Giảm nỗi lo tác động từ tỷ giá
Tỷ giá là một cái “huyệt” quan trọng, tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế có độ mở rộng, được nhiều người quan tâm. Vậy sự ổn định của tỷ giá của 8 tháng đầu năm 2016 ra sao và tác động thế nào?
Sự ổn định của tỷ giá VND/USD trong 8 tháng đầu năm 2016 được biểu hiện trực tiếp là số tháng mà giá USD so với VND giảm nhiều hơn tăng. Trong 8 tháng đầu năm, giá USD có 3 tháng tăng nhẹ (tháng 1, tháng 4, tháng 6), 5 tháng giảm sâu hơn (tháng 2, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8), nên tính chung 8 tháng (tháng 8/2016 so với tháng 12/2015) giảm 1,07% (trong khi cùng kỳ năm 2013 tăng 1,59%, năm 2014 tăng 0,42%, năm 2015 tăng 2,33%).
Điều đó chứng tỏ, trong 8 tháng đầu năm, VND đã lên giá so với USD, làm giảm bớt nỗi lo từ cuối năm trước khi nhiều tổ chức và cá nhân dự báo tỷ giá sẽ tăng cao và là vấn đề lớn nhất của năm 2016. Diễn biến này có thể làm chúng ta có kỳ vọng yên tâm hơn với tỷ giá VND/USD. Đáng lưu ý, sự ổn định tỷ giá VND/USD diễn ra trong khi giá nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… giảm mạnh trong thời gian tương ứng.
Sự ổn định của tỷ giá đã góp phần kiềm chế lạm phát trong thời gian qua
Một biểu hiện khác là giá vàng trong nước (yếu tố có liên quan chặt chẽ với tỷ giá, nhưng tỷ giá vẫn cơ bản ổn định, mặc dù giá vàng trong nước thường nhảy múa theo giá vàng thế giới) nay không còn bị cộng hưởng với giá vàng thế giới và sau nhiều năm, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giảm.
Một biểu hiện khác nữa là, trong những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 8 tỷ USD, có thông tin từ tháng 6 đến nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào USD, đưa dự trữ ngoại tệ (không kể vàng) của đất nước lên mức kỷ lục 38 tỷ USD, trong khi tỷ giá VND/USD vẫn cơ bản ổn định.
Như vậy, sự ổn định của tỷ giá đã góp phần kiềm chế lạm phát, xét dưới 2 góc độ. Ở góc độ thứ nhất, giá nhập khẩu tính bằng USD, khi tỷ giá giảm sẽ làm cho giá nhập khẩu tính bằng VND giảm, theo đó, chi phí đẩy – một yếu tố của lạm phát – giảm, kéo lạm phát ở trong nước xuống. Ở góc độ thứ hai là yếu tố tâm lý, bởi USD là một trong những nơi trú ẩn của đồng tiền khi lạm phát cao, nay tỷ giá giảm thì tâm lý này giảm.
Video đang HOT
Sự ổn định của tỷ giá góp phần vào việc mua USD, tăng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước; giảm bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ, tình trạng đô la hóa của nền kinh tế; làm cho nợ ngoại tệ khi tính bằng VND không tăng kép (vừa tăng do tính bằng ngoại tệ, vừa tăng do tỷ giá tăng); đồng thời góp phần ổn định giá vàng, không làm cho giá vàng tăng kép (vừa tăng do tính bằng USD tăng, vừa tăng do tỷ giá tăng).
Sự ổn định của tỷ giá VND/USD do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là cán cân thương mại thặng dư. Tính từ đầu năm đến ngày 15/8, xuất siêu hàng hóa đạt 2,039 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 4,138 tỷ USD. Yếu tố này đã góp phần làm cho cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng, góp phần ổn định tỷ giá VND/USD.
Một yếu tố quan trọng là do lượng ngoại tệ vào Việt Nam có quy mô lớn và gia tăng so với cùng kỳ từ các nguồn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 7 tháng đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; khả năng cả năm 2016 sẽ vượt kỷ lục 14,5 tỷ USD của năm trước. Nguồn vốn đầu tư gián tiến (FII) tính đến nay ước đạt trên 15 tỷ USD, cao gấp gần 2,5 lần năm 2011. Lượng kiều hối được chuyển về vào dịp Tết cổ truyền đầu năm nhiều hơn các thời gian khác trong năm. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt trên 5,55 triệu lượt người, tăng 24%, với chi tiêu khoảng 4,84 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ…
Một yếu tố quan trọng khác là do các giải pháp điều hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Trung tuần tháng 8/2015, việc điều chỉnh “kép” (vừa tăng tỷ giá, vừa nới rộng biên độ) và “vượt trước ngăn chặn” (về việc giảm giá của nhân dân tệ và tăng lãi suất của Hoa Kỳ). Thay đổi phương thức điều hành tỷ giá từ một vài lần trong năm như trước (gọi nôm na là “giật cục”), bằng việc điều hành thông qua tỷ giá trung tâm (gọi nôm na là “trườn bò”), vừa bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với cơ chế thị trường, vừa hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ…
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng ít người chú ý là “cánh kéo” tỷ giá (chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá sức mua tương đương) của Việt Nam tuy đã giảm (chỉ còn bằng một nửa cách đây một vài chục năm), nhưng hiện còn rất lớn so với nhiều nước. Chênh lệch này của Việt Nam là 2,78 lần, lớn hơn chênh lệch của nhiều nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Singapore 1,43, Malaysia 2,21, Philippines 1,43, Thái Lan 2,49, Indonesia 2,75, Trung Quốc 1,75, Hồng Kông 1,4, Nhật Bản 0,94, Hàn Quốc 1,27, Canada 0,82, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1,48, Anh 0,92, Italia 0,99, Tây Ban Nha 1,11, Bỉ 0,89, Pháp 0,88, Đức 0,95, Hà Lan 0,91, Australia 0,64…).
Từ những biểu hiện và các nguyên nhân tác động như trên, có thể dự đoán giá USD năm nay có thể tương đương hoặc cao hơn một chút so với tốc độ tăng của năm 2013 (1,09%), năm 2014 (1,0%), nhưng sẽ tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ của năm 2015 (5,34%).
Theo Báo đầu tư
Quên lựa chọn quốc tịch nhà đầu tư nước ngoài: Rủi ro cho an ninh quốc gia
Vụ Formosa gây thảm họa môi trường mới đây xảy ra trong bối cảnh một loạt các nước như Mỹ, Anh và Australia từ chối cấp phép cho những dự án của các Cty Trung Quốc vì lý do an ninh, đang rung lên một hồi chuông báo động về sự cần thiết phải lựa chọn quốc tịch nhà đầu tư.
Ở VN, rất nhiều dự án nhiệt điện đang được xây dựng hoặc được đầu tư bởi các nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Dự án nhiệt điện Mông Dương 2
Câu chuyện được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng ở nước Anh những ngày này có lẽ là chuyện Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đã đột ngột đưa ra quyết định dừng thông qua dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point có tổng mức đầu tư 18 tỷ Bảng Anh, chỉ một ngày trước lễ công bố dự án được thông qua.
Thế giới quan ngại
Quyết định đột ngột này đặt hai nhà thầu xây dựng là tập đoàn EDF của Pháp và Tập đoàn Điện nguyên tử Trung Quốc (hai nhà tài trợ vốn chính cho dự án) từ tình trạng gần như chắc chắn trúng thầu vào cảnh phải chờ đợi mà không biết thế nào.
Tương tự, mới đây Chính phủ Australia đã tuyên bố bước đầu từ chối phê duyệt việc bán 50,4% cổ phần của Cty Ausgrid - Cty đang kiểm soát mạng lưới cung cấp điện của New South Wales và cũng là mạng lưới điện lớn nhất nước - cho hai nhà đầu tư Trung Quốc gồm Tcty Lưới điện quốc gia Trung Quốc và Cty Hạ tầng Cheung Kong có trụ sở tại Hồng Kông trong thời hạn 99 năm. Trước đó, Australia cũng từ chối phê duyệt thương vụ mua bán cổ phần giữa Cty Dakang Australia Holdings có nguồn gốc Trung Quốc và Cty S.Kidman & Co của Australia. Theo đó Dakang Australia Holdings sẽ mua 80% cổ phần của S.Kidman - Cty đang sở hữu nhiều trang trại gia súc có tổng diện tích tương đương 1,3% diện tích của Australia.
Có một điểm chung giữa hai câu chuyện này là các dự án đầu tư bị từ chối phê duyệt đều có gắn với nhà đầu tư Trung Quốc, và đều vì lý do ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Dường như đang có một xu hướng trên thế giới rằng nhiều nước đang cảm thấy an ninh quốc gia bị đe dọa nếu chấp thuận mọi dự án đầu tư của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Tại Mỹ, đầu năm nay đã có hàng chục nghị sỹ gửi thư đến Ủy ban Đầu tư nước ngoài và Bộ Tài chính bày tỏ lo lắng về an ninh quốc gia sau những vụ thâu tóm DN Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc như vụ Syngenta bị bán cho ChemChina với giá 48 tỷ USD, Ingram Micro bán cho HNA Group với giá 6,3 tỷ USD, GE bán toàn bộ mảng kinh doanh đồ gia dụng cho Haier với giá 5,4 tỷ USD.... Các nghị sỹ Mỹ lo lắng rằng một vài thương vụ đó sẽ cho phép các Cty Trung Quốc, rất nhiều trong số đó được chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau, tiếp cận với những công nghệ hoặc thông tin nhạy cảm của Mỹ.
Đến lúc VN phải lựa chọn
Những câu chuyện trên nghe có vẻ xa xôi, nhưng lại là những hồi chuông gióng lên liên tục tới việc thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài ở VN.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy trong 7 tháng năm 2016, đã có 159 dự án đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục được cấp phép trên khắp cả nước, tổng vốn đăng ký đầu tư là 393 triệu USD. Nếu tính cả Đài Loan và Hồng Kông thì đã có hơn 300 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 1,6 tỷ USD. Còn tính lũy kế từ trước đến cuối tháng 7/2016, số lượng các dự án của riêng Trung Quốc đại lục là 1.475 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 10,8 tỷ USD, đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng. Đài Loan và Hồng Kông lần lượt xếp ở vị trí thứ tư và thứ sáu.
Như vậy, có thể thấy vốn đầu tư từ Trung Quốc vào VN trong những năm qua không hề nhỏ. Tất nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và VN đang cần vốn nước ngoài, thì vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng đáng hoan nghênh. Tuy nhiên câu chuyện từ chối đầu tư Trung Quốc ở Anh hay Australia, và thảm họa môi trường Formosa (Đài Loan) gây ra ở dọc biển miền trung, cho thấy rằng đã đến lúc cần phải lựa chọn cẩn thận quốc tịch nhà đầu tư nước ngoài để đảm lợi ích quốc gia.
Giáo sư Trần Ngọc Thơ - giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM, trong một bài viết gần đây đã nhận định rằng hầu hết các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc đều có gốc là DNNN của Trung Quốc. Vì vậy, động cơ của các tập đoàn đa quốc gia này tuyệt nhiên không bao giờ tuân theo những nguyên lý của một nền kinh tế thị trường khi họ đem vốn đầu tư ra thế giới.
"Đã là các DNNN thì vốn FDI từ các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc vào VN sẽ tuân theo những chỉ đạo từ chính quyền trung ương Trung Quốc, và đương nhiên sẽ vượt khỏi phạm vi kinh tế thuần túy. Đây có lẽ là gót chân Achilles lớn nhất trong chiến lược thu hút FDI khi ta hầu như bàng quan về quốc tịch của các tập đoàn đa quốc gia" ông Thơ viết.
Bình luận của ông Thơ gợi nhớ một điều rằng trong khi Anh và Australia lo ngại rằng các nhà đầu tư Trung Quốc, nếu được đầu tư vào các dự án điện, sẽ gây nguy hại đến an ninh năng lượng quốc gia, thì ở VN rất nhiều dự án nhiệt điện đang được xây dựng hoặc được đầu tư bởi các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong đó có thể kể đến dự án nhiệt điện Hải Dương, dự án nhiệt điện Mông Dương 2 và dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Giáo sư Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội các DN có vốn đầu tư nước ngoài, từng nhiều lần nói rằng chính phủ cần phải có một chiến lược thu hút và lựa chọn dòng vốn đầu tư, trong đó tập trung vào nguồn đầu tư đến từ Châu Âu, Mỹ hay các nước phát triển ở Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông chưa một lần đưa Trung Quốc vào danh sách của ông, vì theo ông tác động lan tỏa và lợi ích từ đầu tư Trung Quốc mang lại không nhiều, thậm chí còn để lại hậu quả như trường hợp của Formosa.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Giá vàng hôm nay 25/8: Tiếp tục giảm sâu Mở phiên giao dịch ngày 25/8, giá vàng hôm nay trong nước cùng giảm mạnh theo vàng thế giới. Chỉ sau 1 đêm giá vàng đã mất tới 150.000 đồng mỗi lượng. Trong khi, tỷ giá USD tiếp tục ổn định, còn giá dầu thô thế giới quay đầu giảm. Ảnh minh họa Thời điểm 8h30, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm...