Giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển công chức
Bộ trưởng Nội Vụ Lê Vĩnh Tân yêu cầu giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch xây dựng các nghị định nhằm quy định chi tiết các nội dung được giao trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, bảo đảm tiến độ, chất lượng, có hiệu lực thi hành cùng với hiệu lực thi hành của luật 1/7 tới đây.
Theo đó, có 5 nghị định được xây dựng để trình Chính phủ trong tháng 4/2020 và sẽ thay thế các nghị định có liên quan đã ban hành trước đó.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Đó là nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; nghị định quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và nghị định quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN.
Ông Lê Vĩnh Tân yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng các nghị định phải bảo đảm đồng bộ với các quy định của Đảng về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, kỷ luật… đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Video đang HOT
Kế thừa quy định còn phù hợp, bổ sung những nội dung mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, tích hợp các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao; thu gọn đầu mối các văn bản quy định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực hiện; giảm thiểu thủ tục hành chính, văn bằng, chứng chỉ; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, đặc biệt là các chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số.
Đối với nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu rà soát và quy định nhằm bảo đảm việc giảm thiểu quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức.
Bộ Nội vụ yêu cầu giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. (ảnh minh họa)
Đồng thời cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong tuyển dụng, nâng ngạch; rà soát, bổ sung các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý để bảo đảm phù hợp với quy định mới của Đảng về công tác cán bộ; quy định chi tiết các chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số.
Đối với nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, Bộ trưởng cũng lưu ý, phải rà soát và quy định nhằm bảo đảm việc giảm thiểu quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong tuyển dụng, nâng ngạch; quy định chi tiết các chính sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số.
Đối với nghị định quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu phải rà soát, kết hợp quy trình đánh giá Đảng, đoàn thể, chính quyền để bảo đảm không trùng lắp, giảm thủ tục hành chính; quy định chi tiết tiêu chí các mức phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức…
Theo danviet.vn
Sắp xếp cơ học sẽ không bảo đảm điều kiện dạy và học
Trước sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề biên chế giáo viên và sắp xếp các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tham gia giải trình, làm rõ, trả lời những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã có rất nhiều buổi làm việc với nhau, làm việc với các địa phương để giải quyết biên chế giáo viên, cũng như những vấn đề liên quan của nhiều năm để lại. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên đông, nhiều đặc điểm nghề nghiệp cho nên dẫn đến những vấn đề đặc thù cần phải lưu ý.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao quan điểm được Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu là tới đây sẽ có một loạt những đổi mới về tuyển dụng, đặc biệt liên quan đến nâng hạng những tiêu chuẩn nghề nghiệp, có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thực tiễn cho thấy đối với giáo viên nói riêng, cũng như đối với chức công, viên chức, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng nghề nghiệp, tiêu chuẩn giáo viên.
Về sắp xếp lại hệ thống trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp các trường, lớp, các điểm trường lẻ, các trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ về trường phổ thông có nhiều cấp học và mô hình trường có nhiều cấp học đã được pháp điển hoá. Ở mỗi cấp học, học sinh có tâm sinh lý khác nhau. Do vậy, khi sắp xếp phải tính toán đảm bảo được những yêu cầu về mặt chuyên môn sư phạm khoa học. Các trường hình thành qua con đường sáp nhập thì yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật, về điều kiện.
Trong hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 04 của Chính phủ, các địa phương có thẩm quyền sắp xếp trên nhu cầu và điều kiện cụ thể. Việc sắp xếp cơ học sẽ dẫn đến không bảo đảm điều kiện cho dạy và học.
"Tới đây chúng tôi tiếp tục cùng với các địa phương hướng dẫn để làm sao công việc sắp xếp các trường, đặc biệt là những trường liên cấp phải bảo đảm được những điều kiện. Mục đích của việc sáp nhập này đảm bảo chất lượng, không phải để giảm biên chế", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết và nhấn mạnh tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nội vụ sẽ xây dựng một nghị quyết tham mưu cho Chính phủ về biên chế giáo viên, đảm bảo hợp lý, có lộ trình, giảm cán bộ quản lý và phục vụ thực sự không cần thiết, còn đối với giáo viên thì tăng. Ví dụ, các định biên về giáo viên phải tính toán đến các vùng thành phố với các vùng miền núi có khác nhau, trên cơ sở đó, các địa phương có căn cứ sắp xếp, rà soát./.
Nguyễn Hoàng
Theo baochinhphu
Bỏ biên chế suốt đời: Trả lương theo việc thực làm Từ 1/7/2020, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Hiệu trưởng sẽ không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế viên chức suốt đời. Đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để nền giáo dục sẽ phát triển mạnh...