Giảm nghèo: Từ cho không chuyển sang hỗ trợ có điều kiện
Hiện nay công tác giảm nghèo đa chiều đã được triển khai khá thành công từ địa phương. Mục tiêu thời gian tới, Nhà nước cũng chuyển từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện nhằm nâng cao ý thức thoát nghèo của người dân.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
Thống kê của Bộ LĐTBXH, đến nay cả nước còn hơn 1,9 triệu hộ nghèo đa chiều (chiếm 8,23% tổng số hộ), hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo (chiếm 5,41%).
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho hơn 1.000 lượt hộ nghèo vay vốn, với hơn 31.000 tỷ đồng. Các địa phương đã cấp phát 13 triệu thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, với số tiền hơn 9 tỷ đồng. Trên 1 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí và khoảng 1,6 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện với kinh phí khoảng 470 tỷ đồng.
Bà Chu Thị Hạnh – Phó Chánh Văn phòng quốc gia giảm nghèo (Bộ LĐTBXH) cho biết, nhiều chương trình giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, ven biển và hải đảo; chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; tăng cường xuất khẩu lao động cho lao động thuộc các địa bàn 30a.
Gia đình anh Triệu Văn Liều – một trong ít hộ mới thoát nghèo của xã Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ). Ảnh : T.L
“Ngoài việc đa dạng sinh kế, tạo việc làm tăng thu nhập thì hoạt động giảm nghèo trong 6 tháng đầu năm từ phía địa phương cũng đã chú trọng thực hiện chương trình truyền thông, giảm nghèo về thông tin nhằm hướng tới hoạt động giảm nghèo đa chiều. Hiện ngân sách trung ương đã bố trí hơn 60 tỷ đồng để thực hiện chương trình truyền thông và giảm nghèo về thông tin cho người dân” – bà Hạnh chia sẻ.
Bà Hạnh cho biết, mục tiêu dự kiến đến cuối 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,9% (giảm 1,33% so với cuối 2016), trong đó bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối 2016); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2016.
Video đang HOT
Hỗ trợ “có điều kiện”
Mặc dù hoạt động giảm nghèo từ phía các địa phương đã được triển khai tích cực nhưng nhiều nơi vẫn gặp khó khăn. Ông Phùng Thanh Chang – Chủ tịch xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết, dù rất nỗ lực trong việc giảm nghèo đa chiều nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương vẫn còn rất cao. Cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều ở Đồng Sơn vẫn còn tới 72%. Thu nhập bình quân đầu người thấp và tăng chậm, chỉ đạt 78,9% so với thu nhập chung của huyện là 17,1 triệu đồng/người/năm.
Ông Chang cho biết, chuyển đổi từ giảm nghèo đơn chiều sang đa chiều, địa phương gặp khá nhiều vấn đề. Đầu tiên phải kể đến nhận thức của người dân còn hạn chế, sau đó là nguồn lực kinh tế khó khăn. Trước đây, việc giảm nghèo đơn chiều chỉ cần giải quyết một vấn đề về thu nhập, giờ cùng lúc phải giảm nghèo ở nhiều mặt. “Là địa bàn miền núi nên các vấn đề chăm sóc y tế, giáo dục, thông tin, nhà ở, nước sạch của người dân trong xã đều rất khó khăn. Muốn giải quyết vấn đề này không thể làm ngày một ngày hai mà cần có thời gian và nguồn lực” – ông Chang nói.
Ông Chang cũng cho biết phần lớn hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội ở địa phương như già cả, cô đơn, bệnh tật… không lao động được nên không có cơ hội thay đổi, nâng cao thu nhập để thoát nghèo. Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được thụ hưởng các chế độ chính sách như với hộ nghèo về thu nhập.
Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giảm nghèo đa chiều từ phía địa phương, ông Ngô Trường Thi – Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho biết, trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 sẽ đặc biệt chú trọng tới những đại bàn khó khăn như vùng sâu, vùng xa, miền núi. Ngoài ra cũng thực hiện tích hợp các chương trình, dự án trước đây như Chương trình 30a, 135, xuất khẩu lao động vào với nhau. “Mục tiêu là thực hiện giảm nghèo đa chiều, lấy chỉ tiêu thu nhập là chính, bên cạnh đó cũng xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và 21 chương trình có mục tiêu khác để triển khai có hiệu quả hơn” – ông Thi nói.
Ngoài ra, chương trình cũng chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ những gì người dân không làm được. Nhà nước cũng không làm thay mà chỉ ban hành cơ chế hướng dẫn thực hiện.
“Thực hiện tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư… Ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước, chương trình cũng chú trọng tới việc kêu gọi nguồn lực xã hội hoá để thực hiện các dự án, tiểu dự án của chương trình” – ông Thi nói.
Trước những khó khăn từ việc thực hiện giảm nghèo đa chiều, nhiều địa phương đã kiến nghị Chính phủ xem xét, có phương án hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: Hỗ trợ GD-ĐT cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo đa chiều như với những học sinh trong gia đình là hộ nghèo thu nhập.
Theo Danviet
Sa thải lao động sớm - Gánh nặng cho BHXH
Tại nhiều doanh nghiệp đang có hiện tượng sa thải công nhân ở tuổi "đang xoan", mới trên 35 tuổi. Theo các chuyên gia lao động, việc sa thải công nhân lao động sớm sẽ tác động lớn hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là tình trạng nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, gia tăng nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Đang khỏe đã... hưu
Ông Lê Đình Quảng - Phó Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết: Có hiện tượng doanh nghiệp gia tăng sa thải người lao động trên 35 tuổi. Qua khảo sát 64 doanh nghiệp, có hiện tượng người lao động chỉ làm việc tại doanh nghiệp 6-7 năm rồi nghỉ. Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn, thường lao động chỉ làm đến 31-32 tuổi rồi nghỉ và ít người làm đến 35 tuổi.
Lao động trẻ khỏe nhưng vẫn có nguy cơ bị sa thải sớm. Ảnh minh họa, chụp tại doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Viết Thành
Việc sa thải công nhân lao động trên 35 tuổi đang tác động lớn hệ thống an sinh xã hội. Do đó, Ban thực hiện chính sách BHXH cần có báo cáo phân tích tình trạng người lao động trên 35 tuổi nghỉ việc qua hệ thống thống kê của ngành BHXH, để từ đó có tham vấn chính sách, cũng như định hướng tuyên truyền cụ thể hơn". Ông Phạm Lương Sơn
Theo ông Quảng, việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của BHXH Hà Nội thời gian qua cũng cho thấy tình trạng này. Lý do các doanh nghiệp cho các lao động này nghỉ việc sớm là những lao động làm việc trực tiếp ở khu vực điều kiện không tốt, cường độ cao. Sau 35 tuổi, nhiều lao động có sức khỏe kém, khả năng ứng dụng khoa học kém, năng suất lao động thấp. Ngoài ra, chi phí BHXH của các lao động làm việc lâu năm lại cao, do đó nhiều doanh nghiệp có chính sách, biện pháp để đẩy người lao động ra khỏi doanh nghiệp. Có doanh nghiệp đã thỏa thuận chi cho người lao động một khoản tiền kha khá để lao động thôi việc.
"Về lâu dài, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, chính sách an sinh và chính sách giải quyết việc làm của chúng ta. Người lao động thôi việc được nhận trợ cấp một lần và rất khó xin việc trở lại ở các doanh nghiệp, công ty có quan hệ lao động. Hầu hết họ chuyển sang làm lao động tự do. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể sẽ không tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế. Đồng thời chúng ta cũng lãng phí một nguồn lao động lớn khi các lao động này đều đang trong tuổi lao động sung mãn nhất. Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60, nữ là 55, thậm chí chúng ta đang tính đến nâng tuổi nghỉ hưu 3-5 năm nữa. Vậy mà hiện nay lại có không ít lao động "nghỉ hưu" ở tuổi 35-40. Điều này thật lãng phí" - ông Quảng nhận định.
Hồi tháng 5.2017, Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã công bố nghiên cứu cho thấy, có tình trạng khá phổ biến là công nhân lao động độ tuổi ngoài 30, đặc biệt là lao động nữ và lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nghỉ việc vì sức ép năng suất, định mức lao động cao, cường độ lao động căng thẳng, sức khỏe giảm sút... Trong khi đó, họ có thu nhập không cao hoặc bấp bênh, không có thời gian lo cho gia đình, chăm lo cho con cái.
Còn ông Đỗ Ngọc Thọ - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách (BHXH Việt Nam) cũng cho rằng, có tình trạng lao động nghỉ trên 35 tuổi đã nghỉ việc, tuy nhiên chưa thấy có trường hợp nào lao động bị doanh nghiệp ép nghỉ việc sớm. "Một số doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc sớm là vì mục đích lợi nhuận, doanh nghiệp muốn thải loại người lao động cao tuổi, năng suất lao động không đảm bảo để tiếp nhận những lao động mới nhanh nhẹn hơn. Chủ sở hữu lao động vì mục đích lợi nhuận nên đã thỏa thuận sẽ trợ cấp cho người lao động thêm một khoản nào đó để họ nghỉ việc" - ông Thọ nói.
Cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp
Theo ông Quảng, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu chính sách để chấm dứt tình trạng cho "về hưu non" ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động. Cụ thể như có cơ chế ràng buộc để buộc các doanh nghiệp sử dụng lao động sau 35 tuổi; đồng thời tuyên truyền để tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tăng cường giám sát để xử lý các doanh nghiệp thải loại lao động trái phép. "Chúng ta đang hoạt động theo cơ chế thị trường linh hoạt, tự nguyện nên không thể ép buộc doanh nghiệp giữ lao động, do đó sẽ phải tăng cường các chính sách khuyến khích doanh nghiệp" - ông Quảng chia sẻ.
Để giải quyết việc này, ông Thọ cho rằng cần những chính sách vĩ mô của Nhà nước. Ví dụ như hiện tại, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đang có nội dung chi trả cho việc hỗ trợ đào tạo người lao động chuyển nghề, nhằm khắc phục tình trạng người lao động bị đào thải do không thích ứng được với những cải tiến về quy trình làm việc mới.
Tuy nhiên, quỹ vẫn chưa có cơ hội để chi trả khoản này vì nhiều lý do. Cụ thể như điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các khoản hỗ trợ đó vẫn còn khá ngặt nghèo, Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giữ lại lao động lớn tuổi mà doanh nghiệp đang dự định đào thải. Do đó, muốn doanh nghiệp giữ lao động cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi...
Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định: Việc sa thải công nhân lao động trên 35 tuổi đang tác động lớn hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là tình trạng nhận BHXH 1 lần, gia tăng nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Danviet
Nông dân chế tạo máy ép dầu lạc Ông Lưu Quang Trương (thôn Vĩnh Trung, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) vừa chế tạo thành công chiếc máy ép dầu lạc (đậu phộng). Chiếc máy này giúp nhiều người dân tăng năng suất, tăng thu nhập và có thêm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. "Kỹ sư" không bằng cấp Hơn 2 tháng qua, nhiều người ở Cam...