Giảm lãi suất cho vay, cách nào?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm 0,25% lãi suất điều hành. Theo giới chuyên gia, mức giảm này chưa đủ tác động làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và để có thể giảm, cần thêm giải pháp…
Giảm thêm lãi suất điều hành…
Hiện các ngân hàng thương mại hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, lãi suất cho vay theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất.
Riêng với lãi suất huy động, hiện NHNN chỉ quy định trần 5,5%/năm với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng.
Trên thực tế, NHNN điều hành lãi suất chủ yếu thông qua các lãi suất trong giao dịch giữa NHNN với các ngân hàng thương mại, bao gồm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất mua kỳ hạn giấy tờ có giá (lãi suất OMO) và lãi suất tín phiếu.
Các loại lãi suất này đều vừa được NHNN điều chỉnh giảm 0,25%.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bao bì tại ồng Nai chia sẻ, ông đã biết thông tin NHNN hạ lãi suất điều hành, nhưng liên lạc với ngân hàng, nơi ông đang có các giao dịch như vay vốn, gửi tiền và chuyển tiền… thì được cho biết, chưa có thông báo về việc hạ lãi suất cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo cao cấp một ngân hàng thương mại thừa nhận: “Nếu tôi nói, hạ lãi suất điều hành giúp được doanh nghiệp có lãi suất vay thấp hơn ngay lập tức là nói dối”.
ồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phân tích, khi NHNN giảm lãi suất điều hành 0,25% trên nguyên tắc sẽ phải tác động giảm lên mặt bằng lãi suất cho vay nói chung, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, khi hạ lãi suất điều hành, cần độ trễ từ 1-3 tháng để có tác động đến doanh nghiệp và mức độ tác động nếu có cũng sẽ không nhiều.
“Lãi suất điều hành trên thị trường 2 là lãi suất NHNN sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ, còn lãi suất trên thị trường 1 là lãi suất huy động và lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng với các thành phần kinh tế khác. Lãi suất trên thị trường 2 không gắn kết chặt chẽ với lãi suất trên thị trường 1. iều này rất khác so với Mỹ, khi lãi suất luôn gắn kết với nhau”, TS. Hiếu nói.
TS. Hiếu phân tích, ở Mỹ có nhiều loại lãi suất tham chiếu, nhưng lãi suất tham chiếu căn bản nhất là Fed Funds Overnight Rate, được xem là lãi suất trung tâm mà tất cả các loại lãi suất khác như Prime Rate (lãi suất cho vay doanh nghiệp chuẩn), LIBOR, lãi suất vay mua nhà, mua xe ô tô, thẻ tín dụng đều liên kết chặt chẽ và xoay quanh.
Video đang HOT
Ủy ban Thị trường mở (FOMC) là cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) họp 8 lần trong 1 năm, mỗi lần họp sẽ định ra lãi suất mục tiêu là bao nhiêu.
“Chẳng hạn, mục tiêu là 1% thì FOMC sẽ không áp đặt mức này lên thị trường ngay, mà dùng những công cụ thị trường mở, lãi suất, dự trữ bắt buộc để thị trường tiến tới lãi suất mục tiêu này. Khi đạt được lãi suất mục tiêu, ngay lập tức, các lãi suất khác như đã nêu ở trên sẽ xoay quanh mức lãi suất này. Do đó, khi Fed thay đổi lãi suất tham chiếu, tất cả các lãi suất đều xoay quanh và thay đổi theo ngay lập tức mà không có độ trễ”, TS. Hiếu nêu ví dụ.
Trong khi đó, lãi suất điều hành tại Việt Nam được hiểu theo tiếng Anh là Regulatory Interest Rate (do NHNN ấn định và điều hành) thì không có ở bên Mỹ. Tại Việt Nam, NHNN sử dụng lãi suất điều hành để điều chỉnh mặt bằng lãi suất trên thị trường 2.
Nhưng vì không có sự liên kết chặt chẽ giữa lãi suất trên thị trường 2 và thị trường 1 nên việc điều chỉnh lãi suất điều hành không có tác dụng trực tiếp và tức thời lên mặt bằng lãi suất trên thị trường 1, bao gồm lãi suất cho vay doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân.
Giám đốc Nguồn vốn một ngân hàng chia sẻ: “Vốn thị trường 2 chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% so với vốn huy động tổ chức kinh tế và dân cư, nên tính liên thông từ thị trường 2 xuống thị trường 1 cần một thời gian dài”.
