Giảm hơn 15 điểm, VN-Index xuống mức thấp nhất hai tuần
Lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến chỉ số đại diện cho HoSE đánh mất thành quả của gần hai tuần tăng điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/10, VN-Index giảm 15,23 điểm (tương đương gần 1,5%) còn 1.008,39 điểm. VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn, cũng giảm gần 13 điểm (1,29%) xuống 980,75 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index giảm lần lượt 1,37% và 0,94%.
Thị trường được dự báo sẽ gặp khó khăn trước những ngưỡng kháng cự mạnh nhưng phiên giảm điểm hôm nay vẫn gây nhiều bất ngờ cho nhà đầu tư, đặc biệt khi diễn biến gia tăng vào cuối phiên. Mức đóng cửa trong phiên hôm nay của VN-Index là mức thấp nhất trong hai tuần, thị trường đứng trước áp lực điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm.
VN-Index đã về dưới 1.010 điểm sau phiên giảm mạnh hôm nay. Ảnh: VNDirect
Sau 2 phiên không thể chinh phục ngưỡng kháng cự 1.025 điểm, tương đương với đường trung bình giá 200 ngày, những dự báo về khả năng điều chỉnh của chỉ số đã được các công ty chứng khoán đưa ra.
Thị trường cũng diễn biến tương tự như vậy khi VN-Index chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên. Lực bán gia tăng tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm dầu khí và ngân hàng tạo sức ép khiến chỉ số duy trì mức thấp hơn tham chiếu từ 5-6 điểm trong gần hết phiên sáng.
Tuy nhiên, 10 phút trước giờ nghỉ trưa, sự kiên nhẫn của bên cầm cổ phiếu dường như đã tới giới hạn, lực bán được đẩy lên cao khiến chỉ số không còn giữ được nền giá như đầu phiên. Khi phiên giao dịch chiều được bắt đầu, dù có một số nhịp hồi nhẹ song xu hướng chung là giảm. Càng sát giờ đóng cửa, lực bán càng chủ động, nhà đầu tư hạ dần giá bán khiến lực cung không đủ để đỡ. VN-Index rơi mạnh xuống mức thấp nhất trong phiên và xóa hết thành quả sau hai tuần tăng điểm từ ngày 24/9.
Video đang HOT
Nhóm để lại ấn tượng lớn nhất trong phiên hôm nay phải kể tới dầu khí. Sự phục hồi của giá dầu gần đây và những dự báo về giá “vàng đen” có khả năng trở lại mốc 100 USD khiến nhóm cổ phiếu này trở nên sôi động. Tuy nhiên trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu này lại trở thành nhóm giảm mạnh nhất. Cổ phiếu PVD giảm sàn, PVS giảm gần 5%, những cổ phiếu chủ chốt khác như BSR, OIL, PLX cũng chìm trong sắc đỏ.
Cổ phiếu ngân hàng cũng chịu cảnh tương tự. Không mã nào trong số 17 cổ phiếu ngân hàng tăng điểm. Trong đó, những ngân hàng tăng mạnh trong thời gian qua như BID, VIB, VPB hay HDB đều giảm trên 2%.
Theo một số chuyên gia, việc điều chỉnh giảm đã nằm trong dự báo khi VN-Index không thể vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh là đường trung bình giá 200 ngày, tuy nhiên đà giảm đã mạnh hơn so với những kỳ vọng trước đó.
Nguyên nhân chính là nhóm cổ phiếu lớn không còn lực đỡ từ dòng tiền, trong khi nhóm vốn hóa trung bình (midcap) – vốn là nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền gần đây – bị áp lực chốt lời khi thị trường điều chỉnh.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm tích cực sau phiên giao dịch hôm nay. Theo các chuyên gia, việc giảm sâu ngay trong phiên cuối tuần có thể sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng vào đầu tuần sau. Dòng tiền bắt đáy có thể được kích hoạt khi VN-Index đã trở về vùng hỗ trợ mạnh quanh mốc 1.000 điểm, một số cổ phiếu đã cho thấy mức giá hấp dẫn cho thời gian nắm giữ chờ kết quả kinh doanh quý III.
Theo VnExpess.net
Phiên chiều 3/10: Thoát hiểm cuối phiên
Lực bán mạnh ngay khi thị trường bước vào phiên chiều khiến VN-Index đi thẳng một mạch xuống dưới tham chiếu. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực trong ít phút cuối phiên, nhất là đợt ATC, thị trường đã thoát khỏi phiên giảm điểm.
Diễn biến HNX-Index phiên 3/10 (Nguồn: TVSI)
Trong phiên giao dịch sáng, lực cầu tốt tại nhóm cổ phiếu lớn giúp VN-Index có sự khởi đầu khá tốt khi len lên gần ngưỡng 1.025 điểm. Tuy nhiên, một số mã lớn sau đó chịu áp lực bán mạnh đã khiến VN-Index hạ nhiệt và chỉ còn giữ được mức tăng nhẹ khi chốt phiên sáng.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, lực cung đã được đẩy mạnh, khiến VN-Index lùi thẳng xuống dưới tham chiếu trước khi được kéo trở lại sát ngưỡng này khi chốt đợt khớp lệnh liên tục. Trong đợt khớp lệnh ATC, nhờ sự vững chắc của nhóm ngân hàng, cùng VIC, GAS, VRE, nên VN-Index đã thoát khỏi phiên giảm điểm, chính thức chinh phục được ngưỡng 1.020 điểm khi chốt phiên.
Cụ thể, chốt phiên hôm nay, VN-Index tăng 1,61 điểm ( 0,16%), lên 1.020,4 điểm với 145 mã tăng và 137 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 174,39 triệu đơn vị, giá trị 3.993,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, phiên hôm qua thanh khoản đột biến do giao dịch thỏa thuận hơn 109 triệu cổ phiếu MSN (MSN bán cổ phiếu quỹ cho SK Group, thu về 11.000 tỷ đồng). Hôm nay, thỏa thuận đóng góp 14,23 triệu đơn vị, giá trị 500 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, sự phân hóa diễn ra, nhưng mức biến động giá không lớn. Trong Top 10 mã lớn nhất, có 3 mã giảm là VHM (-1,92%), VNM (-0,07%) và MSN (-0,85%), VCB đứng ở mức tham chiếu, còn lại 6 mã tăng, nhưng mức tăng nhẹ, dưới 1,5%. Cụ thể, VIC tăng 0,2%, lên 102.200 đồng, GAS tăng 0,99%, lên 122.700 đồng, SAB tăng 0,31%, lên 225.700 đồng, BID tăng 1,24%, lên 36.650 đồng, TCB tăng 0,86%, lên 29.350 đồng và CTG tăng 1,48%, lên 27.500 đồng.
Ngoài các mã trong Top 10, một số mã ngân hàng còn lại cũng tăng khá tốt, như MBB tăng 0,87%, lên 23.100 đồng, HDB tăng 0,64%, lên 39.450 đồng, EIB tăng 2,76%, lên 14.900 đồng, TPB tăng 0,57%, lên 26.300 đồng. Chỉ có VPB giảm nhẹ 0,38%, xuống 26.100 đồng và STB giảm 0,36%, xuống 13.850 đồng, nhưng có thanh khoản tốt nhất thị trường với 16,35 triệu đơn vị.
Một số mã khác tăng tốt như BHN, VRE, PNJ, REE, SBT, TCH, VHC, YEG. Trong khi nhóm giảm như VJC, PLX, NVL, ROS... chỉ giảm nhẹ.
Trong phiên hôm nay đáng chú ý là sự nổi sóng của TDH khi mở cửa ở mức tham chiếu, nhưng đóng cửa ở mức trần 12.550 đồng với 3,37 triệu đơn vị được khớp. Cũng có sắc tím khi chốt phiên là HVG lên 7.800 đồng với 1,88 triệu đơn vị. Các mã nhỏ khác cũng đóng cửa ở mức trần là ATG, PLP, HID, TNT, UDC, AGF...
Trên HNX, diễn biến cũng tương tự HOSE khi lực bán mạnh trong phiên chiều khiến HNX-Index đi xuống qua tham chiếu, nhưng chỉ số này cũng đã kịp trở lại trên "mặt đất" khi đóng cửa phiên.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,29 điểm ( 0,26%), lên 115,29 điểm với 65 mã tăng và 91 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,41 triệu đơn vị, giá trị 644 tỷ đồng, giảm 19,5% về khối lượng và 26,3% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,3 triệu đơn vị, giá trị 99,48 tỷ đồng.
HNX-Index thoát hiểm phiên hôm nay nhờ ACB, SHB và PVS kịp trở lại với sắc xanh kho chốt phiên. Trong đó, SHB tăng 1,12%, lên 9.000 đồng với 7,58 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HNX. PVS đứng thứ 2 với 4,2 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 0,83%, lên 24.200 đồng. ACB khớp 1,95 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,6%, lên 33.500 đồng. Ngoài ra, các mã lớn còn có VCS, VCG, PVI, VNR tăng giá, trong khi NTP giảm tới 3,47%, xuống 50.000 đồng, PHP giảm 3,51%, xuống 11.000 đồng.
Trong các mã nhỏ, ART giảm sàn xuống 8.800 đồng với 3,7 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 3 về thanh khoản. HUT giảm nhẹ 1 bước giá xuống 6.000 đồng với 2,63 triệu đơn vị, đứng sau ART và trên ACB.
Trên UPCoM, dù có diễn biến nửa phiên đầu khá giống 2 sàn niêm yết, nhưng trong nửa cuối phiên, lực cầu tốt đã kéo UPCoM-Index bứt lên đóng cửa nhỉnh hơn so với phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm ( 0,36%), lên 54,41 điểm với 85 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,74 triệu đơn vị, giá trị 469 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,5 triệu đơn vị, giá trị 108,67 tỷ đồng.
Trên sàn này, BSR có thanh khoản tốt nhất hôm nay với 4,54 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 1,46%, xuống 20.200 đồng. Thậm chí, mã đứng sau về thanh khoản với 2,67 triệu đơn vị là TOP còn giảm sàn xuống 1.300 đồng.
Ngoài ra, sàn này hôm nay cũng chỉ có thêm 3 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị là POW, LPB và VEA, trong đó VEA tăng 8,25%, lên 35.400 đồng, POW đứng tham chiếu, còn LPB giảm 0,94%, xuống 10.500 đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
1.000 điểm và hơn thế nữa Lực cầu trong phiên chiều mạnh đến mức lực bán, dù rất nhẹ, cũng đều bị hấp thụ hết... Lực bán rất nhẹ và dù có thì đều bị cầu hấp thụ hết. Mặc dù bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và nhãn tiền trước mắt là phiên 20/9, quỹ ETF sẽ tái cơ cấu danh...