Giám sát người từ vùng dịch đến TP.HCM: Hướng dẫn mới nhất
Chiều 1/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật hướng dẫn mới giám sát người từ các vùng dịch đến TP.HCM.
Theo đó, đến chiều 1/3, người từ Hà Nội vào TP.HCM không còn bị cách ly tại nhà.
Người đi từ một số địa phương ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thực hiện tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung tùy theo thời gian khởi hành từ nơi ở đến TP.HCM như sau:
Tỉnh Hải Dương: Đối với huyện Cẩm Giàng, sau 14 ngày (tính từ ngày 15/1), tự theo dõi sức khỏe, xét nghiệm khi khai báo cá nhân và người nhà; trong vòng 14 ngày từ ngày rời địa phương, cách ly tập trung, xét nghiệm cá nhân và người nhà.
Đối với huyện khác: Trong vòng 14 ngày từ ngày rời địa phương, cách ly tập trung, xét nghiệm theo quy định.
TP Hải Phòng: Trong vòng 14 ngày từ ngày rời địa phương, cách ly tập trung, xét nghiệm theo quy định đối với người đến từ xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên; phường Dư Hoàng, quận Lê Chân; Thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương.
Đối với người liên quan Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng cách ly tại nhà nếu trong vòng 14 ngày từ ngày rời địa phương, tự theo dõi sức khỏe nếu sau 14 ngày từ ngày rời địa phương.
Tỉnh Quảng Ninh: Cách ly tại nhà nếu trong vòng 14 ngày từ ngày rời địa phương, tự theo dõi sức khỏe nếu sau 14 ngày từ ngày rời địa phương đối với người đến từ thị xã Đông Triều gồm: Khu 3, 5, 6, xã Đức Chính và thôn Bình Lục Hạ, Đông Tân, Triều Khê, xã Hồng Phong.
(Ảnh minh họa: Mai Thúy)
Video đang HOT
HCDC tiếp tục triển khai tiếp nhận khai báo, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp đến từ các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, các ổ dịch đang được theo dõi, giám sát. Cập nhật thường xuyên tình hình các vùng dịch, địa điểm phong toả, giám sát cũng như hướng dẫn cách ly, xét nghiệm trên website của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (hcdc.vn).
TP.HCM tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm giám sát theo quy định đối với thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại thành phố; Xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly về cư trú tại thành phố.
Triển khai kế hoạch giám sát ngẫu nhiên người từ các tỉnh thành đến TP.HCM. Tiếp nhận khai báo y tế tại sân bay, ga tàu, bến xe, trạm y tế, khu công nghiệp – khu chế xuất – doanh nghiệp. Lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, ga tàu, chợ, quán ăn, chùa…
Đến sáng 1/3, TP.HCM đã lấy mẫu 16.423 trường hợp, trong đó 15.776 âm tính, 647 đang chờ kết quả.
Y bác sĩ căng mình chống dịch không ngày nghỉ từ trước tết đến nay ở Hải Dương
Để phòng chống dịch, đội ngũ y tế tại Hải Dương từ những ngày cận tết đến nay chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chăm sóc bệnh nhân 24/24 tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương - Ảnh: PHẠM TUẤN
21h ngày 24-2, bác sĩ Thủy cùng 5 cán bộ trạm y tế xã Tân Trường (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vừa mở suất cơm hộp thì xe cứu thương chở 2 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh từ Bệnh viện dã chiến số 2 (TP Hải Dương) về đến cổng trạm y tế xã. Bác sĩ Thủy vội vàng chạy ra cổng đón 2 ca bệnh đầu tiên của xã khỏi bệnh về nơi lưu trú.
Cả đêm không hết việc
Sau chừng 20 phút làm thủ tục cho 2 nữ nhân viên quán karaoke về cách ly tại nhà 14 ngày, bác sĩ Thủy ăn vội vàng suất cơm rồi đứng dậy nói: "Các chị ở đây nhé, em qua khu cách ly truy vết các trường hợp F1 của 2 ca nhiễm COVID-19 vừa phát hiện".
Ngoài việc truy vết khẩn những trường hợp nhiễm COVID-19, chị Thủy cùng 2 cán bộ y tế của xã tiếp tục được điều động cùng lực lượng y tế tăng cường lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, có thời điểm lấy mẫu cho 14.200 người dân và khoảng 3.000 công nhân trên địa bàn xã.
"Khi F0 'nổ', chúng tôi xác định phải truy vết thần tốc ngày đêm các trường hợp F1, F2, tập trung lực lượng y tế cùng với công an làm mũi nhọn, gần 1 tháng qua trạm trưởng trạm y tế xã gầy đi nhiều vì nhiều khi trắng đêm cùng chúng tôi" - ông Vũ Văn Thuận, chủ tịch UBND xã Tân Trường, nói.
"Trạm có 6 người thì hơn 20 ngày qua ngày nào chúng tôi cũng phân chia công việc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, khai báo y tế, nhập liệu báo cáo... Ngày nào cũng thế, sớm thì cũng 10h đêm mới xong việc, có hôm làm việc cả đêm không hết.
