Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Dịch sởi bùng phát là hậu quả việc không tiêm vắc-xin
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định như trên trong cuộc họp KTXH TP.HCM vào chiều 4/4. Cũng theo ông TP sẽ tổ chức “tiêm vét” để nâng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ lên cao hơn.
Gi ám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh.
Tại cuộc họp, đề cập đến tình hình dịch bệnh tại TP Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết từ tháng 8/2018 dịch sởi tăng rất cao trên phạm vi cả nước, trong đó có TP.HCM.
Ông khẳng định đây là hậu quả của những trường hợp không tiêm vắc-xin, tiêm không đầy đủ trong những năm vừa qua.
Theo ông hàng năm ngành y tế chỉ tiêm chủng được khoảng 95% số trẻ trong độ tuổi. Với TP.HCM 5% tương đương 5.000 trẻ, và dồn lại trong 5 năm sẽ là từ 20.000 – 25.000 trẻ không được tiêm.
“Những trường hợp này sẽ bùng phát theo chu kỳ 5 năm” – ông nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông, một nguyên nhân khác làm dịch tăng cao là do một số người dân nhập cư trước đây chưa được tiêm chủng, hoặc sống ở vùng không có dịch sởi.
Ngoài ra những phụ nữ có độ tuổi 25 (khi chưa được tiêm chủng tốt) sinh con vào thời điểm này cũng khiến trẻ có nguy cơ cao vì con không có được miễn dịch thụ động từ mẹ trong 6-9 tháng đầu đời.
Trước tình hình dịch sở bùng phát, từ tháng 10/2018 Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra và tiêm vét. Qua thống kê thành phố nhận thấy “đúng như những gì dự đoán” khi tình hình tiêm chủng rất thấp, chỉ đạt từ 65-70%.
Khi Sở vào cuộc quyết liệt, đến cuối tháng 3 tỷ lệ này đã đạt 85% và dự kiến tới cuối tháng 4/2019 sẽ đạt 95%. Nếu có thống kê tốt từ cơ sở, Sở kỳ vọng tỷ lệ này có thể ở mức 97-98% trong những tháng tiếp theo.
“Tất cả các trường hợp bị sởi là do không tiêm chủng hoặc có lịch sử tiêm không rõ ràng” – ông nhấn mạnh.
Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay TP đã điều tra lại (bao gồm cả các trường hợp nhập cư) thông qua sổ khám sức khỏe tại các trường tiểu học, mẫu giáo, mần non. Tới đây Sở sẽ thực hiện tiêm vét để tránh tình trạng dịch sởi bùng phát như năm trước.
Nhờ những biện pháp này, số ca bị sởi trong tháng 3/2019 đã giảm một nửa so với tháng 2.
Theo thống kê , từ năm 2018 đến hết tháng 2/2019, TP.HCM có 4.327 ca sởi, trong đó chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2019 có hơn 2.600 ca. Bệnh sởi được ghi nhận xuất hiện ở 285/319 phường – xã và số ca sởi tăng cao tại những quận, huyện giáp ranh các tỉnh và có khu công nghiệp.
Theo infonet
Dịch sởi bùng phát ở Mỹ, số ca mắc lớn thứ hai trong gần 20 năm
Ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho biết, đã có 387 trường hợp mắc bệnh sởi được ghi nhận ở Mỹ tính từ ngày 1/1 đến ngày 28/3, mức cao thứ hai kể từ khi quốc gia này tuyên bố xóa xổ được bệnh sởi vào năm 2000.
Năm 2014, số người mắc bệnh sởi cao nhất ở Mỹ là 667.
Tiêm phòng sởi-quai bị- rubela cho học sinh trước khi bước vào năm học mới tại Lynwood, California (Mỹ) tháng 8/2013. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, các ca nhiễm sởi đươc ghi nhận tại 15 bang của Mỹ, bao gồm Arizona, California, Colorado, Connecticut, Georgia, Illinois, Kentucky, Michigan, Missouri, New Hampshire, New Jersey, New York, Oregon, Texas và Washington.
Nguyên nhân của dịch sở bùng phát là do nhiều người dân đi du lịch tại các nước đang phải đối mặt với dịch sởi như Israel, Ukraine và Philippines, bị lây nhiễm và mang virus trở về nước.
Tuần trước, trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch sởi, Hạt Rockland, ngoại ô thành phố New York đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh dịch sởi đang hoành hành, đồng thời cấm những người dưới 18 tuổi chưa tiêm vaccine phòng sởi không được đến các khu vực công cộng trong đó có trường học và các trung tâm thương mại.
Theo CDC, năm 2018 Mỹ có 372 ca nhiễm sởi và dịch sởi bùng phát tại 17 địa phương, chủ yếu ở New York, thành phố New York và New Jersey. Kể từ năm 1963, khi có vắc-xin phòng sởi, số ca mắc và tử vong do bệnh sởi ở Mỹ và các nước phát triển khác đã giảm mạnh. Trước khi có vắc-xin, mỗi năm có khoảng 450 đến 500 ca tử vong vì bệnh sởi tại Mỹ.
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh, nhất là trong trường hợp người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh sởi điển hình, bao gồm sốt cao, phát ban khắp cơ thể, nghẹt mũi và mắt đỏ, thường biến mất mà không cần điều trị trong vòng hai hoặc ba tuần. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh sởi nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Đặng Huyền
Theo baotintuc
Tiêm vắc-xin sởi: Không bao giờ là quá muộn Nếu một người chưa được tiêm vắc-xin sởi (MMR) khi còn nhỏ - hoặc không biết liệu mình đã được tiêm chưa - thì có nên tiêm vắc-xin khi đã trưởng thành không? Câu trả lời là có. Ngay cả khi đã tiêm vắc-xin, một số người đáp ứng một số tiêu chí cụ thể có thể cần tiêm lại. Nếu bạn chưa...