Giảm giá phòng 40%, giảm 50% tiền ăn sáng: Du lịch quá hời
Năm triệu đêm nghỉ tại khách sạn sẽ có giá bằng 40% mức bình thường. Để được hưởng ưu đãi này, du khách phải đến nghỉ tại những cơ sở du lịch bên ngoài tỉnh mà họ sinh sống.
Chính phủ Thái Lan vừa thông qua gói kích cầu du lịch nội địa trị giá 22,4 tỷ baht (khoảng 720 triệu USD) nhằm giúp ngành công nghiệp không khói của quốc gia Đông Nam Á này vượt qua khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch.
Trong gói này, 18 tỷ baht sẽ được sử dụng nhằm trợ giá đối với khách sạn, đồ ăn và những dịch vụ khác được cung cấp tại điểm đến du lịch. Dự kiến, năm triệu đêm nghỉ tại khách sạn sẽ có giá bằng 40% mức bình thường với mức trợ giá không vượt quá 3.000 baht/đêm. Trợ giá cho các dịch vụ khác được ấn định ở mức 600 baht/phòng mỗi đêm.
Thái Lan tung chiến dịch kích cầu du lịch nội địa
Bên cạnh đó, Hội đồng du lịch Thái Lan (TCT) khởi động chiến dịch “We Love Thailand” (Chúng tôi yêu Thái Lan) hợp tác với Bộ Du lịch và thể thao cùng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) để kích cầu du lịch nội địa. Chiến dịch này sẽ quảng bá cho các sản phẩm và điểm tham quan hấp dẫn mới trong nước đặc biệt là những thứ liên quan tới các cộng đồng du lịch.
Ngành du lịch vốn chiếm 1/5 GDP của Thái Lan thời kỳ trước dịch bệnh. Những bãi biển đẹp, phố đêm và ẩm thực đường phố nổi tiếng ở Bangkok rất thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc – nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước này.
Thái Lan dự kiến doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp ít nhất 20% GDP trong năm 2020. Tuy nhiên, du lịch là ngành đầu tiên ở nước này phải hứng chịu tác động của dịch bệnh ngay từ cuối tháng 1/2020.
Trong khi đó, tại Malaysia, tháp Kuala Lumpur, một trong những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng tại Malaysia – đã mở cửa miễn phí cho công chúng vào tham quan trong những ngày qua. Các nhà hàng tại đây cũng triển khai dịch vụ ăn uống với mức giá chỉ bằng một nửa so với trước đó để thu hút khách hàng.
Còn tại Langkawi, hòn đảo du lịch nổi tiếng và là trung tâm bán hàng miễn thuế lớn nhất Malaysia, đã ghi nhận mức kỷ lục đặt phòng khách sạn từ nguồn khách nội địa.
Trong khi các nước kích cầu nhờ du lịch nội địa, thì Singapore có diện tích rất nhỏ. Thái Lan, Việt Nam có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa hoặc lái ô tô trên khắp đất nước, đến các khu nghỉ mát ngoài bãi biển, thị trấn miền núi hay các thành phố lớn thì còn Singapore chỉ là 721,5 km2.
Video đang HOT
Chiến dịch của Singapore
Ông Keith Tan, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore nhận ra điều này. “Không có gì lạ khi người dân Singapore nói rằng không có gì để cho họ du lịch ở đây. Chiến dịch mới này có tên là Singapore Rediscovers sẽ khuyến khích du khách trong nước khám phá các khía cạnh khác nhau của Singapore. Chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi được thói quen du lịch của người dân Singapore”, ông Tan chia sẻ.
Chiến dịch xúc tiến du lịch nội địa kéo dài xuyên suốt 9 tháng với chi phí đầu tư lên đến 45 triệu đô Singapore. Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm lưu trú tại các khách sạn đối tác của chiến dịch (bao gồm cả chuỗi khách sạn sang trọng trên đảo Sentosa), tận hưởng hành trình khám phá những điểm đến mới nổi trong lòng thành phố và hàng loạt ưu đãi tại các điểm tham quan nổi tiếng.
Chiến dịch Singapo Rediscovers là hoạt động xúc tiến du lịch trong nước lớn nhất từ trước đến nay tại Đảo quốc, được đặc biệt thiết kế nhằm kích cầu du lịch nội địa.
