Giảm gàu và rụng tóc nhờ củ gừng tươi
Gừng tươi có thể giúp làm mờ sẹo, giúp làn da được tươi trẻ và giảm thiểu tình trạng gàu và rụng tóc…
Ảnh minh họa: Internet
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm.
Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.Không chỉ thế, gừng còn là một nguyên liệu thiên nhiên tốt, có tác dụng quan trọng trong làm đẹp đối với chị em phụ nữ. Cùng điểm danh những công dụng làm đẹp tuyệt vời với gừng nhé!
1. Làm mờ sẹo
Chứa hơn 400 thành phần khác nhau như vitamin B1, B1, B6, tinh bột, chất béo, các khoáng chất, K, sắt, canxi,….cùng 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Gừng không chỉ có tác dụng trong việc chữa bệnh hoặc dùng làm gia vị nấu nướng, mà gừng còn là một nguyên liệu rất tốt trong việc điều trị sẹo thâm trên mặt.
Cách làm: Chỉ cần thoa một lát gừng tươi vào vùng da bị sẹo sau đó để khô, làm điều này 2-3 lần/ngày và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện trong vài tuần. Trong vòng vài tháng, vết sẹo của bạn sẽ gần như không thể phát hiện.
2. Trẻ hóa làn da
Gừng tươi dưỡng da tươi trẻ. Với vị cay nhẹ, tính nóng, khi uống tràgừng, ăn gừng tươi sẽ góp phần làm ấm cơ thể, tăng cường sinh lực và vẻ đẹp tràn đầy sức sống cho làn da của bạn. Bên cạnh đó sử dụng gừng tươi để chăm sóc da mặt còn giúp làm mềm da và cải thiện độ đàn hồi.
Cách làm: Sử dụng bột gừng, trộn với mật ong và nước chanh tươi theo tỉ lệ 2:1:1, trộn đều thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên mặt khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.
3. Giúp tóc mọc nhanh
Vốn được biết tới với khả năng đẩy mạnh lượng máu lưu thông và chứa nhiều axit béo, gừng sẽ giúp các cô nàng cải thiện vấn đề tóc mỏng.
Cách làm: Để thực hiện, hãy hòa trộn nước ép gừng với dầu jojoba, lấy hỗn hợp này rồi massage da đầu nhẹ nhàng. Để nguyên hỗn hợp này trên tóc trong khoảng 30 phút rồi gội sạch. Đều đặn 3 lần/tuần trong liên tục 1 tháng, bạn sẽ thấy tóc dày lên và bóng, khỏe hơn.
Video đang HOT
4. Giảm tình trạng gàu
Gừng được xem là chất khử trùng đặc biệt, vì vậy có thể dùng nước gừng ấm thay thế dầu gội đầu để khắc phục vấn đề này.
Cách làm: Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó trộn với dầu oliu hoặc dầu mè, tiếp đến là sử dụng hỗn hợp vừa trộn đắp đều lên da đầu khoảng 15-20 phút, cuối cùng dùng nước gừng ấm gội lại thật sạch.
5. Cải thiện các vết rạn
Ngoài tác dụng giải độc tố, gừng còn có tác dụng cải thiện các vùng da bị rạn trên cơ thể.
Cách làm: Sử dụng hỗn hợp 2 thìa gừng tươi đã được làm sạch, xay nhuyễn trộn với nước cốt 1 trái chanh, 3 thìa đường, 2 thìa dầu ô liu (hoặc dầu dừa) trộn đều rồi massage nhẹ nhàng lên mặt và toàn bộ cơ thể theo hướng vòng tròn trong 15-20 phút rồi tắm lại với nước ấm vừa, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ nết với công dụng tẩy da chết, dưỡng da, làm da săn chắc hiệu quả.
Theo MASK
Món ăn bài thuốc cho trẻ ho
Khi trẻ ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, thì ăn uống cần thanh nhạt, dễ tiêu, kiêng dùng thức ăn tanh, cay, nóng.
Ảnh minh họa: Internet
Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, thì ăn uống cần thanh nhạt, dễ tiêu, kiêng dùng thức ăn tanh, cay, nóng.
Gỏi lê - củ cải
Củ cải (200g): tính bình, hơi mát; có công năng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ tiêu thực, hóa đàm trị ho, thuận khí lợi tiện, sinh tân giải khát, bổ trung an tạng... Hàm lượng vitamin C trong củ cải nhiều hơn các rau quả khác, củ cải cũng chứa nhiều vitamin A, C và Ca, P, Fe... Trong củ cải còn chứa nhiều enzyme trợ giúp tiêu hóa và thúc đẩy nhu động đường ruột, tinh dầu sinapine tăng sự thèm ăn, nó còn có tác dụng ức chế đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế khuẩn, que khuẩn...
Lê (150g): tính hơi mát, vị ngọt. Công năng sinh tân giải khát, nhuận táo hóa đàm, nhuận trường thông tiện. Chủ yếu dùng chữa bệnh nhiệt thương tân, tâm phiền miệng khát, phế táo ho khan, họng khô lưỡi táo... Lê còn có công hiệu thanh nhiệt, trấn tĩnh an thần. Có hiệu nghiệm điều trị tốt đối với tăng huyết áp, bệnh tim mạch, miệng khát táo bón, váng đầu hoa mắt, mất ngủ mơ nhiều...
Gừng tươi, muối, dầu mè, dấm, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Củ cải gọt vỏ rửa sạch, thái sợi, trụng qua nước sôi, vớt ra sử dụng sau. Lê rửa sạch gọt vỏ thái sợi, bỏ chung với củ cải, thêm bột nêm, muối, gừng băm, tất cả trộn đều thì hoàn tất.
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu thực.
Chè bách hợp
Bách hợp (10g): tính hơi đắng, vị ngọt; vào kinh tâm và phế. Công năng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế giải khát, ninh tâm an thần. Có tác dụng điều trị nhất định đối với ho lâu ngày do bệnh lao, mất ngủ mộng nhiều. Thời tiết thu táo, dùng nhiều bách hợp, sẽ có tác dụng nhuận táo nhất định.
Gạo tẻ (100g): tính bình, vị ngọt; Vào kinh tỳ và vị. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị, trừ phiền khát.
Đường phèn (vừa đủ): vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, trị ho hóa đàm, dưỡng âm trị mồ hôi.
Bách hợp, gạo tẻ lần lượt rửa sạch, sử dụng sau. Hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh chè, nêm đường phèn thì hoàn tất.
Bài thuốc dưỡng âm thanh nhiệt, trị ho trừ phiền. Người ho đàm do phong hàn không thích hợp dùng bách hợp; người trung khí hư hàn hoặc đại tiểu tiện lỏng cũng không thích hợp dùng.
Canh xương sườn bạch quả
Xương sườn (500g): tính bình, vị ngọt, mặn; vào kinh tỳ và vị, thận. Tư âm nhuận táo, ích tinh điền tủy, bổ khí. Dùng cho người bệnh lâu hoặc thể chất hư nhược, nhuận phế trị ho, đồng thời có tác dụng bổ trung ích khí.
Bạch quả (20g): tính bình, vị ngọt, đắng, chát; có ít độc; vào kinh phế. Công năng liễm phế định suyễn, chữa đới trọc, cô nước tiểu. Dùng chữa các chứng đàm nhiều ho suyễn, đái dầm, tiểu nhiều... Y học hiện đại nghiên cứu cho rằng, bạch quả có tác dụng chống vi khuẩn lao và các vi khuẩn khác.
Rượu, hành, gừng, muối, bột nêm mỗi thứ vừa đủ.
Xương sườn sau khi rửa sạch, trụng qua nước sôi, vớt ra, để ráo nước. Đổ nước vừa đủ vào nồi, thêm rượu, hành, gừng ninh với lửa nhỏ trong 1 giờ; thêm bạch quả, muối, bột nêm ninh thêm 15 phút thì hoàn tất.
Bài thuốc này trị ho, hóa đàm, bình suyễn.
Thích hợp dùng cho chứng trẻ ho khạc, đàm nhiều khí suyễn. Ăn nhiều bạch quả dễ gây ngộ độc, nên chú ý.
Chè củ mài - hạnh nhân
Củ mài (hoài sơn 100g): tính bình, vị ngọt; công năng kiện tỳ, bổ phế, cố thận, ích tinh. Đối với các chứng phế hư ho khạc, tỳ hư tiết tả, thận hư di tinh, đới hạ và tiểu nhiều... đều có công hiệu bổ ích. Ngoài ra, củ mài còn có công hiệu tư dưỡng cơ da, làm đẹp, bổ trung ích khí, kiện não, tăng trí nhớ.
Gạo (100g): tính bình, vị ngọt; vào kinh tỳ và vị. Bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị, trừ phiền khát.
Hạnh nhân (20g): thuốc trị ho hóa đàm thường dùng. Hạnh nhân có công hiệu nhuận phu dưỡng nhan. Mùa thu táo, dùng ít hạnh nhân, thêm tang diệp (lá dâu) và đường phèn sắc uống, còn đạt tác dụng dự phòng thu táo (mùa thu hanh khô).
Đường đỏ (vừa đủ): vị ngọt, tính ấm; vào kinh tỳ, vị, can. Bổ trung ấm can, hòa huyết hóa ứ, điều kinh, hòa vị giáng nghịch.
Củ mài rửa sạch gọt vỏ thái lát; hạnh nhân lột vỏ rửa sạch; gạo tẻ vo sạch sử dụng sau. Các vật liệu cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh chè, khi gần chín nêm đường đỏ.
Bài thuốc này có công hiệu tuyên phế trị ho, bổ trung ích khí.
Dùng nhiều củ mài có ích sức khỏe, thông minh sáng mắt. Hạnh nhân loại ngọt không có vị đắng, người phế âm bất túc, ho lâu do phế khí hư nhược có thể dùng thường xuyên.
Chè ngân nhĩ nấu lê
Ngân nhĩ (nấm tuyết 10g): còn gọi là bạch mộc nhĩ, mệnh danh "quán quân của nấm". Ngân nhĩ tính bình không độc, tư âm nhuận phế, ích vị sinh tân; vừa là thức ăn dinh dưỡng tư bổ, vừa là thuốc bổ phò chánh cường tráng. Còn có tác dụng bổ tỳ khai vị, ích khí thanh trường.
Lê (100g): tính hơi mát, vị ngọt; công năng sinh tân giải khát, nhuận táo hóa đàm, nhuận trường thông tiện. Chủ yếu dùng chữa bệnh nhiệt thương tân, tâm phiền miệng khát, phế táo ho khan, họng khô lưỡi táo... Lê còn có công hiệu thanh nhiệt, trấn tĩnh an thần. Có hiệu nghiệm điều trị tốt đối với tăng huyết áp, bệnh tim mạch, miệng khát táo bón, váng đầu hoa mắt, mất ngủ mơ nhiều...
Đường phèn (vừa đủ): tính bình, vị ngọt; vào kinh tỳ và phế. Bổ trung ích khí, nhuận phế hòa vị, trị ho hóa đàm, dưỡng âm cầm mồ hôi.
Lê rửa sạch gọt vỏ bỏ hột, thái lát to; ngân nhĩ dùng nước ấm rửa sạch. Lê và ngân nhĩ cùng cho vào nồi đun sôi đến đặc, nêm đường phèn, hòa tan thì dùng.
Bài thuốc này tư âm nhuận phế, trị ho tan đàm.
Thích hợp dùng cho chứng ho khan do phế âm hư. Kiêng dùng khi ho khạc phong hàn. Lê mang tính hàn, người tỳ hư tiêu lỏng dùng thận trọng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Nước uống phòng trị bệnh mùa lạnh Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở dương khí vệ ngoại, rồi xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh), phát sốt không mồ hôi, mạch phù khẩn (tức mạch nổi hữu lực đập nhanh)... Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi...