Giảm lãi vay cho cá nhân, mới chủ yếu là vay ngắn hạn
Việc giảm lãi vay cho khối doanh nghiệp như thế nào nhận được nhiều sự chú ý, còn với khối khách hàng cá nhân, không có quá nhiều thông tin, dù mong muốn khá nhiều.
Từ đầu mùa dịch, cuộc sống của nhiều người lao động đã trở nên chật vật vì công việc bị ngưng trệ. Một số người đã phải nghỉ việc, số khác chấp nhận bị giảm lương, giảm giờ làm.
Các khoản vay tiêu dùng từng giúp người lao động mua sắm tiện nghi, góp phần nâng cao cuộc sống của bản thân và gia đình, thì nay khoản thanh toán hàng tháng trở thành nỗi đau đầu thường trực khi thu nhập của họ ngày càng eo hẹp.
Vì thế, cũng dễ hiểu khi đây là mối quan tâm của khách hàng có khoản vay hiện hữu tại ngân hàng về việc họ có được hỗ trợ hay không.
Theo ghi nhận của Báo ầu tư Chứng khoán, hầu hết ngân hàng đều có chương trình hỗ trợ cho khách hàng cá nhân, thậm chí rất lớn, không hề kém khối khách hàng doanh nghiệp.
Chẳng hạn, Kienlongbank giảm đến 25% trên tổng số tiền lãi phải thanh toán cho hơn 85.000 khách hàng đang vay vốn trả góp theo ngày tại Ngân hàng kể từ ngày 3/4 – 30/6/2020.
HDBank, TPBank, BIDV, ACB… cũng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cá nhân trong mùa dịch, với lãi vay ưu đãi từ 8-9%/năm.
Nam A Bank, ưu đãi giảm lãi vay lên đến 2%/năm so với hiện hành cho các khách hàng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ lưu trú, nhà hàng quán ăn và xuất nhập khẩu (giữa Việt Nam với các nước thuộc vùng dịch). Chương trình được áp dụng từ 20/3 đến khi Chính phủ có thông báo kết thúc dịch.
Bên cạnh đó, đối với khách hàng cá nhân cần vay vốn để phục vụ mục đích tiêu dùng, mua xe, mua đất, nhà, hoặc xây dựng, sửa chữa nhà, sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi giảm lên đến 3,1%/năm trong chương trình “Happy Finance” đến 30/6/2020.
Không chỉ với ngân hàng, khối các công ty tài chính tiêu dùng cũng có những chương trình khá thiết thực như FE Credit hỗ trợ các khoản vay tiền mặt lên đến 70 triệu đồng, không cần thế chấp cùng lãi suất cạnh tranh.
Còn các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được HD SAISON cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ…
Ngoài ra, tất cả giáo viên, giảng viên, bác sĩ, y tá, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học, bệnh viện trên toàn quốc đều nhận được ưu đãi lãi suất 1,09%/năm khi vay trả góp với HD SAISON.
Ngoài các khoản vay ngắn hạn, được quan tâm nhiều nhất là khách hàng vay mua nhà kỳ hạn dài, việc trả gốc lãi thường xuyên khi thu nhập bị gián đoạn hoặc suy giảm là gành nặng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, như tìm hiểu của Báo ầu tư Chứng khoán, những chương trình riêng biệt cho khách vay mua nhà gần như không có, mà thường được xét chung với các khoản hỗ trợ cá nhân khi khách hàng có đề nghị cụ thể.
Một số ngân hàng cho biết, việc xem xét chủ yếu dừng ở mức cho phép chậm trả một thời gian, không tính lãi phạt, còn việc hạ lãi suất so với hợp đồng thì không áp dụng.
Lý do là các hợp đồng này thường có lãi suất thả nổi theo hướng trừ năm đầu có lãi suất xác định trước, các năm sau áp dụng theo lãi suất huy động 12 tháng cộng thêm biên độ (khoảng 3-4%/năm tùy ngân hàng).
Mặt khác, vì năm nay lãi suất huy động hạ, nên về bản chất, khách hàng đã được giảm lãi suất.
ó là về phía ngân hàng, còn trên thị trường, khá nhiều tổ chức và chuyên gia lên tiếng về các chương trình tín dụng bất động sả.