Tại Anh, Bộ trưởng Tài chính nước này Rishi Sunak đã hối thúc người dân tiếp tục hưởng ứng sáng kiến mang tên “Eat out to Help Out” (tạm dịch: Ăn ngoài để giải cứu). Sáng kiến này được đưa ra nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó hỗ trợ sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống trong thời kỳ dịch bệnh.
Nhằm khuyến khích người dân duy trì thói quen ăn hàng, sáng kiến này đề xuất giảm 50% giá bữa ăn cho người tới nhà hàng ăn uống vào 3 ngày đầu tuần với mức giảm tối đa là 10 bảng Anh (13 USD)/bữa. Theo số liệu thống kê của trang đặt chỗ trực tuyến Open Table, đến ngày 27/8, đã có hơn 64 triệu bữa ăn được phục vụ trong khuôn khổ sáng kiến này.
Giải pháp nào để Phú Quốc phục hồi du lịch?
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng khách đến Phú Quốc giảm mạnh. Huyện đảo vắng khách, những nơi lưu trú hạng sang giảm giá để kích cầu khách hàng nhưng vẫn trong cảnh 'đìu hiu'.
Khu Resort RUM Quốc Quốc mùa này có mức giá ưu đãi giảm từ 50-60% so cùng thời gian này năm ngoái . Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng khách đến với đảo ngọc Phú Quốc giảm mạnh. Huyện đảo vắng khách, khu chợ đêm trước đây người người nối đuôi nhau nhưng đến nay nó đứng trước nguy cơ ngưng hoạt động vì ế ẩm.
Những nơi lưu trú hạng sang giảm giá để kích cầu khách hàng nhưng vẫn trong cảnh "đìu hiu". Trước đây, bờ biển đông nghẹt người thì nay chỉ có lác đác một vài người đi dạo chơi trên bờ biển. Hàng quán ven biển đã đóng cửa hết, hoạt động thưa thớt những chiếc cano nằm im lìm trên bãi cát.
* Doanh nghiệp du lịch gặp khó
Theo ông Phạm Tuấn Hải, Giám đốc Công ty TNHH Gia Khanh Phú Quốc, sau khi kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ổn định, tỉnh Kiên Giang có những chính sách kích cầu du lịch nội địa. Lượng khách đổ về đảo ngọc Phú Quốc trong tháng 6,7 tăng cao đáng kể, vượt so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì dịch COVID-19 lại tái phát gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống và các hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Điều này đã khiến một số cơ sở kinh doanh lữ hành tạm dừng hoạt động; không ít doanh nghiệp xin giải thể hoặc đổi chủ, các cơ sở lưu trú tạm ngừng hoạt động. Lực lượng lao động trong ngành du lịch không tìm được việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài.
Dạo qua các khu khách sạn, resort trên địa bàn hầu như đều rất vắng khách, số phòng khai thác giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm ngoái. Mặc dù để kích cầu người dân, hàng loạt cách khách sạn, resort từ bình thường cho tới cao cấp, thậm chí cả những thương hiệu 5 sao cũng đều có chương trình giảm giá sâu. Phí lưu trú ở một số nơi thậm chí còn giảm từ 50-80% với nhiều điều khoản vô cùng hấp dẫn nhưng lượng khách không nhiều.
Khu Resort RUM Quốc Quốc mùa này có mức giá ưu đãi. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Hải, Giám đốc Công ty TNHH Gia Khanh Phú Quốc, kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Phú Quốc cho biết, khu Resort ông quản lý với khoảng hơn 30 phòng, nhưng lượng khai thác giảm tới 80%, số phòng khai thác còn khoảng 20%. Tuy nhiên, để duy trì hàng tháng ông vẫn bù lỗ để duy trì hoạt động, vì số tiền thu không đủ chi, hiện các hoạt động đều mức cầm cự, nếu tình trạng này kéo dài công ty khó tồn tại.
Tương tự, với ngành dịch vụ tổ chức các tour dụ lịch thăm quan các đảo tại Phú Quốc, kết hợp kinh doanh cano, xe ô tô du lịch phục vụ du khách du lịch của Công ty TNHH Thành Nhân cũng đang phải tạm dừng hoạt động.
Anh Mai Văn Thanh Giám đốc Công ty Thành Nhân cho biết, mặc dù mọi hoạt động của công ty đã dừng hoạt động gây tổn thất đến doanh nghiệp, nhưng mỗi tháng anh bù lỗ cả trăm triệu động vì công ty dừng hoạt động không có nguồn thu nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho nhân viên, chi trả bến bãi và nhiêu chi phí như lãi ngân hàng, thuê văn phòng...
Khu Resort RUM Quốc Quốc mùa này có mức giá ưu đãi. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Chị Nguyến Thị Nga, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: chị cùng 4-5 bạn chọn Phú Quốc để đi du lịch, dịp này đi Phú Quốc vắng khách một phần do ảnh hưởng dịch CoVID-19, lại ở Phú Quốc thời gian này đang là mùa mưa bão, do vậy vé máy bay, các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng đều giảm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ hơn nữa Phú Quốc cũng có nhiều điểm rất thú vị để đến. Theo chị Nga mặc dù giá vé và dịch ăn uống, các khu vui trơi giải trí giảm sâu nhưng tại các điểm rất thưa thớt khách nên dịp này cũng rất phù hợp cho những du khách thiên về nghỉ dưỡng.
* Phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch
Tại Chợ đếm Phú Quốc, trái ngược hoàn toàn với không khí náo nhiệt và cảnh chen chân vào hồi tháng 6, 7, hiện nay chợ đêm rơi vào cảnh vắng tanh, ảm đạm. Từ cổng vào bên trong gần như các tiểu thương đã đóng cửa ngưng hoạt động. Một vài gian hàng vẫn cố gắng mở cửa nhưng bên trong chỉ có chủ và nhân viên.
Vào sâu bên trong, chỉ còn vài quán hải sản mở cửa, tình cảnh tương tự cũng chỉ có chủ và nhân viên nhìn nhau, không có khách. Chia sẻ với về vần đề này, một số tiểu thương nói, họ đang "ráng chịu " mở cửa và bày tỏ sự lo lắng vì tình hình ế ẩm, vẫn phải thuê mặt bằng trong khi nguồn thu thì không có.
Hỏi nhiều chủ cửa hàng về lượng khách đến chợ thế nào chỉ nhận được câu trả lời "ít khách".
Bà Nguyễn Thu Nga, chủ một gian hàng quà lưu niệm cho biết, nhiều ngày nay gian hàng của bà ế ẩm. Khách đến lác đác cũng chỉ lướt qua cửa hàng ngắm rồi đi, mấy ngày nay bà cứ dọn ra rồi lại dọn vào. " Nếu tình trạng cứ như này khéo tôi phải đóng cửa, ngừng kinh doanh", bà Nga nói.
Trao đổi với một số tiểu thương ở chợ đêm, họ chia sẻ đang gặp nhiều khó khăn nhưng cố gắng mở cửa vì đã đóng tiền mặt bằng. Chẳng hạn, trường hợp của quán ăn Huy Bảo, tiền mặt bằng hằng tháng lên đến hơn 200 triệu đồng. Lực lượng nhân viên (từ phục vụ đến đầu bếp) của quán khoảng hơn 20 người, lương dao động từ 5-15 triệu đồng thì chi phí hằng tháng chi trả không hề nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Minh, chủ quán ăn trên đường Bạch Đằng cho biết, hiện nay do dịch bệnh nên khách du lịch đến Phú Quốc cũng rất ít và cửa hàng của ông đã phải đống cửa. Theo ông Minh, cửa hàng hoạt động tốn nhiều chi phí: lương nhân viên, tiền điện, tiền nước, mua thực phẩm... mà quán ông chuyên bán hải sản, nhập hải sản về mà không có khách là lỗ nặng.
Ông Mai văn Huỳnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc đánh giá, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp du lịch ở Phú Quốc. Một số cơ sở kinh doanh lữ hành xin giải thể hoặc đổi chủ, 1/2 số cơ sở lưu trú tạm ngưng hoạt động trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch không tìm được việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài mặt dù huyện Phú Quốc đã chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Huyện đã triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội của Trung ương nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch trong huyện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và công tác phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch, triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19.
Ông Huỳnh cho biết thêm, lượng khác du lịch nội địa đã quay trở lại Phú Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch cần tận dụng ngay cơ hội này để triển khai, phát triển một số dịch vụ sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch./.
Còn 5 giờ nữa đến tọa đàm kích cầu du lịch 14h ngày 24/9 sẽ diễn ra Tọa đàm "Kích cầu du lịch nội địa - Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn" do Tổng cục Du lịch phối hợp với báo điện tử VnExpress tổ chức. Sự kiện diễn ra tại Trung tâm hội nghị Almaz, khu đô thị Vinhomes Riverside, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội. Trong khuôn khổ tọa đàm...