Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Ngày mai sẽ có kết quả xét nghiệm 1.622 mẫu “quyết định”
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Thành phố chuẩn bị mở lại khu cách ly 10.000 giường ở KTX và một số cơ sở khác.
Theo ghi nhận của báo Thanh niên online, chiều nay 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Tổ thường trực đặc biệt chống Covid-19 tại TP.HCM của Bộ Y tế, đã làm việc trực tuyến với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, đến 15 giờ cùng ngày, TP.HCM có 32 ca nhiễm Covid-19. Thành phố đã truy vết và lấy mẫu được 1.324 ca F1 của 32 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 926 mẫu đã có kết quả âm tính, số còn lại chờ kết quả.
Ông Bỉnh nói, TP.HCM chuẩn bị mở lại khu cách ly 10.000 giường ở KTX và một số cơ sở khác. Ngoài ra, huyện Cần Giờ sẽ tái hoạt động lại nơi cách ly 600 giường và Bệnh viện Ung bướu ở Thành phố Thủ Đức (thuộc Quận 9 cũ) cũng sẽ tái hoạt động 1.000 giường.
Báo Người lao động thuật lại, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin, các F2 cũng đã được truy vết, có kết quả âm tính của 53 người, một số khác đang chờ kết quả. Đến 18 giờ tối nay sẽ hoàn tất lô cộng đồng cuối cùng.
Đặc biệt, GS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, trong ngày mai sẽ có kết quả xét nghiệm 1.622 mẫu “quyết định”, đó là mẫu của toàn bộ nhân viên Công ty VIAGS, là công ty có đội bốc xếp có các ca Covid-19 đã được xác định.
Cũng theo Người lao động, trong ngày, TP HCM cũng đã có kết quả xét nghiệm của toàn bộ nhân viên Bệnh viện 175, tất cả 1932 người đều âm tính.
Bên cạnh đó, tất cả nhân viên ở sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được xét nghiệm lần 2. Ngoài ra, hằng ngày những người có ca làm sẽ phải xét nghiệm Covid-19 trước, khi có kết quả âm tính mới được đi làm. Để chuẩn bị cho ca làm ngày mai đã có 1.276 người được xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Theo ghi nhận của Tiền phong, tại cuộc họp ngày 9/2, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC cho biết, theo kết quả xét nghiệm sáng 9/2, TP.HCM ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Đó là nhân viên Công ty phục vụ mặt đất sân bay Tân Sơn Nhất (VIAGS); 1 ca của Vietnam Airlines – người này cũng tham gia vào giám sát, sắp xếp hàng hóa của máy bay, làm chung với bệnh nhân 1979.
Video đang HOT
Hai trường hợp này được phát hiện khi Thành phố tiếp tục thực hiện xét nghiệm giám sát cho 830 nhân viên sân bay mà chưa làm xét nghiệm trước đó, nâng tổng số các ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 có liên quan đến ca bệnh là nhân viên bốc xếp tại Sân bay Tân Sơn Nhất lên 32 trường hợp, được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm nhân viên tổ bốc xếp và nhóm bệnh nhân liên quan đến nhóm bệnh nhân này.
NÓNG: TP.HCM thêm 24 ca COVID-19, đang họp khẩn
Tại cuộc họp khẩn sáng 8-2, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố vừa ghi nhận thêm 24 ca dương tính với COVID-19.
Nhân viên y tế thức trắng đêm xét nghiệm, kiểm tra tờ khai từ các nhân viên sân bay - Ảnh: NHẬT THỊNH
Sáng 8-2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 họp khẩn với các sở, ngành, quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh sau các ca mắc mới ghi nhận gần đây. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố vừa ghi nhận thêm 24 ca dương tính COVID-19. Những người này đã được đưa đi cách ly, điều trị.
Tất cả các trường hợp được xác định dương tính đã được chuyển đến khu cách ly tập trung.
Hien nay, Trung tam Kiem soat Benh tat thanh pho đang tiep tuc đieu tra truy vet đoi voi cac truong hop tiep xuc.
Buoc đau ghi nhan, mot so truong hop duong tinh neu tren co tiep xuc voi nhom nghi nhiem ngay 7-2. Nhieu điem tren đia ban thanh pho đang đuoc phong toa, cach ly.
Chu tich UBND TP.HCM Nguyen Thanh Phong đe nghi cac điem phong toa kiem soat chat che, tuyet đoi khong đe nguoi dan ra vao khu vuc phong toa.
Các benh nhan có lien quan đen truong hop 1979, nhan vien san bay Tan Son Nhat.
Tai Binh Thanh, tong so co tiep xuc với các ca bệnh lên đến 303 truong hop. Trong đó có 5 trường hợp dương tính, 2 người trong số này liên quan bệnh nhân 1979 - nhan vien san bay Tan Son Nhat.
Tuy nhiên có trường hợp F1 làm cùng với bệnh nhân 1979 đã có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng F2 lại cho kết quả dương tính.
Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TPHCM đang phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM thực hiện các xét nghiệm kháng thể để xác định tính chất lây nhiễm của các trường hợp trên.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, không loại trừ khả năng những trường hợp F1 này nhiễm bệnh nhưng nay đã khỏi bệnh
Trao đổi tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế rất lo lắng vì chưa xác định được điểm khởi đầu chùm lây nhiễm tại TP.HCM.
Ông Long nhận định: "Có thể có trường hợp nhiễm đã khỏi, hoặc sắp tới sẽ có thêm những trường hợp lây nhiễm, chứ có thể không dừng ở con số 29 như TP báo cáo" (gồm 20 ca mới và 5 ca ghi nhận những ngày qua - PV) .
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc giao lưu giữa nhóm công nhân bốc xếp hàng hóa (cả người nhiễm và chưa nhiễm) nằm ngoài cụm cảng, không có điểm lây nhiễm từ khu vực bốc xếp vào khu hành khách, cũng như khu vực có người phục vụ trong Cảng Hàng không.
Tuy nhiên, việc giao lưu của nhóm công nhân này với cộng đồng rất lớn. Do vậy, số ca nhiễm có thể không dừng ở con số 29 mà có thể có thêm.
"Trước nguy cơ lây nhiễm cao, TP.HCM cần có hành động, quyết liệt nhanh chóng, khẩn trương như vừa qua đã làm nhưng nâng cao, mạnh lên một bước", ông Long nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị TP thực hiện một số việc khẩn trưởng, quyết liệt phòng, chống dịch. Trong đó, ưu tiên nhất, phải xác định các trường hợp công nhân bốc xếp hàng hóa và người thân của họ là các trường hợp nguy cơ nhất, coi là những ca nghi nhiễm để có hướng xác định.
Cụ thể, không chỉ truy vết liên quan đến 29 trường hợp nhiễm mà phải truy vết tất cả công nhân làm việc với nhau. Trước mắt truy vết 60 trường hợp công nhân liên quan đến các ca nhiễm, sau đó rộng ra các công ty khác.
Mặt khác, TP phải tiến hành khoanh vùng thật nhanh những địa bàn có trường hợp nhiễm, lấy mẫu triệt để và trên diện tộng tất cả trường hợp liên quan các ca bệnh và ở trong khu vực có ca bệnh.
"Việc này đòi hỏi hành động mạnh. Khi phát hiện ca nhiễm thì phong tỏa rộng, sau đó thu hẹp lại từng khu vực phong tỏa nhỏ hơn".
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị hướng dẫn TP lấy mẫu theo cụm gia đình. Thay vì lấy mẫu từng người thì lần thứ nhất sẽ lấy gộp mẫu từng hộ dân. Nếu phát hiện nghi nhiễm thì sẽ đưa cả hộ gia đình đó đi cách ly và tiến hành lấy mẫu lần hai.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng những nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế là hoàn toàn phù hợp và yêu cầu các sở, ngành phối hợp để thực hiện những biện pháp nhanh, quyết liệt phòng, chống dịch.
Cụ thể, thứ nhất, theo ông Phong, nếu xác định ổ dịch từ công nhân bốc xếp có từ trước thì phải nghiên cứu cho kỹ khởi nguồn cụm nhiễm từ đâu sinh ra, có phải từ Hải Dương.
"Bây giờ phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra, truy vết xung quanh các công ty bốc xếp. Nắm được khởi nguồn sẽ có biện pháp quyết liệt", ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị quận 1, Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP khoanh vùng nhanh, tiếp tục truy vết, kiểm tra.
Trong đó, ông Phong cho rằng ý kiến của Bộ trưởng Y tế về việc lấy mẫu xét nghiệm theo hộ gia đình sẽ đẩy nhanh hơn việc truy vết.
"Ví dụ tổng số người dân tại khu Mả Lạng hiện khoảng 3.500 người, nhưng chỉ có 775 hộ. Thay vì lấy từng mẫu với 3.500 người thì chỉ cần lấy gộp chung 775 hộ. Nếu kết quả lần 1 dương tính thì cách ly toàn bộ gia đình, để lấy mẫu lần hai. Như vậy sẽ lấy mẫu nhanh và đáp ứng nhu cầu xét nghiệm", ông Phong phân tích:
Ngành y đau đầu vì 'thuốc gia truyền', 'thuốc đông y' quảng cáo tràn lan trên mạng, TV Đại diện Bộ Y tế cho biết hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại được quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội. Quảng cáo thuốc đông y chữa bệnh trên Facebook - Ảnh: Q.ĐỊNH Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển y...