Theo TS. inh Thế Hiển, chuyên gia tài chính – ngân hàng, với các khách hàng cá nhân đang vay ngân hàng mua nhà thực sự rất khó khăn trước tình hình dịch bệnh, trong khi các chính sách hỗ trợ hiện nay chỉ mới tập trung nhiều vào doanh nghiệp.
Mới đây nhất, vào ngày 27/4, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị các ngân hàng giảm 30-50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng, giãn tiến độ trả lãi vay, nợ gốc cho người vay mua nhà ở thương mại do khó khăn vì dịch Covid-19.
HoREA cho rằng, trong gói hỗ trợ vừa qua, các ngân hàng chưa xem các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà là đối tượng được áp dụng theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN để có thể tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ có giá trị lên đến gần 300.000 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng chấp nhận tăng trưởng tín dụng âm
Không phát triển khách mới, tập trung hỗ trợ khách cũ khiến dư nợ cho vay giảm.
Dư nợ của Vietinbank hết quý I giảm 1,25% so với đầu năm.
Đồng loạt tăng trưởng tín dụng âm
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của VietinBank đạt 1,22 triệu tỷ đồng, giảm 1,46% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay giảm 1,25% xuống 923.623 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ hơn 2.900 tỷ lên 895.750 tỷ đồng.
Saigonbank vừa có báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh công bố giảm so với cùng kỳ 2019.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, Saigonbank không tăng trưởng được tiền gửi khách hàng vào ngân hàng khiến nguồn tiền này sụt giảm 0,8%, về mức 15.543 tỷ đồng.
Trong khi đó, hoạt động cho vay khách hàng cũng giảm 2,3%, về mức 14.215 tỷ đồng. Tổng tài sản của Ngân hàng cũng theo đó giảm gần 11%, về mức 20.308 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2020, Saigonbank ghi nhận lãi thuần từ hoạt động cho vay giảm 4,4% còn 152 tỷ đồng, do tín dụng khó tăng quý đầu năm. Lãi từ dịch vụ cũng giảm 24%, đạt 7,6 tỷ đồng.
Tổng tài sản đến cuối tháng 3/2020 của MB ở mức 406.802 tỷ đồng, giảm hơn 1% so với đầu năm. Cho vay khách hàng giảm 1,3%, xuống 244.072 tỷ đồng, trong khi tiền gửi giảm 12%, còn 240.737 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2020, tổng tài sản có của NCB sụt giảm hơn 12%, xuống mức 70.458 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng cũng suy giảm 0,27% về 37.806,6 tỷ đồng. Ngược lại, tiền gửi khách hàng lại tăng 2,4%, lên mức 60.547 tỷ đồng.
Nếu nhìn vào con số tăng trưởng tín dụng, vẫn có ngân hàng đạt được mức tăng trưởng dương, song con số cũng chỉ trên dưới 1% trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ.
Chẳng hạn tại TPBank, huy động tiền gửi giảm 3% trong quý đầu năm 2020, nhưng cho vay khách hàng tăng 5% so với đầu năm 2020.
Tương tự tại KienlongBank, huy động vốn tăng 4% trong 3 tháng đầu năm nay, đạt 34.243 tỷ đồng, nhưng dư nợ cho vay của Ngân hàng chỉ tăng trưởng 1% (tương ứng 351 tỷ đồng), đạt 33.830 tỷ đồng.
Lý do của tình trạng trên không mới và lạ, dịch Covid-19 khiến nhu cầu vay vốn chững lại, chưa kể các ngân hàng buộc phải chủ động cân nhắc các khoản vay mới do tình hình kinh doanh vẫn khó khăn, điểm xếp hạng tín dụng của các khách hàng sụt giảm khiến rủi ro nếu cho vay mới tăng lên.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho hay, tính đến giữa tháng 4/2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng cả nước chỉ còn 0,8%.
Trước đó, báo cáo Thủ tướng tại Hội nghị Chính phủ trực tuyến ngày 10/4, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho hay, tín dụng 3 tháng đầu năm, tín dụng tăng 1,3%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4, tín dụng sụt giảm 0,5%. Con số này sụt giảm so với tháng 3/2020 (tín dụng tháng 3 tăng 1,1%).
