Giảm lo âu trong mùa dịch
Nếu phải ở nhà giãn cách vì dịch Covid-19, hãy tạo niềm vui bằng cách giữ cho tinh thần lạc quan, thích ứng với hoàn cảnh để có một sức khỏe tốt
Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho rằng dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều người lo lắng, ngay lúc này, chúng ta phải đồng hành với nhân viên y tế chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch.
Sống tích cực
Theo bác sĩ Tạ Vương Khoa, việc áp dụng chỉ thị hạn chế ra khỏi nhà để phòng dịch hiện nay ít nhiều ảnh hưởng tâm lý với người cao tuổi nhưng nếu con cháu trong gia đình luôn động viên, quan tâm thì các cụ sẽ thư giãn hơn, không cảm thấy cô đơn. Bên cạnh đó, với người cao tuổi mắc bệnh mãn tính có thể đăng ký khám chữa bệnh online để bác sĩ kịp thời nắm bắt tình trạng bệnh, đồng thời bệnh nhân cũng có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình.
Đối với người trưởng thành, đang trong độ tuổi lao động, ngoài làm việc online tại nhà thì có thể tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chơi với con hoặc tìm hiểu những thông tin kiến thức qua sách, báo để nâng cao sự hiểu biết.
Nếu cảm thấy căng thẳng thì có thể gọi điện, hay chat chia sẻ với bạn bè, người thân vừa để duy trì mối quan hệ vừa nhận được lời khuyên giúp tinh thần thoải mái hơn. Riêng với trẻ em, do nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài thì phụ huynh có thể hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi kích thích tư duy, thói quen đọc sách, hay cho trẻ tự dọn dẹp lại phòng ngủ, góc học tập của mình.
“Đây là thời gian bố mẹ có dịp gần gũi con nhiều hơn nên cũng là cơ hội để trẻ và gia đình có sự gắn kết thông qua các hoạt động cùng nhau như cho trẻ cùng nấu ăn, dọn dẹp với bố mẹ… Tinh thần là một trong những yếu tố của sự khỏe mạnh, vì ảnh hưởng lên hệ miễn dịch. Nên tạo cho bản thân suy nghĩ tích cực, tập thể dục, sinh hoạt lành mạnh… là cách giúp tăng sức đề kháng để có cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch” – bác sĩ Khoa tư vấn.
Video đang HOT
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP HCM, hướng dẫn thêm: “Dù giãn cách xã hội không thể ra công viên, vẫn có thể vận động thể lực bằng các bài tập thể dục buổi sáng thông thường tại nhà (hay tập một số động tác yoga, chạy bộ, đi bộ tại chỗ tùy theo sức khỏe bản thân). Tăng cường vận động bằng cách nếu nhà ở tầng cao thay vì đi thang máy thì có thể đi thang bộ, dọn dẹp nhà cửa. Đối với nhà có trẻ nhỏ, việc chơi với trẻ cũng hao tốn rất nhiều năng lượng”.
Phải ở nhà giãn cách vì dịch Covid-19, nên tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi kích thích tư duy hay đọc sách. Ảnh: HIẾU NGOÃN
Tăng sức đề kháng
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, để có một cơ thể khỏe mạnh thì cần có sức đề kháng tốt. Sức đề kháng là hệ thống phòng vệ của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, nấm và nhiều yếu tố khác từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Những nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng là nhóm chất đạm (thịt heo, thịt bò, cá, trứng, sữa…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu đậu nành, dầu mè, dầu ôliu, dầu hướng dương…), nhóm bột đường (cơm, mì, nuôi, bánh mì…), nhóm khoáng chất (các loại rau, củ, quả, trái cây…).
“Bất cứ lứa tuổi nào cũng nên ưu tiên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa, chọn các loại sữa phù hợp theo từng độ tuổi. Người trưởng thành cần ăn đủ 500 g rau và 200 g trái cây mỗi ngày. Chọn các loại rau có lá màu xanh, màu cam, đỏ; với trái cây thì nên chọn những loại trái cây có múi, táo, lê… Không ăn nhiều muối, đường, hạn chế hay không uống bia rượu. Với người cao tuổi có bệnh mãn tính phải duy trì chế độ ăn đã giữ ổn định đường huyết hay huyết áp” – bác sĩ Diệp thông tin.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP HCM, cho biết hiện nay thời tiết miền Nam đang nắng nóng, việc giãn cách ở nhà thường xuyên nếu sử dụng máy lạnh nhiều cũng sẽ khiến cơ thể dễ cảm lạnh. Vì máy lạnh là nơi ủ virus rất nhiều, do đó vào buổi sáng nên mở tất cả các cửa cho ánh nắng chiếu vào phòng.
Theo bác sĩ Ngọc Lan, ăn uống hợp lý kết hợp với tập thể dục mỗi ngày là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Vì khi thể trạng tốt sẽ ít nhiễm bệnh, nếu có nhiễm bệnh thì cơ thể cũng mau khỏe.
“Tập thể dục cần kết hợp với tập thở. Phải hít thật sâu và thở tối đa để tăng cường cung cấp ôxy cho cơ thể. Nếu đủ ôxy thì việc trao đổi chất trong cơ thể sẽ không sinh ra các chất trung gian, các chất ôxy hóa có hại cho cơ thể” – bác sĩ Ngọc Lan khuyên.
Ngoài những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên… thì nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể cũng được coi là vũ khí hữu hiệu để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Bất cẩn bị dao đâm vào tim khi đùa nghịch với bạn
Nam thanh niên sinh năm 1999, trú tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh bị dao thái lan đâm vào ngực do bất cẩn trong khi nấu ăn và đùa giỡn cùng bạn.
Sau khi bị đâm, vì vết thương nhỏ nên bệnh nhân tự băng bó vết thương tại nhà. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân cảm thấy ngực đau dữ dội nên đến Bệnh viện Quân y 175 khám.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và xét nghiệm cho thấy: Bệnh nhân bị một vết thương thấu ngực, thủng thành thất phải của tim khoảng 0,5cm cách động mạch liên thất trước khoảng 2 cm đang ra máu. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu ngay.
Bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Sau phẫu thuật, bệnh nhân chuyển về Khoa Hồi sức tích cực Ngoại, tiếp tục được theo dõi, tầm soát tim phổi. Tiếp đó, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, tự thở, sức khỏe đã dần ổn định.
Hiện, bệnh nhân được chuyển về Khoa B4 - Ngoại Lồng ngực, để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Từ trường hợp bệnh nhân trên, có thể thấy mối đe dọa sức khỏe cho con người từ những vật sắc nhọt không chỉ từ trẻ con mà người lớn cũng thể có nguy cơ. Vì vậy, để tránh thương tích do các vật nhọn gây ra, khi sử dụng các vật nhọn phải cố gắng tập trung vào công việc, tránh điều đáng tiếc xảy ra cho bản thân mình cũng như người khác bị thương.
Đặc biệt, với đối tượng là trẻ nhỏ, khi các cháu chưa nhận thức được nguy hiểm từ những vật sắc nhọn thì người lớn cần phải chỉ bảo nhằm phòng tránh những nguy cơ dẫn đến thương tích và hậu quả có thể để lại từ việc đùa giỡn các vật nhọn.
Trong trường hợp không may gặp phải tổn thương tim và những vấn đề về tim mạch, bệnh nhân cần đến bệnh viện sớm để được khám xét chẩn đoán kịp thời can thiệp, tránh những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng, dị tật suốt đời.
Cụ bà 82 tuổi tự dùng dao ăn trầu đâm vào ngực gây thủng tim, phổi Cụ bà dùng dao ăn trầu tự đâm vào ngực mình gây thủng tim, phổi, nguy kịch nhưng may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cứu sống thành công. Cụ bà đã được bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cứu sống - ẢNH: BVCC Ngày 18.4, tin từ Bệnh viện Quân y 175, cho biết bệnh viện...