Giảm phát tán, giảm nguồn lây, giảm yếu tố nguy cơ để kiểm soát dịch tại TP.HCM
Hơn 6.900 trường hợp mắc COVID-19 đã được ghi nhận, ngành y tế TP.HCM cho rằng để kiểm soát dịch bệnh cần có những biện pháp quyết liệt bao gồm giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh, loại bỏ (làm giảm) nguồn lây trong cộng đồng và làm giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh.
Theo thông tin từ TP.HCM, trên địa bàn TP các ca bệnh đã được ghi nhận tại 306/312 phường xã, thị trấn; trong đó 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% phát hiện trong các khu phong tỏa, 12% phát hiện qua sàng lọc tại bệnh viện, 23% phát hiện tại cộng đồng.
TP.HCM đã ghi nhận hơn 6900 trường hợp mắc COVID-19
Sở Y tế TP.HCM nhận định, trước xu hướng số bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, tác nhân gây bệnh đã có ở khắp TP và số ca bệnh trong vùng phong tỏa ngày càng tăng nhanh.
Vì vậy, ngành y tế TPHCM cho rằng, để kiểm soát dịch bệnh cần có những biện pháp quyết liệt:
Thứ nhất, giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh (chủng Delta) qua việc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/6/2021 của UBND TP về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP; Cân bằng lợi ích về kinh tế, tuy nhiên cần cân nhắc giữa thực hiện giãn cách và sự phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Thứ hai, loại bỏ (làm giảm) nguồn lây nhiễm trong cộng đồng; trong đó, những khu vực đang phong tỏa phải thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn cách ly tế vùng có dịch COVID-19, đảm bảo cách ly tuyệt đối trong khu vực phong tỏa và giữa khu vực phong tỏa với các khu vực xung quanh, qua đó kiểm soát chặt chẽ sự lây lan dịch bên trong cũng như bên ngoài khu vực phong tỏa. Chính quyền địa phương phối hợp y tế đánh giá tình hình dịch tễ, nếu nhận định có nguy cơ cao, tiếp tục lây lan trong cộng đồng thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa trên diện rộng (theo các khu phố hoặc phường..) để kiểm soát dịch.
Tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm nguồn lây. Điều tra dịch tễ, truy vết nhanh các trường hợp F0, chuyển cách ly tập trung F1 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên và mẫu đơn RT-PCR.
Tại các ổ dịch trên địa bàn: thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đồng thời thực hiện xét nghiệm mẫu gộp ở phạm vi tổ dân phổ, mở rộng khu phố (quyết định tùy theo yếu tố dịch tễ), toàn bộ công ty. Thực hiện xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng (có trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch) có sự cân đối số lượng xét nghiệm để phù hợp với tổng công suất xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, đảm bảo việc trả kết quả nhanh, chính xác và tránh tồn đọng mẫu trong ngày.
Lặp lại xét nghiệm để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng. Trong đó, tại khu vực phong tỏa, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 01-03 ngày/lần; Khu vực có nguy cơ cao: triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 05 – 07 ngày/lần.
Thứ ba, làm giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh qua việc tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp; Các chợ đầu mối, chợ truyền thống phải có giải pháp triệt để phòng ngừa lây lan cho các tiểu thương, người mua và nhân viên quản lý, hậu cần của chợ; Khu nhà trọ ở các quận huyện cho các công nhân cần có giải pháp giãn cách để tránh lây lan; Tăng cường phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để hạn chế số lượng bệnh nhân nhằm tránh quá tải hệ thống bệnh viện.
Ca mắc COVID-19 ở TPHCM không phải lây nhiễm cộng đồng
Ca mắc COVID-19 vừa được phát hiện ở TPHCM là người nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về bằng đường bộ và đường biển nên không phải lây nhiễm trong cộng đồng.
TPHCM kiểm soát chặt các khu cách ly.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trong buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm vắc xin COVID-19 tại TPHCM vào sáng nay (26/3).
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng ở TPHCM khẩn trương điều tra dịch tễ, khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng để kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Qua trường hợp này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh vẫn đang hiện hữu ở nước ta, đặc biệt là nguy cơ từ những người nhập cảnh trái phép.
Khách sạn nơi bệnh nhân COVID-19 lưu trú được phong toả và khử khuẩn
Do đó, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Quốc gia đã chỉ đạo các tỉnh thành tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng nhập cảnh trái phép, quản lý chặt chẽ các khu cách ly tập trung để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Ông Tuyên cũng đề nghị những công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về nước thì làm đơn gửi cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Khi được Chính phủ đồng ý, Ban chỉ đạo sẽ lập danh sách và đưa công dân về nước, thực hiện cách ly theo đúng quy định.
Cũng trong sáng 26/3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, liên quan đến ca mắc COVID-19 vừa phát hiện, lực lượng chức năng đã phong tỏa hai địa điểm trên địa bàn gồm khách sạn Quốc Thái (số 90, đường số 7, khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) và khu nhà trọ ở hẻm 102, đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM.
TPHCM tiếp tục triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên trong cộng đồng.
HCDC đề nghị các trường hợp nhập cảnh trái phép nhanh chóng liên hệ địa phương khai báo y tế để thực hiện phòng chống dịch theo quy định. Công dân Việt Nam khi nhập cảnh cần tuân thủ quy định cách ly, không mang nguy cơ cho gia đình và cộng đồng.
Theo HCDC, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, cơ quan chức năng đang triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khu cách ly tập trung, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên trong cộng đồng.
TP.HCM truy tìm 2 người nhập cảnh lậu cùng bệnh nhân COVID-19 Trong số 10 người nhập cảnh lậu vào Phú Quốc, TP.HCM xác định có thêm 2 người đi taxi về TP.HCM. Riêng nữ bệnh nhân 25 tuổi, quê Vĩnh Long, có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người nhập cảnh trái phép. Lực lượng chức năng phong tỏa một khách sạn tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM -...