Giảm nguy cơ ung thư phổi từ trái cây và rau củ
Bổ sung các loại trái cây vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Bông cải xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi – Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Trường Y tế công cộng Andalusian (Tây Ban Nha) phát hiện ăn trái cây với đủ chủng loại có thể giúp giảm gần 25% nguy cơ bị ung thư phổi. Theo các chuyên gia, ăn rau củ đều đặn mỗi ngày cũng giúp đẩy lùi ung thư phổi.
Hầu hết các loại trái cây và rau củ là những nguồn phong phú chất chống ô xy hóa, có tác dụng ngừa ung thư phổi lẫn tiêu diệt các tế bào gây ung thư đã phát triển trong phổi và lan ra các khu vực khác trong cơ thể, theo trang livestrong.com.
Táo chứa nhiều chất chống ô xy hóa gọi là flavanoid, có thể tiêu diệt các gốc tự do gây ung thư trong phổi. Theo nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of the National Cancer Institute (năm 1999), những ai ăn táo thường xuyên giảm 60% nguy cơ bị ung thư so với nhóm không ăn táo.
Rau họ cải như cải xoong, bông cải xanh, súp lơ, cải bắp… đều có tác dụng giảm nguy cơ ung thư nhờ chứa nhiều chất chống ô xy hóa gọi là lutein.
Thế Phương
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nên bảo quản rau củ trong tủ lạnh bao lâu?
Đừng nghĩ chỉ cần tủ lạnh là bạn có thể thoải mái lưu trữ thực phẩm suốt nhiều ngày, đặc biệt với các loại rau củ. Vì chúng cũng sẽ có tuổi thọ nhất định khi đã được cho vào tủ lạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Do đó, khi cho các loại rau củ vào tủ lạnh, chị em cần lưu ý những nguyên tắc nhất định và nắm được tuổi thọ của thực phẩm để có thể sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và không hại sức khỏe. Tốt nhất nên sử dụng chúng càng sớm càng tốt.
3 lưu ý trước khi cho rau củ vào tủ lạnh
- Không nên để chung tất cả trong cùng một bọc hoặc một ngăn đựng rồi cho vào tủ lạnh. Để riêng mỗi loại một túi khác nhau sẽ bảo quản được lâu hơn. Nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.
- Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Vì quá nhiều độ ẩm trên thực phẩm sẽ gây ra những bất lợi và có thể khiến chúng bị biến màu.
- Cắt bớt ngọn của một số thực phẩm như củ cải, cà rốt, xu hào...trước khi để vào tủ lạnh.
"Tuổi thọ" của rau củ trong tủ lạnh
- Với các loại rau ăn lá, nên chọn phần còn nguyên cụm, tươi xanh, bỏ bớt lá dập, héo. Không rửa nước mà cuộn nhẹ tay vào trong 1-2 lớp giấy báo để ở ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng, lấy ra rửa sạch và chế biến như rau tươi. Rau có thể bảo quản được 3-4 ngày.
- Súp lơ và cải bắp mua về không nên rửa ngay vì nước sẽ làm rau nhanh úng, nên cho vào bọc ni lông và để trong ngăn mát tủ lạnh. Súp lơ có thể giữ được 1 tuần, còn cải bắp giữ được 2-3 ngày.
- Cà rốt sau khi mua về nhưng không dùng ngay thì tránh rửa vì nước có thể làm chúng nhanh ủng, nên cắt sạch cuống lá rồi để cà rốt trong rổ nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể giữ được cà rốt đến 2 tuần.
Cụ thể các loại rau củ khác:
- 2-3 ngày: măng tây
- 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, hành lá.
- 1 tuần: đậu, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô
- 1-2 tuần: cần tây
- 2 tuần: củ c ải
Những rau củ không nên lưu trữ trong tủ lạnh
- Khoai tây: tốt nhất không nên lưu trữ trong tủ lạnh vì ngay cả ở nhiệt độ bình thường, chúng vẫn có thể tươi ngon vài ngày. Khoai tây chỉ cần đựng trong túi giấy khô, để nơi thoáng mát, không để sát nền đất vì khoai có thể nảy mầm và gây ngộ độc.
- Cà chua: Loại quả này không ưa không khí lạnh và hanh khô của tủ lạnh. Mặt khác, nhiệt độ thấp có thể làm cà chua mất độ tươi ngon cũng như giảm chất dinh dưỡng.
- Củ cải xanh: Theo Megafun, củ cải xanh cũng không nên lưu trữ trong tủ lạnh và nên sử dụng kịp thời vì việc lưu trữ trong tủ lạnh khiến chúng phát sinh mùi khá mạnh mẽ.
Theo SKGD
10 thực phẩm dự phòng viêm loét Để phòng các bệnh loét dạ dày tá tràng, thực quản... ngoài việc bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống thích hợp cũng rất quan trọng. Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bạn dự phòng các bệnh viêm loét: 1. Mật ong Loại thực phẩm kỳ diệu chống nhiễm khuẩn và vi khuẩn này tấn...