Giải thích lý do tín dụng sụt giảm mạnh, ông Hùng cho hay, hiện nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sụt giảm mạnh do không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, tiêu dùng và xuất khẩu đều giảm mạnh, nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra đều khó khăn.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp tập trung vào thu hồi vốn, trả nợ vay, không có nhu cầu vay vốn tiếp.
"Bốn ngân hàng quốc doanh muốn đẩy mạnh vốn vay mà không thể cho vay được", ông Hùng cho biết thêm.
Lãi suất sẽ tiếp tục theo chiều hướng hạ
Lãi suất là giá của dòng vốn, quyết định chính bởi cung - cầu. Thời điểm hiện tại, cầu vốn thấp sẽ khiến giá vốn giảm, thể hiện ở lãi suất sẽ giảm dần (cả huy động và cho vay).
Theo thông tin từ NHNN, hiện các ngân hàng thương mại đang tập trung cơ cấu nợ cho doanh nghiệp.
Đối với cho vay mới, nhu cầu vay tập trung vào các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (tăng 1%), cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng 0,3%, trong khi dư nợ nhiều ngành như thương mại - dịch vụ - du lịch, tiêu dùng... đều giảm mạnh. Nhu cầu vay vốn của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm hơn 1%.
Đối với gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng, NHNN cho hay, hiện các ngân hàng đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gần 30.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi với dư nợ 160.000 tỷ đồng (số tiền miễn giảm lãi thực chất khoảng 360 tỷ đồng), cho vay mới 180.000 tỷ đồng.
Lãi suất không còn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp, nhưng khách hàng không có nhu cầu vay bởi cung và cầu đều sụt giảm. Đó cũng là lý do các ngân hàng cắt giảm dần chi phí huy động vốn đầu vào gần đây.
Lãi suất cho vay có sự phân hóa giữa các nhóm khách hàng khác nhau, các lĩnh vực ưu tiên có lãi suất thấp và ngược lại. Để nhìn vào xu hướng lãi suất, có thể đánh giá qua biểu lãi suất huy động mà các ngân hàng đang áp dụng.
Tính đến đầu tháng 4/2020, các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) đều có sự điều chỉnh giảm lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng về mức 5,1%/năm, giảm 0,2 điểm % so với tháng 3/2020.
Với các kỳ hạn dài từ 12 - 60 tháng, lãi suất chỉ còn từ 6,6 - 6,8%/năm, giảm từ 0,2 - 0,3 điểm % so với cuối tháng 3/2020.
Với các ngân hàng cổ phần tư nhân, lãi suất cũng giảm ở nhiều kỳ hạn. Tại Techcombank, lãi suất tiền gửi tại quầy các kỳ hạn từ 1 - 36 tháng dao động từ 3,95% tới 6,2%/năm, tùy theo từng phương thức lĩnh lãi và điều kiện của khách hàng.
Còn tại Eximbank, lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn từ 1-60 tháng lĩnh lãi cuối kỳ, dao động từ 4,7%/năm đến 8,4%/năm.
Trong đó, kỳ hạn 6 - 11 tháng từ 5,6 - 5,8%/năm; kỳ hạn 12 - 18 tháng từ 7,2 - 7,4%/năm, giảm 0,2 điểm phần % so với tháng 3/2020.
Không chỉ các kỳ hạn tiền gửi ngắn giảm khá sâu, các kỳ hạn dài vốn được các nhà băng ưu ái đặt lãi suất cao để khuyến khích khách gửi dài hạn cũng đã được điều chỉnh thời gian qua.
Khảo sát trên thị trường của Đầu tư Chứng khoán, mức lãi suất cao nhất vẫn là 8,4%/năm, áp dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng trở lên, nhưng điều kiện kèm theo là với số tiền gửi từ 100 tỷ đồng do một ngân hàng cổ phần áp dụng, còn hầu hết đã về mức dưới 8%/năm.
Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, ngân hàng nâng trích lập dự phòng Để đối phó với tình trạng nợ xấu gia tăng, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Nhiều ngân hàng bị giảm lợi nhuận do ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý đều...