Giám sát tất cả người về từ một số tỉnh phía Nam
Các địa phương giám sát tất cả người về từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các vùng cấp độ dịch 3, 4; người có nguy cơ cao.
Tại cuộc họp trực tuyến với 8 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, chiều tối 5/11, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu yêu cầu trên.
Theo ông Tuyên, tỷ lệ xét nghiệm một tuần qua cho thấy 2% người trở về từ vùng có dịch bị mắc Covid-19. Trong khi một số người dân chủ quan khi đi lại, sinh hoạt, sản xuất. F0 trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa “có dấu hiệu tăng trở lại”. Vì vậy, ông đề nghị các tỉnh, thành rà soát kỹ xem có xảy ra lây nhiễm chéo hay không.
Các lô vaccine sắp tới, Bộ sẽ ưu tiên phân bổ cho Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. “Các địa phương cần tiêm phủ nhanh nhất mũi một vaccine, nếu cần hỗ trợ nhân lực thì khẩn trương đề xuất”, Thứ trưởng Tuyên lưu ý.
Các địa phương có thể đưa ra biện pháp chống dịch linh hoạt, sát thực tế, nhưng không được trái quy định của Trung ương, không gây ách tắc hàng hóa, sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân.
Video đang HOT
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: VGP
Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương đều nhận định số ca nhiễm hai tuần qua xu hướng tăng, phần lớn được phát hiện trong cộng đồng. Những nơi có số ca nhiễm cao là Cần Thơ (440 ca/ngày); Bạc Liêu (414 ca/ngày); An Giang (355 ca/ngày)…
Nguyên nhân chủ yếu do người từ vùng có dịch; một số doanh nghiệp sản xuất trở lại chưa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước tình hình này, một số tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang đã thí điểm điều trị F0 tại nhà.
Lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đều cho rằng, tỷ lệ tiêm mũi một đạt cao nhưng mũi hai còn rất thấp. Vì vậy, Bộ Y tế cần phân bổ đủ vaccine; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị chống dịch.
Trả lời kiến nghị này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, sau khi ưu tiên vaccine cho TP HCM, Bình Dương, Long An, Hà Nội… đến nay sẽ ưu tiên tối đa cho các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên. “Các địa phương khẩn trương thống kê rõ ràng nhu cầu từng loại vaccine và lập kế hoạch tiêm nhanh nhất, tính bằng từng ngày, từng giờ”, ông Đam nói. Nếu cần thêm nhân lực, Bộ Quốc phòng sẽ chi viện.
Ông Đam cũng lưu ý, các nhà máy, doanh nghiệp đã tiêm vaccine cho tất cả người lao động thì khi phát hiện ca mắc, chỉ khoanh vùng gọn từng phân xưởng hoặc dây chuyền sản xuất, thay vì đóng cửa toàn bộ.
“Công nhân đã tiêm vaccine, kể cả một mũi, nếu mắc Covid-19 cũng rất nhẹ. Vì vậy, Bộ Y tế cần hướng dẫn linh hoạt thay vì quy định cứng tỷ lệ xét nghiệm định kỳ người lao động”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng giao Bộ Y tế, Quốc phòng xây dựng cơ chế đón người Việt Nam đã tiêm vaccine nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ.
Thứ trưởng Y tế: 'Không đóng cả nhà máy nếu phân xưởng có F0'
Khi nhà máy có ca F0 tại một phân xưởng sản xuất, Bộ Y tế cho biết hướng xử lý là tách ca nhiễm, khử khuẩn và đưa phân xưởng hoạt động lại sau 24 giờ.
Quan điểm này được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định tại họp báo Chính phủ chiều 2/10 khi nói về Hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" đang được cơ quan này dự thảo.
Hướng xử lý khi cơ sở sản xuất có ca nhiễm F0 là một trong những băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong thời gian chờ cơ quan chức năng ban hành Hướng dẫn về thích ứng an toàn với dịch.
"Bộ Y tế hướng dẫn nếu doanh nghiệp có 1 trường hơp F0 ở một phân xưởng thì không đóng cửa toàn bộ nhà máy, mà chỉ phân vùng cách ly tập trung ca nhiễm, F1 liên quan; phun khử khuẩn phân xưởng. Sau 24 giờ, doanh nghiệp có thể đưa lực lượng lao động mới vào làm việc thay thế, để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn", ông Tuyên nói.
Phương án sản xuất này đã từng được Bộ Y tế hướng dẫn Bắc Ninh thực hiện hồi tháng 5, và ông cho biết "kết quả hoàn toàn tốt".
Ông cũng thông tin thêm, hiện dự thảo hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" đang được lấy ý kiến các bộ, ngành và thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 để ban hành trong thời gian sớm nhất.
Hôm nay (2/10) Chính phủ cũng thảo luận về biện pháp thích ứng an toàn với Covid-19 tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ.
Trước câu hỏi liệu sau khi hướng dẫn tạm thời được ban hành thì các quy định phòng, chống dịch tại Chỉ thị 15, 16 hay 19 có được gỡ bỏ hay không, Thứ trưởng Y tế cho hay cơ quan này đang rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh trong điều kiện mới để tham mưu, báo cáo Thủ tướng.Hướng xem xét có thể là sửa đổi, bổ sung hoặc có chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 15, 16.
Trong các góp ý về dự thảo hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn với Covid-19, các hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng dự thảo cần làm rõ nội hàm "sống chung với Covid-19", cũng như quyền đi lại, hoạt động của người đã tiêm đủ vaccine hay các F0 đã điều trị khỏi (sau 180 ngày) để phát huy giá trị của chiến dịch vaccine.
Ngoài ra họ mong muốn hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 không làm phát sinh thêm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính.
Đề xuất sửa Chỉ thị 15, 16 Bộ Y tế cùng các đơn vị đang rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh hiện nay để nghiên cứu, trình Thủ tướng xem xét sửa đổi Chỉ thị 15, 16. Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 2/10, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hai chỉ thị trên có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế...