Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 11 bị đề nghị truy tố
Người phụ nữ bán hàng online đã móc nối với người phụ trách điểm tiêm vaccine COVID-19 để nhận tiêm dịch vụ, lấy hàng chục triệu.
Ngày 20-1, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố ông Nguyễn Thanh Tuấn (42 tuổi) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Công an cũng đề nghị truy tố bà Lê Thị Kim Dung (33 tuổi, cùng ngụ quận 4, TP.HCM) về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Ông Tuấn là nguyên Trưởng Ban tuyên giáo Quận ủy quận 11, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 11 còn bà Dung làm nghề bán hàng online.
Bà Dung tại cơ quan điều tra. Ảnh: CA
Theo điều tra, giữa năm 2020, bà Dung lên mạng xã hội vào nhóm “Hội những người tiêm vắc-xin Covid-19″ có hơn 10.000 thành viên. Người phụ nữ phát hiện nhu cầu nhiều người cần tiêm vaccine COVID-19 nên lấy tài khoản là Kim Zunf để móc nối tiêm dịch vụ.
Bà Dung lấy từ hai đến bốn triệu đồng một mũi tiêm vaccine và khách hàng phải chuyển tiền cọc sau khi có lịch tiêm.
Đến ngày 3-8-2020, khi bà Dung dẫn hai người đến tiêm vaccine ở Trường Mầm non 10 (quận 11) thì bị các trinh sát Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP.HCM phối hợp với công an địa phương bắt quả tang.
Qua lời khai và các bằng chứng liên quan, công an xác định vai trò của ông Tuấn.
Theo đó, trong đợt tiêm vắc xin COVID-19 đợt 5 của TP.HCM ông này được phân công làm Tổ trưởng Tổ tiêm vắc xin COVID-19 tại điểm Trường Mầm non 10.
Quá trình làm việc, ông Tuấn đã giúp cho hai lãnh đạo doanh nghiệp tiêm vaccine cho mình và người quen.
Video đang HOT
Sau đó, qua một giám đốc doanh nghiệp từng được ông Tuấn giúp, bà Dung tự động móc nối để sắp xếp tiêm dịch vụ cho 20 người không nằm trong danh sách tiêm.
Được sự đồng ý của ông Tuấn, bà Dung đã đưa 20 người đến tiêm, thu 53,2 triệu đồng và đưa cho ông Tuấn 16 triệu đồng.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không? Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?
Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Tuy nhiên, có những đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 sẽ tốt hơn.
Bài viết được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến tiêm vaccine COVID-19.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không?
Vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca được khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn khi mắc COVID-19.
Ở một khía cạnh khác, phụ nữ mang thai vẫn có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai có yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm với virus SARS-CoV-2 (chẳng hạn cán bộ y tế) có thể được xem xét tiêm vắc xin sau khi được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?
KHÔNG.
Hiện không có bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh tiêm vaccine COVID-19 có thể gây vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, không có loại vắc xin COVID-19 nào được cấp phép sử dụng có bất kỳ tác động đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc y tế.
Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc "Thông điệp 5K". Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay:
Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế...
Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
Không tụ tập đông người.
Khai báo y tế: Chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.
Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây:
Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế.
Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,...
Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh.
Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
Nếu có dấu hiệu sốt, khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Cô gái lên mạng tiết lộ "thần dược" trị mụn ở lưng sau tiêm vắc-xin Covid-19, sau 3 tháng lưng láng mịn: Sự thật cảnh báo phía sau Đập vào mắt người xem là cận cảnh làn da lên mụn chi chít từ cổ xuống lưng. Mụn lên dày nhìn mà ai cũng "muốn trầm cảm" chứ chẳng riêng gì chủ nhân. Cô nàng này bắt đầu tìm cách trị mụn và không quên chia sẻ "thần dược" cho chị em... Mạng xã hội Tiktok xuất hiện video chữa mụn dày...