Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng
Mặc dù ghi nhận việc cắt giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, song theo các chuyên gia, động thái này chưa thể kéo ngay lãi suất cho vay giảm thêm.
Chưa tác động ngay đến lãi vay
Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái nói trên là thiết thực, nhưng chưa thể tác động ngay đến mặt bằng lãi suất cho vay vì mấy lý do sau.
Thứ nhất, các mức lãi suất điều hành chủ yếu được dùng để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Thế nhưng, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào nên nhu cầu vay NHNN của các TCTD là không lớn.
Video đang HOT
Thứ hai, nguồn vốn mà NHNN bơm ra đều có kỳ hạn rất ngắn nên các TCTD cũng không thể dùng để cho vay được, mà nguồn vốn cho vay của các nhà băng chủ yếu được hình thành từ nguồn tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế.
Thứ ba, NHNN mới chỉ giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, với mức giảm chỉ từ 0,3%-0,5%, trong khi lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn đang neo cao, thậm chí trên 8%/năm.
Lãi suất huy động chưa giảm thì lãi vay cũng khó giảm sâu hơn được, nhất là khi các ngân hàng cũng đã cắt giảm khá mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, khiến NIM bị thu hẹp đáng kể. “Ngân hàng kinh doanh cũng cần phải có lãi để trả lương cho cán bộ, trả cổ tức cho cổ đông, nên khó giảm lãi suất cho vay sâu hơn” một chuyên gia nhấn mạnh.
Doanh nghiệp vẫn khó vay
Nếu lãi vay giảm thêm, sẽ càng hỗ trợ tích cực hơn cho doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là tiếp cận tín dụng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, cho biết không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được các gói hỗ trợ tín dụng, bởi các thủ tục phức tạp, phải làm báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, phải có tài sản đảm bảo… Vì thế, các DNNVV hầu như không thể tiếp cận được các gói hỗ trợ này.
Vị chuyên gia nói trên cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu các ngân hàng cứ khăng khăng với yêu cầu phải có tài sản đảm bảo là bất động sản mới cho vay thì chẳng khác nào làm khó cho doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay tín chấp dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp. Bởi hiện Chính phủ đang tái khởi động nền kinh tế trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang mở cửa hoạt động trở lại. Điều đó có nghĩa đầu ra cho hàng hóa của doanh nghiệp cũng được “mở cửa” và doanh nghiệp sẽ có doanh thu, dòng tiền.
“Chỉ khi tiếp cận được vốn tín dụng, thì việc giảm lãi suất điều hành mới mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Lãi suất huy động đồng loạt giảm
Ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước ban hành Quyết định số 419/QĐ-NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động bằng VNĐ cho các kỳ hạn dưới 6 tháng, từ sáng sớm 17-3, các NH thương mại đã đồng loạt thay đổi biểu lãi suất tiền gửi theo hướng giảm ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài.
Ở nhóm NH thương mại có vốn nhà nước, NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết lãi suất kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày đã về mức 0,5%/năm. Kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng đang ở mức thấp hơn trần: 4,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng xuống còn 4,7%/năm, kỳ hạn 1-2 tháng vẫn duy trì ở mức 4,7%/năm. Nhìn chung, hầu hết kỳ hạn huy động dưới 6 tháng tại Vietcombank đều ở dưới mức trần quy định. Lãi suất các kỳ hạn dài cũng khá thấp, như kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng chỉ ở mức 5,3%/năm. Các kỳ hạn dài hơi lãi suất cao nhất cũng chỉ 6,8%/năm.
Ở nhóm NH tư nhân, NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) không chỉ giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng mà còn áp dụng đồng loạt mức lãi suất 7,5%/năm cho các kỳ hạn dài, giảm tối đa 0,3 điểm % so với biểu lãi suất trước đó. Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank, cho biết không phải đợi đến khi NH Nhà nước có quyết định giảm lãi suất mà từ đầu năm đến nay, Nam A Bank đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi để có nguồn vốn đầu vào thấp nhằm giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đại diện NH TMCP Phương Đông (OCB) cũng cho biết đã thực hiện giảm lãi suất huy động từ 0,2 điểm % cho tất cả kỳ hạn. Hiện tại OCB, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng dao động từ 4,6% - 4,75%/năm; riêng kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn được OCB áp dụng mức lãi suất tương đối cạnh tranh trên thị trường từ 7%/năm trở lên. NH này cũng khuyến khích khách hàng giao dịch online với lãi suất được cộng thêm tối đa 0,2% lãi suất so với gửi tại quầy...
Lãnh đạo một NH thương mại nhìn nhận việc giảm lãi suất là tất yếu trong bối cảnh cầu tín dụng tăng thấp. Hiện nhu cầu lớn nhất của DN không phải vốn, mà muốn khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay với khoản nợ hiện hữu... do hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Do đó, các NH cũng phải tính toán hạ lãi suất đầu vào để tiết giảm chi phí huy động vốn.
Chuyên gia kinh tế - TS Bùi Quang Tín nhận xét lãi suất điều hành là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ và lần điều chỉnh này phù hợp trong bối cảnh nhiều nước cũng để mức lãi suất điều hành ở mức thấp, nhất là mới đây Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất cơ bản xuống chỉ còn 0% - 0,25%.
"Việc trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn và trần lãi suất cho vay bằng VNĐ giảm sẽ có tác động hỗ trợ những khoản vay mới của DN. Trong khi những khoản vay cũ, DN phải chứng minh được thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19" - TS Bùi Quang Tín nói.
Thái Phương (NLD.com.vn)
Giảm mạnh lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí hoạt động, giảm mạnh lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ... nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Theo ghi nhận, nhiều ngân hàng (NH) thương mại đã thông báo giảm lãi suất cho vay tối đa 2,5%/năm so với biểu lãi suất thông thường, nhất là...