Ngày 30 tết chị em ở trạm y tế gần như kiệt sức, chúng tôi khi đó nhớ nhà, lúc đó chúng tôi muốn khóc nhưng vì công việc, vì dịch bệnh nên chúng tôi động viên nhau quyết tâm làm mọi việc để làm sao càng sớm đẩy lùi dịch bệnh càng tốt" - bác sĩ Thủy nói.
Các y bác sĩ vẫn lạc quan khi điều trị bệnh nhân trong khu hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương ngày 26-2 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Làm việc gấp 10 lần bình thường
Ngay khi ca bệnh 1552 được công bố 6h sáng 28-1, Công ty Poyun (Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh) trở thành "ổ dịch" đầu tiên ở Hải Dương.
Ngay trong sáng hôm ấy, bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa nghề nghiệp) được lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương điều động sang khoa xét nghiệm để tăng cường đến Khu công nghiệp Cộng Hòa lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1.000 công nhân Công ty Poyun.
"Hôm ấy chúng tôi chỉ nghỉ ăn cơm một chút buổi trưa rồi lại tiếp tục lấy mẫu đến tối mới về" - chị Huyền nói.
Ba ngày sau đó, chị Huyền cùng nhóm của mình tiếp tục quay lại Chí Linh, lấy mẫu cho toàn bộ công nhân ở Khu công nghiệp Cộng Hòa. Những ngày cận kề tết, nhóm của chị Huyền di chuyển khắp các huyện Cẩm Giàng, Kinh Môn... để lấy mẫu xét nghiệm.
"Dịch bệnh bùng phát mạnh, ngày nào cũng phải làm việc gấp 10 lần so với bình thường nhưng chúng tôi vẫn đồng tâm hiệp lực, dốc sức để cùng toàn dân chống dịch" - chị Huyền nói.
Có những buổi sáng chị cùng nhóm phải lấy khoảng 2.000 mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, thôn. "Nếu không sát thì chỉ cần sai một li là đi một dặm, tôi luôn tâm niệm không được phép sai sót nên tôi luôn phân công công việc rõ ràng, sắp xếp tương ứng với số người dân, số mẫu xét nghiệm và bao quát toàn bộ để không nhầm lẫn" - chị Huyền nói.
"Nhiều khi mệt, cảm thấy quá tải nhưng trong thâm tâm luôn nghĩ mình làm được việc để nhân dân, mọi người, cộng đồng an toàn. Họ ủng hộ thì mình cũng cảm thấy phấn khích thêm, cũng quên đi mệt mỏi và hiểu rằng mình cần cố gắng hơn và làm nhiều hơn thế" - chị Huyền chia sẻ.
Cao điểm 60.000 xét nghiệm trong ngày
Ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, cho biết đợt dịch lần thứ 3 ở Hải Dương là đợt dịch phức tạp, diễn biến khôn lường với tỉ lệ lây lan nhanh. Đối với cán bộ ngành y tế Hải Dương phải căng mình làm việc. Theo ông Tuyến, hằng ngày khối lượng công việc rất lớn, đợt cao điểm có thể thực hiện 40.000 - 60.000 xét nghiệm trong ngày.
"Tất cả các bộ phận của CDC đều phải vào cuộc chống dịch. Chúng tôi không chỉ làm hết 100% sức lực mà có thể lên rất nhiều lần sức lực của anh em CDC. Từ thời điểm bùng phát dịch ngày 27-1 đến nay, chúng tôi chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chúng tôi chỉ có thể tranh thủ những khoảnh khắc giữa hai công việc để nghỉ một chút. Chúng tôi dựng giường bạt, ghế gấp lưu động để anh em tranh thủ nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục làm công việc chống dịch như chống giặc" - ông Tuyến nói.
Mẹ ở trạm xá, con 10 tuổi ở khu cách ly
Theo bác sĩ Thủy, đáng thương nhất là nữ y tá Nguyễn Thị Huyền (38 tuổi, ở thị trấn Cẩm Giàng), chồng đi lao động ở Hàn Quốc, đứa con trai 10 tuổi của chị phải đi cách ly tập trung do liên quan đến bệnh nhân 1851, con lớn thì gửi bà ngoại.
"Nhà chị Huyền có 4 người thì ở 4 nơi, con nhỏ bị cách ly 20 ngày một mình, không có mẹ chăm sóc, cháu tự túc hết. Dịch ở xã rất phức tạp, nhân lực ở trạm y tế rất ít nên chị Huyền ở trạm xuyên tết cùng chúng tôi. Chị Huyền cũng mất ăn mất ngủ vì thương con ở khu cách ly một mình nhưng chị vẫn quyết tâm động viên con cố gắng hoàn thành cách ly để mẹ tập trung chống dịch" - bác sĩ Thủy kể.
Cuộc điện thoại sáng mùng 1 Tết và cơn khủng hoảng của nữ bệnh nhân Covid-19 Bà T. trải qua cảm giác từ hân hoan, hạnh phúc bỗng như "hẫng chân rơi xuống vực thẳm" sau cuộc gọi của nhân viên y tế. Sáng mùng 1 Tết, bà Vũ Thị T., 57 tuổi, quê xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) háo hức thu xếp đồ đạc, chuẩn bị hành lý để rời khu cách ly tập trung....