Giảm phiên thứ 5 liên tiếp, chứng khoán Mỹ bao giờ mới thôi điều chỉnh?
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ vào hôm qua, sau khi các chỉ số chính dập dềnh giữa tăng rồi giảm trong suốt phiên, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm nhiều chi tiết hơn về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung như là chất xúc tác hỗ trợ giao dịch.
Trông chờ diễn tiến mới về thương mại
Chỉ số S&P 500 rớt 3,16 điểm, tương đương 0,11% xuống 2.789,65 điểm. Chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 13,02 điểm, tương đương 0,05% xuống 25.806,63 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 1,21 điểm, tương đương 0,02% và kết thúc tại 7.576,36 điểm.
Phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp của chứng khoán Mỹ vào hôm qua theo sau diễn biến trái chiều của Chứng khoán châu Á trong buổi sáng, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật đi xuống, trong khi chỉ số Shanghai sàn Thượng Hải và chỉ số Shenzhen sàn Thâm Quyến đều tăng. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tăng nhẹ, với chỉ số Stoxx Europe 600 leo dốc 0,2%.
cổ phiếu Target tăng vọt 5% vào hôm qua, khi gã bán lẻ khổng lồ này công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 1,53 USD/cp và doanh thu là 22.977 tỷ USD. Cả 2 con số này đều cao hơn dự báo từ các nhà phân tích của Refinitiv.
Ngược lại, cổ phiếu Tesla trượt 3,1% sau khi chuyên gia phân tích Brian Johnson của Barclays cắt giảm mục tiêu giá xuống 192 USD, mức định giá thấp nhất ở cổ phiếu này trên phố Wall hiện nay.
Giao dịch đã phần nào bị chùng lại khi các nhà đầu tư chờ đợi những diễn biến cụ thể hơn sau các báo cáo cho biết các nhà đàm phán của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gần hoàn thành một thỏa thuận thương mại, mặc dù các chiến lược gia tin rằng tin tức này đã được phản ánh vào giá cả trong thời gian qua.
Trước đó hôm thứ 2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông nghĩ rằng Washington và Bắc Kinh đang tiến gần đến việc đạt được một thỏa thuận có thể làm chấm dứt chiến tranh thương mại.
Phát biểu với kênh truyền hình KCCI ở Des Moines, nơi ông đang tham gia một hội nghị nông nghiệp, ông nói: “Chúng tôi đang cố gắng khắc phục những tranh chấp thương mại, sửa chữa và làm cho vấn đề này trở nên công bằng hơn. Và tôi nghĩ với những nỗ lực vừa qua, tôi hy vọng rằng tất cả mọi hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ”.
Tăng trưởng kinh tế đang chậm lại
Trung Quốc hôm qua đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 xuống còn từ 6% đến 6,5%, đồng thời thừa nhận nền kinh tế đang chậm lại đáng kể. Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong phiên khai mạc họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc, đã vạch ra các kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm tăng chi tiêu thâm hụt, cắt giảm thuế mới, giảm phí cho các doanh nghiệp và tăng thêm 30% trong hoạt động cho vay ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và công ty tư nhân.
Trung Quốc tiết lộ giảm mục tiêu tăng trưởng 2019 xuống 6-6,5% tại phiên họp Quốc Hội đang diễn ra ở Bắc Kinh
Trong khi đó, chủ tịch ngân hàng dự trữ Boston, Eric Rosengren, đã có bài phát biểu vào sáng thứ 3. Ông chia sẻ rằng trước đó đã lo ngại nền kinh tế có thể quá nóng, tuy nhiên dường như thời điểm này điều đó không còn quá bận tâm”. Ông cũng dự đoán rằng tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm lại trong năm nay, mặc dù vẫn vượt quá tỷ lệ tăng trưởng dài hạn tiềm năng.
Video đang HOT
Theo khảo sát của Markit, chỉ số quản trị nhà mua hàng trong lĩnh vực dịch vụ của Hoa Kỳ đã tăng lên mức 56,0 điểm vào tháng 2, từ mức 54,2 điểm trong tháng 1. Con số này phù hợp với ước tính trước đó là 56,2 điểm. Về cơ bản, chỉ số này cao hơn 50 điểm cho thấy hoạt động kinh doanh vẫn đang mở rộng.
Doanh số bán nhà mới đã điều chỉnh theo mùa vụ đạt 621.000 căn trong tháng 12, giảm 2,4% so với một năm trước, theo Bộ Thương mại cho biết.