“NHNN có thể thay đổi lãi suất điều hành, nhưng sẽ không có tác động nhiều và nếu có tác động thì cần độ trễ từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, theo tôi, mức giảm 0,25% không phải là lớn. Cần có thêm 1 đợt hạ lãi suất với mức giảm tương tự thì lãi suất trên thị trường 1 mới có thể được kéo xuống”, TS. Hiếu nói.
…Hoặc sự “đồng lòng” của các ngân hàng lớn
Thực tế cho thấy, NHNN điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)…, chứ không phải qua trung gian là lãi suất điều hành như các nước khác, nên không khó để lý giải khi tác động của việc điều chỉnh lãi suất điều hành không lớn.
Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và lợi tức trái phiếu chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thứ cấp là 2 đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ việc điều chỉnh lãi suất OMO.
“Xét dài hơn, các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ dao động trong khoảng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO (từ 2,75-4,5%/năm). Trong điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng (và môi trường thanh khoản được kỳ vọng sẽ được giữ dồi dào) sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1″, một báo cáo vừa công bố của CTCP Chứng khoán SSI nêu rõ.
Cũng theo SSI, dù tác động đến thị trường 1 là hạn chế, nhưng đây là động thái tiếp theo sau một loạt hành động trước đó như các ngân hàng vốn nhà nước tiên phong giảm lãi suất cho vay với các nhóm ngành ưu tiên 2 lần kể từ đầu năm đến nay;
NHNN tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động, trong đó bao gồm cả việc cắt giảm tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản và đầu tư trái phiếu bất động sản của các ngân hàng…
Qua đó, thể hiện sự tăng cường kiểm soát dòng chảy tín dụng và chủ trương giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Một lãnh đạo cao cấp NHNN cho hay, thời gian qua, các ngân hàng yếu thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động lên khá cao, nới rộng khoảng cách với lãi suất huy động của nhóm ngân hàng vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần quy mô lớn.
Tuy nhiên, với tỷ trọng trên 70% thị phần huy động và cho vay, nhóm ngân hàng vốn nhà nước và ngân hàng cổ phần lớn mới là nhóm đóng vai trò quyết định trong xu hướng lãi suất chung của thị trường 1.
“Trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi, các biện pháp kỹ thuật của NHNN nếu có được sự đồng lòng của các ngân hàng lớn thì mục tiêu giảm lãi suất vẫn có thể đạt được, mà chưa cần phải dùng đến biện pháp nới lỏng tiền tệ, bơm tiền vào nền kinh tế”, vị lãnh đạo NHNN nói.
Nhuệ Mẫn
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thanh khoản ngân hàng đảo chiều tăng nhờ đâu?
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu dư thừa trong tháng 9 buộc NHNN liên tục phải hút bớt tiền về, song lãi suất liên ngân hàng vẫn liên tục giảm thấp.
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng từ tháng 1/2019 đến nay
Thanh khoản dồi dào
Trái ngược với diễn biến căng thẳng trong hai tuần cuối tháng 8, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã có biểu hiện dư thừa ngay trong đầu tháng 9. Theo Công ty chứng khoán bảo Việt (BVSC), trong tuần đầu tháng 9, NHNN chỉ bơm ra 988 tỷ đồng thông qua việc chào mua giấy tờ có giá, tuy nhiên lượng vốn đáo hạn qua kênh này lên tới 13.134 tỷ đồng, có nghĩa NHNN đã hút ròng về 12.145 tỷ đồng.
Diễn biến dư thừa ngày càng lớn khiến cho những tuần sau đó, NHNN chẳng những đã dừng nghiệp vụ mua kỳ hạn mà thậm chí còn tái phát hành tín phiếu để hút nhanh tiền về. Cụ thể, trong tuần từ 9-13/9, NHNN không chào mua giấy tờ có giá cũng như không phát hành tín phiếu, trong khi chỉ có 988 tỷ đồng giấy tờ có giá đáo hạn, có nghĩa NHNN tiếp tục hút về 988 tỷ đồng trong tuần này.
Thế nhưng bước sang tuần sau đó (từ 16-20/9), NHNN liên tục phải phát hành tín phiếu để hút nhanh tiền về. Tính chung trong tuần, 68.997 tỷ đồng qua phát hành tín phiếu. Như vậy kể từ đầu tháng 9 tới nay, NHNN đã hút ròng về 82.131 tỷ đồng sau khi đã bơm ròng 69,1 tỷ đồng trong tháng 8.
Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng vẫn liên tục giảm thấp. Khép lại tuần giao dịch trước đó, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức 2,26% (giảm 0,52 điểm phần trăm so với tuần liền trước), 1 tuần 2,5% (giảm 0,46 điểm phần trăm), 2 tuần 2,78% (giảm 0,44 điểm phần trăm), 1 tháng 3,22%/năm (giảm 0,32 điểm phần trăm).
Còn so với thời điểm cuối tháng 8, lãi suất cho vay qua đêm thấp hơn 2,16 điểm phần trăm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần thấp hơn 2,1 điểm phần trăm, 2 tuần thấp hơn 1,97 điểm phần trăm và 1 tháng thấp hơn 1,4 điểm phần trăm.
"Lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh do quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN và thanh khoản hệ thống dồi dào", Công ty chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) nhận định.
Trong khi đó, lãi suất USD liên ngân hàng không có nhiều biến động. Khép lại tuần qua, lãi suất cho vay USD qua đêm đứng ở mức 2,23%; lãi suất USD kỳ hạn 1 tuần dừng ở 2,28%, 2 tuần 2,37% và 1 tháng là 2,47%. Theo đó, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD trên thị trường này đã thu hẹp đáng kể.
Dòng tiền nào nâng đỡ thanh khoản?
Vậy đâu là nguyên nhân khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng lại có thể đảo chiều nhanh chóng như vậy? Theo một chuyên gia ngân hàng, để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này có lẽ phải cần xét thêm một yếu tố nữa, đó là tỷ giá.
Về lý thuyết, thanh khoản của đồng tiền nào dư thừa, đồng tiền đó sẽ giảm giá. Thế nhưng, VND lại có xu hướng tăng giá trong mấy phiên gần đây, dù thanh khoản VND đang rất dồi dào.
Quả vậy, tỷ giá trung tâm vừa được NHNN giảm phiên thứ hai liên tiếp với cùng mức giảm là 5 đồng xuống còn 23.137 đồng/USD. Giá mua - bán USD của các ngân hàng cũng giảm thêm 5 - 10 đồng so với cuối tuần trước và giảm khoảng 30 đồng so với thời điểm cách đây 1 tuần. Hiện giá mua vào USD của các ngân hàng dao động trong khoảng 23.120 - 23.140 đồng/USD; trong khi giá bán ra trong khoảng 23.250 - 23.270 đồng/USD.
" Những diễn biến bất thường này chỉ có thể được giải thích thông qua động thái mua vào ngoại tệ của NHNN", vị chuyên gia trên nhận định và phân tích, việc NHNN mua vào ngoại tệ cũng đồng nghĩa với một lượng lớn tiền đồng sẽ được bơm vào thị trường, khiến thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng trở nên dư thừa.
Ý kiến này không phải không có cơ sở khi mà nguồn cung ngoại tệ hiện đang rất dồi dào do cán cân thương mại bất ngờ thặng dư tới 3,43 tỷ USD trong tháng 8 vừa qua, thậm chí gấp hơn 2 lần mức thặng dư của 7 tháng đầu năm. Trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân cũng đạt tới 12 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, vốn đầu tư gián tiếp đạt 9,51 tỷ USD...
"Mặc dù lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm khiến cho chi phí nắm giữ ngoại tệ trở lên rẻ hơn, nhưng các yếu tố thuận lợi, như dự trữ ngoại hối đã được củng cố; cán cân thương mại, dòng vốn đầu tư và kiều hối đang diễn biến khá tích cực sẽ tạo nguồn cung ngoại tệ tốt trong thời gian tới...", Công ty chứng khoán SSI nhận định.
Thế nhưng, cho dù thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào, song khó hỗ trợ được gì nhiều cho cơn khát vốn trung- dài hạn của các ngân hàng hiện nay. Vì lẽ đó, lãi suất huy động trên thị trường 1 lại vẫn neo ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng ở các kỳ hạn dài. Hiện đã có ngân hàng bắt đầu trả lãi suất huy động tới 8% cho kỳ hạn 6 tháng.
Một vấn đề nữa mà vị chuyên gia trên cảnh báo, đó là thanh khoản của hệ thống có thể đảo chiều trong những tháng cuối năm, một phần do nhu cầu tín dụng thường tăng cao trong thời gian này; ngoài ra còn do nhiều khả năng NHNN sẽ buộc phải bán ngoại tệ để tránh bị Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" như nhiều tổ chức đã từng lưu ý trước đó.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở ngân hàng nào để có lãi suất trên 7,5%/năm? Đáng có gần chục ngân hàng áp dụng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng từ 7,5%/năm trở lên... Lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 6 tháng hiện nay trên thị trường có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng, dao động từ 5,5%/năm cho đến 8,21%/năm. Theo đó, có thể phân thành 3 nhóm: nhóm cao nhất...