Giảm giá vé xe buýt tháng cho nhân viên văn phòng
Cán bộ, nhân viên tại các văn phòng, công sở mua vé tháng xe buýt theo hình thức tập thể từ 20 người trở lên sẽ được giảm giá 30%.
Thông tin trên được Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đưa ra vào buổi giao ban báo chí chiều ngày 21/5.
“Nhằm ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, đường sắt một ray, xe buýt), Hà Nội sẽ có nhiều chính sách ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng. Các đơn vị sẽ được ưu tiên về tổ chức giao thông, đầu tư đổi mới phương tiện xe buýt, ưu tiên hỗ trợ đối với hành khách cũng như cơ chế tài chính…” ông Hùng cho biết.
Nhân viên văn phòng sẽ được giảm giá vé xe buýt khi mua theo nhóm trên 20 người.
Theo ông Hùng, đối với loại hình xe buýt và xe buýt nhanh, thành phố sẽ hỗ trợ giảm 50% giá vé tháng đối với đối tượng là học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người cao tuổi. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở mua vé tháng theo hình thức tập thể với số lượng lớn từ 20 người trở lên sẽ được giảm giá 30%. Dự thảo cũng đề ra việc miễn, giảm, hỗ trợ thuế, lãi suất cho nhà đầu tư xây dựng bãi, bến đỗ xe.
Khi hành khách tham gia vận tải công cộng sẽ được trợ giá vé nhằm đảm bảo an sinh xã hội và khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân. Riêng các đối tượng là thương binh, người có công, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi… sẽ được miễn phí khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Video đang HOT
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xây dựng nhiều nội dung trình UBND thành phố Hà Nội để đưa vào dự thảo nghị quyết trình Hội đồng nhân dân ban hành quy định ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, khuyến khích đầu tư bến bãi và ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong điều hành quản lý giao thông.
Sắp tới sẽ giải toả hết các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu vượt, đường cao tốc trên cao.
Cùng với đó Hà Nội sẽ triển khai xây dựng kế hoạch áp dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành giao thông vận tải thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin định vị toàn cầu, sẽ xây dựng các trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng hiện đại, có hệ thống vé điện tử sử dụng chung, trung tâm điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông, trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới đường cao tốc…
Trả lời câu hỏi về việc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có cấp phép cho các đơn vị trông giữ xe dưới gầm cầu, đường cao tốc trên cao, ông Hùng cho hay: Sở giao thông đã giao cho Tổng công ty vận tải Hà Nội quản lý, khai thác gầm cầu. Đến nay, Sở Giao thông Vận tải thống nhất với đề nghị của công an TP. Hà Nội về việc giải toả hết các điểm trông giữ xe này.
Theo vietbao
Gắn "sao" cho xe khách
Mức kinh phí 20 tỉ đồng được đề xuất trong Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ, được xem là mang tính tổng thể và dài hơi, nhằm giải quyết những bức xúc trong ngành vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bàn về chất lượng vận tải hành khách và vấn đề tai nạn giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết, vận tải Việt Nam hiện đang "bung" ra như ngành nông nghiệp thời kỳ khoán ruộng đất, mảnh ruộng được chia nhiều thửa, phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng mạnh ai nấy làm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát, đã và đang để lại những hậu quả xấu cho xã hội. Ông cho rằng việc gắn "sao", phân hạng cho xe khách là giải pháp.
Việc phân hạng, gắn "sao" cho xe khách được xem là giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng và an toàn giao thông
Theo ông Quyền, đổi mới quản lý vận tải đường bộ là một nội dung mang tính tổng thể và dài hơi, song ngay trong năm 2013 và 2014 sẽ xác định những nội dung yếu kém, bức xúc nhất để tập trung giải quyết thật hiệu quả: Tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe tập trung quản lý taxi, bến xe, trạm dừng nghỉ... thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Với việc quản lý vận tải hành khách, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ đối với từng loại hình kinh doanh, gồm: Chất lượng phương tiện lái xe và nhân viên phục vụ hành trình tổ chức, quản lý của đơn vị quyền lợi của hành khách.
"Chúng ta không nên thực hiện cào bằng sự kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị vận tải bởi làm như thế sẽ không thể quản lý được ai. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) nên khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 sao)" - ông Quyền cho hay.
Nhà nhà làm vận tải
Số liệu báo cáo của Tổng cục Đường bộ cho thấy, trong hơn 10 năm qua, số lượng phương tiện kinh doanh đã tăng hơn 10 lần. Cả nước hiện có tới gần 103.000 xe khách và 620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 Hợp tác xã và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể.
Từ năm 2000, số hộ kinh doanh vận tải có bước phát triển nhanh chóng, đến nay chiếm 50% tổng số phương tiện. Theo khảo sát, có tới 60% các đơn vị vận tải khách tuyến cố định và gần 83% đơn vị vận tải khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 đầu xe/mỗi đơn vị.
Lí do gia tăng phương tiện, chủ xe và doanh nghiệp vận tải hành khách, theo ông Trần Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải và Pháp chế (Tổng cục Đường bộ), là vì ngành vận tải nước ta phát triển "nóng". Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng đó cũng là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý phương tiện, lái phụ xe, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được đánh giá là chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn tạo được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém.
Quyền lợi của hành khách sẽ được đảm bảo khi thực hiện Đề án đổi mới quản lý vận tải?
"Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên việc quản lý các điều kiện về an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà xe tham gia vào lĩnh vực này đã làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực làm cho chất lượng không đồng đều, an toàn vận tải không kiểm soát mà các biểu hiện cụ thể là hiện tượng xe "dù", bến "cóc", "cơm tù", chạy vòng vo bắt khách, chở quá tải...gây mất trật tự an toàn giao thông"- ông Bình nhìn nhận.
Cũng theo ông Bình, phần lớn các đơn vị vận tải nhỏ lẻ không thực hiện quản lý mà chỉ núp bóng doanh nghiệp, hợp tác xã dưới dạng đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý thu phí dịch vụ như: thuê xe, mua thương hiệu đồng thời giao việc điều hành cho chủ hoặc lái xe đảm nhận. Mô hình này đang được áp dụng đa số ở các hợp tác xã vận tải...
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thừa nhận công tác quản lý nhà nước, bộ máy, nhân sự quản lý lại yếu kém cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp được sự phát triển.
"Một điều tra của chúng tôi cho thấy có đến 16 Sở Giao thông Vận tải không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản làm trong lĩnh vực quản lý vận tải. Những đối tượng này đều làm trái ngành, trái nghề, đây là một thực trạng dẫn đến sự yếu kém trong quản lý hiện nay" - ông Bình cho biết.
Theo Dantri
Hà Nội chấn chỉnh trật tự giao thông đô thị Siết chặt xe quá tải; sắp xếp lại bến xe; xử lý xe dù; dẹp nạn "xẻ thịt gầm cầu"... là một loạt động thái mà Hà Nội đang khẩn trương thực hiện nhằm lập lại trật tự giao thông trên địa bàn Thành phố. Tình trạng xe khách dừng, đỗ tùy tiện và chạy lòng vòng kiểu "rùa bò" diễn ra phổ...