Kent Engelke, kinh tế trưởng tại Capitol Securities Management cho biết: “Nói chung, các thị trường tương đối bình lặng với khối lượng thấp hơn khoảng 17% so với mức trung bình. Với việc thị trường đã hấp thụ hết những tin tức tốt gần đây, thì các nhà đầu tư đang cố gắng tìm kiếm chất xúc tác mới theo cả hai hướng. Có vẻ như tất cả đang theo dõi mốc 2.800 điểm ở chỉ số S&P 500,vốn đã trở mức kháng cự mạnh và ngăn cản đà tăng của thị trường trong vài tháng qua”.
James Ragan, trưởng bộ phận nghiên cứu quản lý tài sản của D.A Davidson bình luận: “Đây là tuần chờ đợi để biết thêm chi tiết về các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Bất cứ điều gì làm giảm các mối đe dọa về thuế quan bổ sung sẽ là một cứu cánh cho thị trường, nhưng phần lớn trong số này đã được định giá lên cổ phiếu”.
Ông nói thêm: “Tôi thấy đà tăng có thể bị hạn chế trong thời gian tới, vì bức tranh tăng trưởng thu nhập chắc chắn đã suy yếu. Có vẻ như chúng ta sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý đầu tiên, và sự tăng trưởng chỉ có thể trở lại trong quý 2. Lãi suất vẫn đang ở mức khá thấp nếu so với bình quân trong lịch sử, nhưng thật khó khăn khi chứng kiến sự gia tăng từ đây, dựa trên việc lợi suất trái phiếu đã tăng lên trong những ngày gần đây”.
Theo thegioitiepthi.vn
Tin tốt sẽ dồn vào tháng 3?
Hết tháng 2/2019, VN-Index ghi nhân mức tăng trưởng 8,17% so với đầu năm. Mức tăng mạnh của VN-Index được ghi nhận kể từ sau kỳ nghỉ Têt Nguyên đán, thanh khoản của thị trường được cải thiện và động lực tăng của VN-Index đến từ nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tháng 3, chứng khoán ra sao?
Những mã trụ thúc Index tăng điểm
Tính từ đầu năm, các cổ phiếu bất động sản và ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chỉ số VN-Index.
Ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index là nhóm cổ phiếu ngành bất động sản khi nhóm ngành này đóng góp 34,64 điểm vào chỉ số. Còn nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp 11,74 điểm, với mức tăng khá đồng đều giữa các cổ phiếu.
Các nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống, thép và dầu khí cũng ảnh hưởng khá tích cực đến chỉ số VN-Index khi các mã chính có đóng góp đáng kể vào đà tăng của VN-Index như VNM (11,32 điểm), MSN (4,06 điểm), HPG (1,7 điểm), GAS (6,81 điểm), PLX (1,39 điểm)...
Xét về tăng trưởng, trong nhóm các mã vốn hóa lớn, các cổ phiếu tăng mạnh có thể kể đến như VHM (26,29%), VRE (23,66%), VIC (23,19%), VNM (23,08%).
Khối ngoại đẩy mạnh đầu tư
Tháng 2, thanh khoản cải thiện với sự tham gia mạnh của khối ngoại. Về thanh khoản, giai đoạn trước Tết Nguyên đán 2019, giá trị giao dịch bình quân ổn định khoảng 3.000 tỷ đồng/phiên. Sau Tết đến nay, giá trị giao dịch bình quân/phiên tăng lên trên 4.000 tỷ đồng/phiên.
Lượng tăng chủ yếu đến từ các giao dịch khớp lệnh. Về động thái gia tăng giao dịch của khối ngoại, những tuần gần đây, giao dịch của khối ngoại chiếm khoảng 20% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường và giao dịch mua ròng tập trung nhiều ở các mã trong VN30.
Việc khối ngoại quay trở lại mua ròng tạo thêm sự tự tin cho dòng tiền nội khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tăng trưởng của VN-Index cũng một phần nhờ diễn biến tích cực từ khối ngoại. Lượng mua ròng trên sàn HOSE liên tục tăng từ đầu năm tới nay. Tính đến thời điểm 28/2/2019, giá trị mua ròng đạt 4.185 tỷ đồng.
Nhóm ngành được mua ròng mạnh nhất là cổ phiếu thực phẩm và đồ uống, cụ thể là 2 mã MSN và VNM, với giá trị mua lần lượt là 1.905 tỷ đồng và 889 tỷ đồng. Nhóm ngành ngân hàng được mua ròng 851 tỷ đồng, trong đó 2 mã VCB và STB có giá trị mua ròng lần lượt là 731 tỷ đồng và 337 tỷ đồng. Nhóm ngành thép cũng được mua ròng mạnh, cụ thể, HPG được mua ròng 417 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nhóm ngành bất động sản bị bán ròng 543 tỷ đồng, trong khi đây là nhóm ngành đóng vai trò chủ đạo trong đợt hồi phục của VN-Index trong thời gian từ đầu năm.
Dự cảm TTCK tháng 3
Tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ một số thông tin chính như diễn biến mới trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung, quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên quan đến kế hoạch tăng lãi suất, đợt thực hiện cơ cấu lại danh mục của hai quỹ ETF ngoại là VanEck và DB... Cùng với đó là xu hướng dòng tiền đổ vào các thị trường mới nổi và động thái của nhà nhà đầu tư ngoại trên thị trường Việt Nam.
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang có những triển vọng tích cực khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định lùi lại việc tăng thuế nhập khẩu lên các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức cấp cao của Mỹ công bố, chúng tôi cho rằng, có khả năng trong tháng 3 này, Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận liên quan đến chiến tranh thương mại để giúp Tổng thống Mỹ có thể dùng đây như một chiến thắng về mặt chính trị ở cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Liên quan đến Fed, chúng tôi dự báo, phiên họp diễn ra vào ngày 19 - 20/3 sắp tới khả năng cao là Fed sẽ không tăng lãi suất. Những phát ngôn gần đây của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell thể hiện Fed sẽ kiên nhẫn hơn trong việc tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, các số liệu gần đây cho thấy, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, chỉ số CPI đã giảm từ mức 1,9% xuống mức 1,6%, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng ngược trở lại, lên mức 4,0% và sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm 0,6% so với tháng 12/2018. Do đó, khả năng cao là Fed sẽ không tăng lãi suất trong kỳ họp sắp tới.
Liên quan đến các quỹ ETF ngoại, theo dự báo của chúng tôi, trong kỳ cơ cấu quý I/2019, hai quỹ VanEck và DB sẽ không thêm hoặc loại bớt cổ phiếu nào. Tuy nhiên, các quỹ này có thể sẽ thực hiện điều chỉnh tỷ trọng của nhiều cổ phiếu.
Chúng tôi dự báo một số cổ phiếu bị bán ròng trong đợt cơ cấu này như VIC, VNM, VHM, VRE... Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu có thể được mua ròng là VCB, NVL, BVH... Với quy mô lớn, hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF sẽ có ảnh hưởng nhất định tới diễn biến và tác động không nhỏ tới chiều tăng/giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thanh khoản của thị trường cải thiện mạnh kể từ giữa tháng 2/2019.
Về dòng vốn ngoại, 2 tháng gần đây, dòng tiền đầu tư đang quay trở lại thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có thị trường Việt Nam. Chỉ số Bloomberg Emerging Markets Capital Flow Proxy Index đã tăng từ mức 130,71 ngày 24/12/2018 - mức đáy của năm 2018, lên 143,67 vào ngày 27/2/2019. Theo định nghĩa của Bloomberg, việc chỉ số này tăng điểm trở lại thể hiện việc dòng tiền đầu tư đang quay trở lại thị trường mới nổi.
Mua/bán ròng lũy kế của NĐT nước ngoài kể từ đầu năm 2019.
Ở khu vực châu Á, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc và thị trường Malaysia thì dòng tiền đang quay trở lại thị trường Ấn ộ, Indonesia, Phillipines, Thái Lan, Dubai, Qatar. Xu hướng này có thể sẽ được duy trì do các thị trường mới nổi đã giảm khá sâu suốt 9 tháng đầu năm 2018 khiến các chỉ số định giá của các thị trường này trở nên hấp dẫn hơn.
Chỉ số Bloomberg Emerging Markets Capital Flow.
Bên cạnh đó, diễn biến yếu đi của đồng USD, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ giảm trong những tháng gần đây đã tạo ra diễn biến tích cực với đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi, giảm bớt lo ngại về tình hình tài chính của các quốc gia cũng là cơ sở để thu hút dòng vốn quay lại những thị trường này.
Như vậy, trong tháng 3, thị trường chứng khoán sẽ đón nhận khá nhiều thông tin tích cực từ bối cảnh thế giới. Tuy nhiên, nhịp tăng kể từ đầu năm đã đưa nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lên mặt bằng giá cao và tiềm ẩn rủi ro bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Từ góc nhìn phân tích kỹ thuật, VN-Index đang gặp phải vùng cản mạnh tại 991 - 996, nhưng vùng 950 - 955 là vùng hỗ trợ đáng chú ý. Vùng kháng cự sát mức 1.000 điểm hiện khá mạnh và việc chỉ số có bứt phá qua được hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào động thái mua/bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Lê Hoàng Phương, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Không ngừng đi xuống, giá vàng có chuỗi thời gian giảm dài nhất 2 năm Tâm lý chuông rủi ro lên cao khi thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán toàn câu tăng điêm, cũng như sự mạnh lên của đông USD đã khiên cho nhu câu vàng giảm. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng giao kỳ hạn giảm phiên thứ 6 và như vậy có chuỗi thời gian giảm giá...