Giảm lãi suất điều hành: Nửa mừng, nửa lo
“Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã gạn phần dư địa có thể là cuối cùng cho lần cắt giảm này”.
“Nếu kiểm soát tốt lạm phát 2020, Chính phủ sẽ có thêm dư địa thực hiện nới lỏng tiền tệ và tài khóa (một cách thận trọng) để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu kỳ vọng của Thủ tướng là trên 5%”, lần cắt giảm lãi suất bắt đầu từ hôm nay (13/5) đã gián tiếp được một tổ chức dự tính trong bản tin của họ hồi đầu tháng.
Yếu tố lạm phát được nhấn mạnh, vì ba tháng liên tiếp chỉ số CPI của Việt Nam giảm sâu, tính đến tháng 4/2020. Phía trước, nền lạm phát cao trong năm 2019 cũng là một tham chiếu thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát năm nay.
Nhưng, quyết định hạ đồng loạt các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước lần này cũng có hai phần: nửa mừng, nửa lo.
Trả lời BizLIVE, một thành viên trong nhóm tác giả của báo cáo trên cho rằng: “Lần hạ lãi suất này thể hiện quan điểm quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong nỗ lực tạo điều kiện hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp trước ảnh hưởng của Covid-19. Quyết định lần này thuận theo xu hướng nới lỏng tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới và nhân cơ hội thị trường tiền tệ (cả nội lẫn ngoại) đang ổn”.
Video đang HOT
Phân tích cụ thể hơn, quan điểm trên nhìn nhận về tổng quan, đây là giải pháp hướng tới hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như giảm khó khăn áp lực cho chính các tổ chức tín dụng ở chi phí nguồn vốn.
Mặt khác, một điểm lợi nữa, quyết định hạ tiếp các lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy vòng quay tiền tệ nhanh hơn lên; người dân và doanh nghiệp có thêm điều kiện tích cực đẩy tiền ra cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Điều này cũng trở nên ý nghĩa hơn khi nền kinh tế vừa trở lại sau thời gian giãn cách xã hội, tìm lại guồng quay sản xuất kinh doanh để có thể dần bình thường.
Tuy nhiên, có những thực tế khác được chú ý ở quyết định giảm lãi suất điều hành lần này.
“Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã gạn phần dư địa có thể là cuối cùng cho lần cắt giảm này”, chuyên gia trên đặt vấn đề.
Thứ nhất, trong các lãi suất vừa giảm, trần lãi suất tiền gửi VND ngắn hạn (dưới 6 tháng) trở nên khá nhạy cảm.
Một mặt, trần lãi suất này tiếp tục hạ xuống, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho các tổ chức tín dụng. Hiện tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn loại này chiếm khoảng 60-70% tổng tiền gửi tại nhiều ngân hàng thương mại, nên chi phí giảm bớt ở đây là đáng kể.
Tuy nhiên, yếu tố nhạy cảm ở đây liên quan đến một nhóm lợi ích là người gửi tiết kiệm. Điểm này có một thực tế thể hiện từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống có dấu hiệu rất chậm.
Dù vậy, với cơ chế trần lãi suất tiền gửi chỉ áp một phần, các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên các tổ chức tín dụng được thỏa thuận với người gửi tiền. Cánh cửa này tạo điều kiện để cân đối nguồn, cũng như cân đối cơ cấu kỳ hạn vốn huy động theo hướng bền vững hơn.
Thứ hai, cũng liên quan đến trần lãi suất, một điểm khác trong đợt cắt giảm này là trần lãi suất cho vay VND ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên từ 5,5% xuống 5%/năm.
“Thước đo cho hiệu quả cuối cùng là ngành ngân hàng tăng trưởng được tín dụng bao nhiêu. Hay nói cách khác, động lực cho vay ở đây thế nào khi trần lãi suất cho vay hạ xuống, cũng như khả năng doanh nghiệp ở các lĩnh vực đó tiếp cận được. Có thể với một mức lãi suất mở hơn thì họ có cơ hội và điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn. Đây là một thực tế cần xét đến”, chuyên gia mà BizLIVE tham vấn nêu góc nhìn.
