Giám sát chặt và chống tiêu cực trong thu phí BOT
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý vận hành, thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí BOT.
Tăng cường quản lý nội bộ, kiểm tra xử lý vi phạm trong quá trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Anh: Huy Hung/TTXVN
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian qua, nhiều dự án BOT được hoàn thành, đưa vào khai thác góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội địa phương có dự án đi qua.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, vẫn còn một số trạm thu phí BOT chưa tuân thủ chế độ báo cáo về lưu lượng, doanh thu theo quy định trong hợp đồng dự án và quy định của Bộ Giao thông Vận tải; chưa nâng cấp trang thiết bị để thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu theo quy định; miễn, giảm phí dịch vụ sử dụng đường bộ chưa đúng đối tượng.
Video đang HOT
Để chấn chỉnh tồn tại trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nhà đầu tư BOT chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước và hợp đồng dự án đối với việc quản lý thu – chi trong giai đoạn kinh doanh khai thác. Đồng thời, xây dựng các giải pháp tăng cường quản lý nội bộ, kiểm tra xử lý vi phạm để không xảy ra tiêu cực trong quá trình thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
“Nhà đầu tư BOT phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương nơi đặt trạm đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí; đảm bảo không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, cản trở gây phiền hà trong thu phí; xử lý kịp thời các hành vi gian lận trong quá trình thu phí; nghiêm túc tuân thủ chế độ báo cáo lưu lượng, doanh thu thu phí; lưu dữ liệu đầy đủ theo quy định tại Thông tư 49/2016 TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu phí tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với công tác tổ chức thu, công tác hạch toán và báo cáo doanh thu của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Từ đó, kịp thời phát hiện các tiêu cực và có hình thức xử lý nghiêm các vi phạm. Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ, kiểm soát công tác thu phí của nhà đầu tư nhằm tránh thất thoát doanh thu.
“Tổng cục Đường bộ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác và chuyển giao công trình dự án đối với các dự án BOT được giao quản lý; quyết định theo thẩm quyền việc tạm dừng hoặc dừng thu khi phát hiện nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án vi phạm quy định của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật nhà nước”, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Theo Quang Toàn/Báo tin tức
Giám đốc CATP Hà Nội: Giảm phạm pháp hình sự dù 1% cũng là nỗ lực, thành quả lớn
Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, tỷ lệ phạm pháp hình sự ở Hà Nội chiếm trên dưới 10% so với toàn quốc. Vì vậy, giảm 1% thôi cũng rất quan trọng. Đó là thành quả của sự chỉ đạo, vào cuộc của các cấp, ngành, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Trung tướng Đoàn Duy Khương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc CATP phát biểu tại hội nghị
Sáng 23-11, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc CATP Hà Nội đã phát biểu góp ý thêm vào báo cáo kinh tế xã hội của TP.
Theo đồng chí Giám đốc CATP, thống kê của CATP năm 2019, tỷ lệ phạm pháp hình sự giảm 3,1%. "Con số này rất quan trọng bởi tỷ lệ phạm pháp hình sự ở Hà Nội chiếm trên dưới 10% so với toàn quốc. Vì vậy, giảm 1% thôi cũng rất quan trọng. Đó là thành quả của sự chỉ đạo, vào cuộc của các cấp ngành, toàn bộ Đảng bộ và nhân dân TP", Trung tướng Đoàn Duy Khương phân tích.
Nêu vấn đề hiện nay có nhiều khó khăn, thách thức mới chưa được dự báo, Trung tướng Đoàn Duy Khương thông tin một số diễn biến mới về tình hình bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói chung, như tình hình Biển Đông có tác động đến cả nước. Do đó, CATP Hà Nội luôn chủ động tham mưu xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm, giữ bình yên cho Thủ đô.
Bên cạnh đó, còn có tác động tiêu cực do điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, có tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra là các thách thức của sự phát triển của khoa học, cách mạng công nghệ 4.0...
Nêu việc CATP vừa tổ chức Hội thảo nhằm tìm phương án đề xuất Bộ Công an kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định pháp luật về quản lý nhân, hộ khẩu, Trung tướng Đoàn Duy Khương nêu quan điểm: Trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều nhà cho thuê theo dạng homestay, khách thuê chỉ cần đăng ký qua phần mềm trên mạng; chủ nhà có khi cũng không biết mặt khách, chưa nói đến việc khai báo tạm trú tạm vắng. Việc này có dấu hiệu trốn thuế cũng như gây khó khăn trong việc quản lý người nước ngoài...
Đáng chú ý, với các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, dù các cấp, ngành đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo TP, lắng nghe, giải quyết nhưng tín hiệu giảm là ít, thậm chí ở một số nơi có hiện tượng gay gắt, phức tạp hơn.
"Đây là những khó khăn thách thức mới. Chúng ta cần nhìn nhận rõ để làm sáng tỏ nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân Thủ đô năm 2019", Trung tướng Đoàn Duy Khương khẳng định.
Về tổ chức lại bộ máy cấp xã, Trung tướng Đoàn Duy Khương cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến từng người dân, nên chăng cần phát phiếu xin ý kiến các hộ dân để xây dựng phương án, cách thức triển khai phù hợp, đảm bảo tình hình an ninh trật tự...
Theo ANTD
Đảm bảo an ninh trật tự tại núi Cấm Thông qua việc ra mắt mô hình "Liên kết đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) Khu du lịch (DL) núi Cấm" với sự tham gia của Công an huyện Tịnh Biên, đội bảo vệ Khu DL cáp treo núi Cấm, đội bảo vệ chùa Phật Lớn, Ban Quản lý Khu DL núi Cấm... đã cho thấy nỗ lực của UBND huyện Tịnh...