các nhà mạng thu thập thông tin về tốc độ, hướng di chuyển, mật độ xe từ các phương tiện đang lưu thông trên đường qua dữ liệu điện thoại hoặc thiết bị giám sát hành trình cài đặt tại xe.
Dữ liệu này sẽ được phân tích, chuyển cho các cơ quan chức năng sử dụng như công cụ giám sát thực trạng giao thông, điều chỉnh đèn tín hiệu, làm biển báo giao thông trực tuyến, dự báo và quy hoạch giao thông đô thị.
Người tham gia giao thông có thể lập trình đường đi trên điện thoại và được thông báo lộ trình tối ưu để tiết kiệm chi phí, tránh các điểm ùn tắc.
Video đang HOT
Chủ phương tiện có thể nghiên cứu lộ trình đi tránh các điểm ùn tắc qua điện thoại. Ảnh minh họa: Phương Sơn.
Là một đơn vị tham gia đề án giao thông thông minh, TS. Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm sản phẩm ứng dụng (Viettel Telecom), cho biết, người tham gia giao thông chỉ cần cài đặt phần mềm bản đồ số trên điện thoại di động để có thể xem đường đi và không mất chi phí cho nhà mạng.
Đề cập việc bảo mật thông tin cá nhân của chủ thuê bao di động, TS. Hoàng Giang cho biết, dữ liệu khách hàng được nhà mạng thu nhập để chuyển sang xử lý chỉ là các dữ liệu giao thông như tốc độ, hướng di chuyển của số đông phương tiện, tuyệt đối không xử lý dữ liệu khác của mỗi cá nhân.
“Nhà mạng cam kết bảo mật dữ liệu cá nhân của chủ thuê bao theo đúng quy định của pháp luật”, ông Hoàng Giang khẳng định.
Dự kiến tháng 7 đề án giao thông thông minh được triển khai tại Hà Nội, sau đó sẽ nhân rộng trên cả nước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đưa dự luật Biểu tình và Trưng cầu ý dân lấy ý kiến tại Quốc hội
Hai dự luật mới là Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân lần đầu sẽ được đưa ra lấy ý kiến tại tại kỳ họp tới của Quốc hội.
Dự kiến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII diễn ra vào tháng 5.2015.
Trình bày trước phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 23.12, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp tới kéo dài 28,5 ngày và có 15 dự án luật được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội.
Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự dự luật Biểu tình và Trưng cầu ý dân. Ảnh minh họa Hoàng Ngọc
Đáng chú ý là: Luật Biểu tình; Luật Trưng cầu ý dân; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tạm giữ, tạm giam; Luật An toàn thông tin; Luật Phí, lệ phí...
Quốc hội sẽ dành 21 ngày cho công tác xây dựng pháp luật; 6,5 ngày cho các vấn đề kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 1 ngày dành cho khai mạc, bế mạc, trình bày tờ trình, báo cáo...
Quốc hội dành 1 ngày để giám sát tối cao về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo Ngọc Lương (Dân Việt)
Cảng hàng không Đà Nẵng tăng cường giám sát dịch Ebola Cảng Hàng không Đà Nẵng đã ra thông báo khẩn cấp giám sát dịch bệnh Ebola. Giám sát thân nhiệt của hành khách tại sân bay qua máy đo. Ảnh: TTXVN Hoạt động này được tăng cường từ 2 ngày nay nhằm đảm bảo phát hiện những trường hợp bất thường, nhất là sau khi Đà Nẵng phát hiện một bệnh nhân sốt...