Với những nhìn nhận trên, sau quyết định hạ các lãi suất điều hành lần này, một mặt chi phí của một cấu phần nền kinh tế được giảm thiểu và hỗ trợ, tạo động lực cùng vượt qua khó khăn bởi Covid-19; nhưng mặt khác, dư địa của chính sách tiền tệ trở nên cạn kiệt hơn cho triển vọng tiếp tục giảm được lãi suất nữa hay không, với một số giới hạn nhạy cảm nói trên.
Lãi suất huy động đồng loạt giảm
Ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước ban hành Quyết định số 419/QĐ-NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động bằng VNĐ cho các kỳ hạn dưới 6 tháng, từ sáng sớm 17-3, các NH thương mại đã đồng loạt thay đổi biểu lãi suất tiền gửi theo hướng giảm ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài.
Ở nhóm NH thương mại có vốn nhà nước, NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết lãi suất kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày đã về mức 0,5%/năm. Kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng đang ở mức thấp hơn trần: 4,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng xuống còn 4,7%/năm, kỳ hạn 1-2 tháng vẫn duy trì ở mức 4,7%/năm. Nhìn chung, hầu hết kỳ hạn huy động dưới 6 tháng tại Vietcombank đều ở dưới mức trần quy định. Lãi suất các kỳ hạn dài cũng khá thấp, như kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng chỉ ở mức 5,3%/năm. Các kỳ hạn dài hơi lãi suất cao nhất cũng chỉ 6,8%/năm.
Ở nhóm NH tư nhân, NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) không chỉ giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng mà còn áp dụng đồng loạt mức lãi suất 7,5%/năm cho các kỳ hạn dài, giảm tối đa 0,3 điểm % so với biểu lãi suất trước đó. Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank, cho biết không phải đợi đến khi NH Nhà nước có quyết định giảm lãi suất mà từ đầu năm đến nay, Nam A Bank đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi để có nguồn vốn đầu vào thấp nhằm giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đại diện NH TMCP Phương Đông (OCB) cũng cho biết đã thực hiện giảm lãi suất huy động từ 0,2 điểm % cho tất cả kỳ hạn. Hiện tại OCB, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng dao động từ 4,6% - 4,75%/năm; riêng kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn được OCB áp dụng mức lãi suất tương đối cạnh tranh trên thị trường từ 7%/năm trở lên. NH này cũng khuyến khích khách hàng giao dịch online với lãi suất được cộng thêm tối đa 0,2% lãi suất so với gửi tại quầy...
Lãnh đạo một NH thương mại nhìn nhận việc giảm lãi suất là tất yếu trong bối cảnh cầu tín dụng tăng thấp. Hiện nhu cầu lớn nhất của DN không phải vốn, mà muốn khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay với khoản nợ hiện hữu... do hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Do đó, các NH cũng phải tính toán hạ lãi suất đầu vào để tiết giảm chi phí huy động vốn.
Chuyên gia kinh tế - TS Bùi Quang Tín nhận xét lãi suất điều hành là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ và lần điều chỉnh này phù hợp trong bối cảnh nhiều nước cũng để mức lãi suất điều hành ở mức thấp, nhất là mới đây Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất cơ bản xuống chỉ còn 0% - 0,25%.
"Việc trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn và trần lãi suất cho vay bằng VNĐ giảm sẽ có tác động hỗ trợ những khoản vay mới của DN. Trong khi những khoản vay cũ, DN phải chứng minh được thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19" - TS Bùi Quang Tín nói.
Thái Phương (NLD.com.vn)
Trước khi áp dụng quy định mới về lãi suất từ 13/5, lãi suất huy động của các ngân hàng đang như thế nào Từ ngày mai (13/5), các ngân hàng sẽ công bố biểu lãi suất mới, bắt buộc điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng và không ngoài khả năng lãi suất kỳ hạn dài cũng giảm theo. Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước tuần cuối tháng 4, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,5%/năm...