Giấm kết hợp lá xương sông chữa viêm họng
Xương sông vị cay, trị các chứng bệnh cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản.
Viêm họng, viêm thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản do nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường cơ thể không thích nghi kịp thời. Xin giới thiệu bài thuốc dễ áp dụng để bạn đọc tham khảo.
Dược liệu: Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml ( giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất).
Sử dụng: Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Trong lá xương sông chứa tinh dầu 0,24%, đặc biệt là methylthymol tới 94,96% nên trước khi dùng cần đập dập cho lá giải phóng tinh dầu, mục đích nhúng giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu quả trong ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm). Ngậm lá xương sông đập giập nhúng giấm từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…
Video đang HOT
Theo Đông y: Xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; Tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh gồm: Cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; Trắng lưỡi, viêm miệng; Đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; Đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em….
Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2.000 năm trước, kinh nghiệm tiền nhân cho thấy, giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát trùng, chỉ huyết (cầm máu)…
Theo Gia Đình & Xã Hội
Tránh lạm dụng thuốc chống ngạt mũi oxymetazolin
Oxymetazolin thường dùng trong điều trị các bệnh tai mũi họng - những bệnh khá phổ biến đặc biệt là thời tiết giao mùa, thuốc gây co mạch tại chỗ. Oxymetazolin là tên thuốc gốc, hiện có tới hơn 50 tên thương mại (biệt dược) đang lưu hành.
Khi mua thuốc nên lưu ý bên dưới hoặc bên cạnh tên biệt dược (ghi chữ to và đậm) thường có ghi tên thuốc gốc oxymetazolin với hàng chữ nhỏ hơn. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp niêm mạc mũi cương tụ, viêm xoang cấp, bán cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản, tắc mũi sau phẫu thuật, tăng tiết dịch mũi do một số thuốc hạ huyết áp, viêm tai chảy nước... Thuốc không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người mẫn cảm với thuốc, người đang dùng thuốc IMAO (làm tăng huyết áp), glocom góc đóng.
Sử dụng oxymetazolin thường có hiệu quả ngay, tuy nhiên không nên dùng thuốc lâu dài vì có thể gây sung huyết hoặc viêm mũi do phản ứng. Ngoài ra, thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: đau rát tại chỗ, hắt hơi, khô miệng họng, đau đầu, hồi hộp...
Oxymetazolin thường được bào chế dưới hai dạng dùng: thuốc nhỏ giọt vào mũi và thuốc xịt mũi. Lọ thuốc nhỏ giọt 10ml dung dịch 0,05% và 0,025%.
Lọ thuốc bào chế dưới dạng xịt mũi 10 - 15ml, tuy có đắt tiền hơn nhưng dùng thuận tiện hơn. Khi dùng, mở nắp bảo vệ, đặt lọ thuốc hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát, đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi. Thuốc được xịt dưới dạng phun mù, ở ống xịt có van phân liều tự động một chiều chính xác, có thể sử dụng đưa thuốc vào trong khoang mũi ngay cả ở tư thế ngồi hoặc đứng. Khi niêm mạc mũi cương tụ gây tắc mũi nghẹt thở thì xịt 1 - 3 lần vào mỗi bên lỗ mũi là dễ thở ngay.
Thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi, vì các phần tử oxymetazolin được phân chia cực kỳ nhỏ, xịt dưới dạng phun mù thuốc rất dễ xâm nhập vào khoang mũi nên có thể phân tán đều và bám dính tốt lên niêm mạc mũi, thuốc tác dụng được nhanh và kéo dài. Khi dùng thuốc nếu có nhiều mũi nhầy cần xì mũi sạch cho thông thoáng tạo điều kiện cho thuốc bám dính tốt rồi hãy xịt thuốc. Tuy nhiên, vẫn không nên dùng thuốc liên tục dài ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hiện nay, có một vài biệt dược ngoài oxymetazolin, người ta còn cho thêm dexamethason vào thuốc xịt để tăng khả năng chống viêm mũi dị ứng, nhưng cũng vì thế cần dè chừng các chống chỉ định của dexamethason như viêm do virut, nấm... và cần tránh lạm dụng thuốc.
Theo Sức khỏe đời sống
Bệnh cụp xương sống Nếu không có các biện pháp dự phòng thì cụp xương sống giản đơn có thể trở thành những chứng bệnh nặng nề về sau. Hướng dẫn bệnh nhân tập tăng cường cơ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM Bà N.T.T bị chứng bệnh đau thần kinh tọa hành hạ do thoát vị đĩa đệm nhiều năm nay....