Giám sát chặt để xử nghiêm vị thành niên phạm tội nghiêm trọng
Xác nhận với cử tri tình trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng với nhiều vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc, UB Tư pháp của Quốc hội cho biết, trước mắt sẽ giám sát, lưu ý các cơ quan xử lý nghiêm minh các trường hợp này.
UB Tư pháp của Quốc hội là một trong các cơ quan nhận nhiều câu hỏi của cử tri gửi đến Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013). Cơ quan này đã có văn bản trả lời cụ thể nhiều nội dung cử tri đề cập.
Cử tri TP.Đà Nẵng bức xúc với tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng hiện nay. Tình trạng đó có nguyên nhân do hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự chưa đảm bảo tính nghiêm minh. Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự để khắc phục những tồn tại đó.
Cùng quan điểm này, cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Bộ Luật hình sự và Tố tụng dân sự đã được tổng kết 12 năm thực hiện, ngành tư pháp đã nêu ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều nhưng đến nay các bất cập vẫn chưa được chỉnh sửa. Cử tri muốn Quốc hội sớm đưa vào chương trình sửa đổi các văn bản luật này.
Đáp lại những kiến nghị, yêu cầu của cử tri, UB Tư pháp đã có công văn trả lời nêu rõ, chương trình xây dựng luật khóa XIII này đã đưa dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) vào chương trình chuẩn bị. Hiện nay, Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã được thành lập và các cơ quan chức năng đang tiến hành tổng kết, nghiên cứu, đề xuất các định hướng sửa đổi và soạn thảo văn bản. UB Tư pháp hứa tiếp thu các ý kiến, đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương xây dựng dự án, chuẩn bị các điều kiện để sớm trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý dự án luật này, UB Tư pháp cũng khẳng định sẽ quan tâm đến kiến nghị của cử tri về bảo đảm tính nghiêm minh của các hình phạt.
Số lượng người chưa thành niên phải chịu án phạt tù vì phạm những tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tăng mạnh thời gian qua.
Cử tri tỉnh Đồng Tháp tỏ ra lo lắng về nạn vi phạm pháp luật phức tạp trong thanh thiếu niên hiện nay, tội phạm ngày càng trẻ hóa. Theo cử tri, trong điều kiện thông tin như hiện nay người từ đủ 16 tuổi đã có thể ý thức hành vi của mình, do đó, nhiều ý kiến đề xuất giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ xuống 16 tuổi để xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội.
Cử tri tỉnh Ninh Thuận phân tích, hiện nay, điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức hành vi của người từ 14 đến dưới 16 tuổi đã được nâng lên, tình trạng trẻ hóa người phạm tội ngày càng nhiều. Để khắc phục tình trạng trên, nên sửa luật theo hướng quy định người đủ 14 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các hành vi phạm tội của mình, kể cả tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cử tri tỉnh Vĩnh Long chỉ rõ, nhiều trường hợp giết người dã man, giết nhiều người do đối tượng vị thành niên thực hiện nhưng không thể xử phạt với mức án cao nhất, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để tăng tính răn đe, tránh trường hợp việc lợi dụng tuổi vị thành niên để vi phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cử tri gợi ý sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tăng án phạt đối với trẻ vị thành niên, đồng thời giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Tương tự ý kiến này, cử tri tỉnh Bình Thuận chờ đợi việc sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng tăng nặng khung hình phạt đối với các trường hợp vị thành niên phạm tội đặc nghiêm trọng. Dẫn lại vụ Lê Văn Luyện, nhóm ý kiến này cho rằng, phải tăng mức hình phạt đến “tử hình” để đủ sức răn đe tội phạm.
Cũng về vấn đề này, cử tri tỉnh An Giang nêu thực tế, hiện nay, tội phạm cướp giật, giết người chưa giảm, người phạm tội, trong độ tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng, cần hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự để răn đe vị thành niên phạm tội. Cử tri An Giang cũng đề nghị xem lại Bộ luật hình sự, bổ sung theo hướng tăng hình phạt để nâng tính răn đe.
Cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến tình hình phạm pháp trong nhóm người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) ngày càng gia tăng là do mức xử phạt dành cho nhóm tội phạm này quá nhẹ, cử tri Kiên Giang cũng đặt vấn đề sửa luật theo hướng có mức xử phạt tù thích đáng, thậm chí áp dụng hình phạt cao nhất tới tử hình với các trường hợp phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Trả lời chung cho nhóm vấn đề này, UB Tư pháp nhận định, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, bên cạnh mục đích trừng trị còn nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Bộ luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tuy nhiên, cơ quan này xác nhận, trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, xảy ra nhiều vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Trong quá trình tổng kết việc thực hiện Bộ luật hình sự hiện nay, những vấn đề cử tri kiến nghị UB Tư pháp đang nghiên cứu và sẽ xem xét trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý Bộ luật hình sự (sửa đổi), bảo đảm chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được sửa đổi phù hợp với tâm, sinh lý của lứa tuổi, các Điều ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong tình hình hiện nay.
Trước mắt, UB Tư pháp hứa, thông qua hoạt động giám sát sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật. Trong đó, cần xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các đối tượng chưa thành niên phạm tội, nhất là trong các trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp khẩn trương ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý nghiêm các trường hợp người chưa thành niên phạm tội.
Liên quan đến chuyện xử tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, vẫn có nhiều cử tri TPHCM kiến nghị xem xét lại việc này vì những vướng mắc khiến người thi hành án phải chờ đợi, gây tâm lý không tốt trong nhân dân. Cử tri TP Hà Nội cũng nêu con số gần 400 tử tù đủ điều kiện thi hành án mà vẫn “tồn đọng” (từ 1/7/2011 đến nay) để đề nghị nghiên cứu cho áp dụng hình thức xử bắn và sử dụng tình nguyện viên để thực hiện thi hành án. Cử tri tỉnh Tiền Giang lại đề nghị Quốc hội xem lại, chọn phương án dùng điện trong xử tử hình để hạn chế tốn kém, đạt hiệu quả chính xác, và đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với các loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Ghi nhận và chia sẻ những bức xúc của cử tri về việc chậm trễ trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc nhưng UB Tư pháp cũng khẳng định, hiện Chính phủ đã hoàn tất các điêu kiên cân thiêt, bắt đầu triển khai thi hành án tử hình đối với những người bị kết án đã đủ điều kiện thi hành từ ngày 5/8/2013. UB Tư pháp cũng khẳng định sẽ tăng cường giám sát hoạt động thi hành án tử hình để bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật. Còn với đề nghị khôi phục hình thức xử bắn, trong Nghị quyết về công tác tư pháp được thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thống nhất “bác” đề xuất này, không quy định lại việc xử tử hình theo cách thức này.
P.Thảo
Theo Dantri
Giàu bất thường có thể bị tịch thu tài sản
Đối với tài sản tăng thêm, nếu không giải thích được hoặc giải thích không hợp lý về nguồn gốc, người chủ có thể bị phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ.
Đây là một trong những đề xuất được nêu ra tại Hội thảo hoàn thiện quy định của BLHS về hình sự hóa các hành vi tham nhũng theo tinh thần Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng do Bộ Tư pháp phối hợp cùng UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) tổ chức trong hai ngày 28 và 29-11. Ngay lập tức, đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Ba phương án xử lý
Nhóm nghiên cứu cho hay pháp luật Việt Nam chưa quy định là tội phạm đối với hành vi làm giàu bất chính. Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm một số nước và đánh giá thực trạng ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất ba phương án.
Thứ nhất, quy định tội danh làm giàu bất chính trong BLHS. Nội dung bước đầu có thể theo hướng: "Bất kỳ người nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nếu có tài sản tăng thêm đáng kể so với thu nhập hợp pháp của họ, của vợ/chồng hoặc con chưa thành niên của họ thì có nghĩa vụ giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm đó. Nếu họ không thể giải thích được hoặc giải thích không hợp lý về nguồn gốc hợp pháp của tài sản tăng thêm thì một phần hoặc toàn bộ tài sản tăng thêm đó sẽ bị coi là tài sản bất hợp pháp và bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần. Ngoài ra, họ còn bị phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ". Các cấu thành tăng nặng có thể được xây dựng căn cứ vào giá trị tài sản tăng thêm hoặc trường hợp có phát hiện được nguồn gốc phần tài sản tăng thêm có liên quan đến hành vi phạm tội khác...
Ảnh minh họa: HTD
Phương án hai là quy định tội làm giàu bất chính thông qua việc hình sự hóa hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập tăng thêm và nghĩa vụ giải trình. Theo đó, việc xử lý hành vi làm giàu bất chính dựa trên căn cứ là hành vi vi phạm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Phương án ba là trước mắt chưa quy định tội làm giàu bất chính trong BLHS mà chỉ xử lý về tài sản bất chính theo trình tự tố tụng dân sự. Nếu thực hiện theo phương án này thì quá trình sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng dự kiến vào năm 2015 sẽ bổ sung thêm một số quy định. Chẳng hạn, khi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc tài sản tăng thêm thì cơ quan có thẩm quyền xác minh phải ra kết luận về tính trung thực của người có nghĩa vụ giải trình. Nếu kết luận người đó không trung thực, cơ quan này chuyển vụ việc sang VKS cùng cấp để khởi kiện vụ án dân sự. Tài sản tăng thêm sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước sau khi có bản án, quyết định dân sự có hiệu lực của tòa án.
Tranh cãi nảy lửa
Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Thái Phúc đặt vấn đề: Ở góc độ quyền con người, ai là người yếu thế khi một bên là công dân có tài sản tăng lên bất thường và bên kia là các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh nổi tài sản bất hợp pháp đó bằng cách nào người ta có được?
"Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chứng minh được trên cơ sở thu nhập hợp pháp anh chỉ có 10 tỉ đồng. Vậy 90 tỉ đồng còn lại từ đâu ra, bằng cách nào có được 90 tỉ đồng thì không chứng minh được. Cả bộ máy không làm được việc đó mà ta lại trút lên đầu công dân. Trong khi Hiến pháp quy định nguyên tắc suy đoán vô tội thì đây lại là nguyên tắc suy đoán có tội. Vậy nên cá nhân tôi không ủng hộ" - ông Phúc gay gắt.
Cũng theo ông Phúc, khi nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm nước ngoài thì phải xem xét điều kiện cần thiết chúng ta đã có hay chưa. Hiện Việt Nam chưa có đủ các quy định quản lý nguồn thu nhập của người dân, chưa kể xã hội có thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch. "Phương án khả thi nhất là chúng ta chỉ xử lý tài sản đã chứng minh được là bất hợp pháp, Nhà nước có quyền khởi kiện dân sự để đòi lại" - ông Phúc đề xuất.
Đáp lại, ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện cho nhóm nghiên cứu đến từ Thanh tra Chính phủ, cho rằng đối tượng đang được nhắm đến là người có chức vụ, quyền hạn chứ không phải là người bình thường. Tuy có yêu cầu bị can, bị cáo giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm nhưng quy định này không đồng nghĩa với việc chuyển hoàn toàn trách nhiệm chứng minh từ cơ quan công tố sang bị can, bị cáo. Để kết tội, cơ quan công tố vẫn phải chứng minh phần tài sản tăng thêm không xuất phát từ thu nhập hợp pháp của bị can, bị cáo. Mặt khác, xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tham nhũng nên để phát hiện và xử lý có hiệu quả tội phạm này thì có thể chấp nhận ngoại lệ.
Ông Tuấn Anh cho biết thêm nếu đi theo phương án 1 thì cần có lộ trình, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu tài sản và quản lý dữ liệu về tài sản đăng ký; quy định các biện pháp hạn chế giao dịch bằng tiền mặt...
Theo Đức Minh
Pháp luật Tp HCM
Chuyển BCĐ Phòng chống tham nhũng mới chỉ là... thay đổi màu áo "Dù giao cho Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN thì những thành viên trong Ban đều là những người kiêm nhiệm ở các Bộ, ngành, địa phương. Như vậy, tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi vẫn diễn ra, chẳng qua chỉ thay đổi màu áo?". Đây là một trong những câu hỏi cử tri...