Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh sau 2-3 tuần nữa
Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định dù số ca nhiễm trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên, với việc dịch đã âm thầm lây lan, thành phố sẽ đạt đỉnh dịch sau 2-3 tuần tới.
Sáng 7/6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố. Buổi họp được tổ chức sau khi TPHCM hoàn thành một tuần giãn cách theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn và Chỉ thị 16 tại một số khu vực.
“Khi quyết định giãn cách xã hội, chính quyền thành phố đã cân nhắc, suy nghĩ rất nhiều khi chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là với việc giãn cách, thành phố đã đạt hiệu quả ra sao trong phòng, chống dịch Covid-19″, Chủ tịch UBND TPHCM mở đầu buổi họp.
Cần giải cứu doanh nghiệp, người lao động khó khăn
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các thành viên dự họp báo cáo đánh giá tình hình từ khi áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 đối với một số khu vực. Thành phố cần tìm ra những vấn đề tồn đọng và những giải pháp phù hợp trong tuần giãn cách còn lại.
“Chúng ta cần làm rõ việc giãn cách mang lại hiệu quả gì cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến nay, chúng ta đã trải qua một tuần giãn cách xã hội, chỉ còn một tuần nữa áp dụng biện pháp này”, Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu giải cứu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 (Ảnh: Quang Huy).
Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cần họp với tổ hỗ trợ các doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp phù hợp cho đơn vị, người lao động khó khăn, chính sách an sinh xã hội trong đợt bùng phát dịch lần này.
“Khi giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và lãnh đạo thành phố đã đặt vấn đề cần chủ động hỗ trợ, giải cứu những trường hợp gặp khó khăn do dịch bệnh. UBND TP đã thành lập tổ hỗ trợ giải cứu doanh nghiệp, triển khai chính sách an sinh xã hội vào cuối tuần vừa rồi”, Chủ tịch UBND TPHCM cho hay.
Sau phần thảo luận và đánh giá, UBND TPHCM sẽ họp nội bộ để bàn giải pháp mua vắc xin Covid-19. Sau khi thảo luận với các quận, huyện, UBND TPHCM, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 sẽ xin ý kiến Thành ủy về vấn đề trên.
Các chuỗi lây nhiễm từng bước được khống chế
Báo cáo tại buổi họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, từ ngày 26/5 đến nay, 362 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan chuỗi lây nhiễm điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được công bố. Chuỗi lây nhiễm lây lan nhanh ra thành nhiều chuỗi nhỏ khác.
“Chùm ca bệnh liên quan đến điểm truyền giáo bùng phát mạnh, lây lan nhanh trong cộng đồng do nhiều yếu tố đặc thù. Những yếu tố đó gồm chủng SARS-CoV-2 của Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, nhiều ca bệnh tập trung trong môi trường kín, nhiều thành viên điểm truyền giáo khó tiếp xúc, khai báo chưa đầy đủ từ ban đầu”, Giám đốc Sở Y tế nhận định.
Số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã giảm dần.
Khi mới phát hiện chuỗi lây nhiễm, có thời điểm TPHCM ghi nhận 70 ca/ngày liên quan đến ổ dịch tại điểm truyền giáo. Tuy nhiên, sau 6 ngày giãn cách xã hội, số ca nhiễm mỗi ngày từ 20-25 trường hợp trong cộng đồng, những bệnh nhân còn lại được phát hiện tại khu vực đã cách ly, phong tỏa.
Video đang HOT
“Điều này cho thấy dịch bệnh tại TPHCM đã từng bước được khống chế. Dù còn những ca bệnh chưa rõ nguồn gốc nhưng có nguy cơ tiếp xúc, lây lan thấp do TP đang giãn cách xã hội”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh đánh giá.
Lãnh đạo ngành y TPHCM đặt giả thiết số ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn gốc trong cộng đồng có thể do dịch bệnh đã âm thầm lây lan từ trước, cộng với sự tiếp xúc, đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ.
“Chúng ta còn 9 ngày giãn cách xã hội, đây là thời gian để truy vết tất cả các nhánh của dịch Covid-19 trên địa bàn. Sau đó, chúng ta sẽ có bức tranh tổng thể và đưa ra các biện pháp giảm giãn cách phù hợp với tình huống”, Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ.
2-3 tuần nữa dịch Covid-19 mới đạt đỉnh
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh so sánh, phân tích trong đợt bùng phát dịch đầu năm 2021, số ca mắc đạt đỉnh sau 21 ngày và giảm dần 2 tuần sau đó. Đối với đợt bùng phát dịch lần thứ 4, số lượng ca mắc mới chưa có dấu hiệu giảm đi sau 41 ngày.
“Qua đánh giá tổng quan, chúng tôi tiên lượng dịch sẽ đạt đỉnh sau 2-3 tuần nữa và sau đó mới giảm. Với mức độ giao thương lớn, tình hình dịch bệnh tại TPHCM và cả nước sẽ có điểm tương đồng. Chỉ cần dịch ở Hà Nội ra sao thì TPHCM vài ngày sau sẽ như vậy và ngược lại”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.
Quận Gò Vấp là địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (Ảnh: Hải Long).
Từ những đánh giá trên, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng dịch Covid-19 đang từng bước giảm, tuy nhiên vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng. Bối cảnh đó đòi hỏi thành phố cần tiếp tục những giải pháp quyết liệt thời gian tới.
Theo công bố của Bộ Y tế, tính từ ngày bắt đầu thực hiện giãn cách (31/5) đến nay, TPHCM có 219 ca mắc Covid-19 mới. Chuỗi lây nhiễm liên quan đến điểm truyền giáo Phục Hưng vẫn là điều đáng lo ngại đối với ngành y thành phố. Trong tuần qua, 206 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại TPHCM có liên quan đến chuỗi này.
Sáng 7/6, TPHCM tiếp tục ghi nhận 12 bệnh nhân mắc Covid-19. Tất cả trường hợp mới đều liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, TPHCM có 388 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, địa bàn thành phố xuất hiện 3 chuỗi lây nhiễm gồm nhóm truyền giáo Phục Hưng, công ty kiểm toán và quán bánh canh cùng ở quận 3.
Giãn cách ngày 8: Ca lây từ nhóm truyền giáo vẫn tăng, TP.HCM chống dịch tầm cao
Ngày thứ tám TP.HCM giãn cách xã hội, các ca Covid-19 vẫn tăng, đặc biệt từ chuỗi lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng. TP.HCM kích hoạt hệ thống chống dịch tầm cao.
Tính từ 18/5 đến tối 6/6, TP.HCM ghi nhận 366 ca bệnh, đứng thứ 4 cả nước về số ca nhiễm cộng đồng trong đợt này. Ổ dịch liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng từ ngày 26/5 đến nay đã có hơn 320 người.
Bên cạnh đó, TP.HCM còn các ổ dịch liên quan công ty kiểm toán quận 3 (3 ca); chùm ca bệnh ở quán bánh canh (7 người). Ngoài ra, 7 trường hợp tại TP.HCM chưa xác minh được nguồn lây gồm 2 bệnh nhân ở Bệnh viện FV, một nhân viên y tế BV Đa khoa Nam Sài Gòn, một bệnh nhân ở TP Thủ Đức đi khám ở BV Đức Khang (quận 5), một ca được phát hiện ở BV quận 7 và 2 F1 của ca nhiễm chưa rõ nguồn lây.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho hàng nghìn công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Chưa từng có tiền lệ, TP.HCM đang phải kích hoạt hệ thống chống dịch tầm cao, dốc sức chế ngự dịch Covid-19. Mỗi ngày, nhiều khu dân cư, văn phòng bị phong tỏa, hàng trăm người được đưa đi cách ly, hàng nghìn người được lấy mẫu xét nghiệm để thần tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), thời gian tới, thành phố có thể xuất hiện những ca nhiễm không rõ nguồn gốc trong cộng đồng do dịch bệnh đã âm thầm lây lan.
HCDC cũng nhận định, tình hình dịch bệnh tại thành phố đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng.
Các hội viên này sống ở 16/22 quận, huyện và lây nhiễm tiếp cho các bệnh nhân tại nơi họ sống và làm việc, hình thành các ổ dịch tại 21/22 quận, huyện và 9 tỉnh, thành phố.
Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh, ngành y tế đang tiến hành xét nghiệm rộng, kiểm tra toàn bộ khu phố có ca bệnh.
"Hiện nay, do chùm ca bệnh đã 4-5 chu kỳ, có trường hợp truy vết thì phát hiện F3. Chính vì vậy, HCDC đang hướng tới ngoài xét nghiệm F2 thì F3 cũng được xét nghiệm và cách ly tại nhà", ông Bỉnh nói.
Tuy vậy, ông Bỉnh cũng nhìn nhận, số ca nhiễm có dấu hiệu giảm dần, dịch bệnh dần chững lại. Đây là tín hiệu mừng, cho thấy TP đã truy vết, khoanh vùng kịp thời. Số ca nhiễm nếu tăng thêm, thì cũng chủ yếu là những ca F1 mới phát bệnh. Nhưng những trường hợp này đều đã được cách ly từ đầu nên không còn nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Khu Mả Lạng, quận 1 lần thứ 2 bị phong tỏa vì liên quan ca Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cũng thông tin, xu hướng phát sinh F0 tại quận đang giảm và quận đang kiểm soát F1, F2 chặt chẽ. Theo ông Dũng, khả năng trong 10 ngày tới, nếu không phát hiện F0 và kiểm soát được F1, F2 như hiện nay, công tác phòng, chống dịch sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh: "Ủng hộ đề xuất của ngành y tế phải mở rộng, sẵn sàng truy vết đến F3. Chủng virus liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng là chủng Ấn Độ, có chu kỳ lây nhiễm nhanh, phải đẩy nhanh tốc độ để chặn đứng dịch, chứ không thể cứ đuổi theo mãi".
Nhiều người "né" đường to đi ngõ nhỏ, Gò Vấp lập thêm 26 chốt
Khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (từ 0h ngày 31/5), quận Gò Vấp đã cho lập 10 chốt để kiểm soát người và phương tiện ra vào quận. Sau những lúng túng trong 2 ngày đầu gây ùn tắc giao thông, quận đã có điều chỉnh.
Việc kiểm soát ra vào Gò Vấp dần đi vào quy củ, không còn tình trạng ùn ứ như những ngày đầu. Ảnh: Như Sỹ
Đại diện quận Gò Vấp cho biết, kết quả bước đầu đã giảm tối đa người dân ra vào quận. Người dân đã hạn chế ra đường, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Việc lưu thông qua các chốt vào đầu giờ sáng, chiều và trưa cũng còn tương đối đông, nhưng không dồn ứ và giảm nhiều so với hai ngày đầu.
Tuy nhiên, có thực trạng, nhiều người dân "né" chốt kiểm soát bằng cách luồn lách qua các đường, hẻm gần đó, nơi không có rào chắn hay lực lượng chức năng canh gác.
Mới đây, quận phối hợp với quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh lập thêm 26 chốt ở các hẻm thông giữa các quận để kiểm soát người từ Gò Vấp ra địa bàn khác và ngược lại.
Lo lắng các ca nhiễm trong khu công nghiệp
Tại cuộc họp của Chính phủ với các tỉnh, thành về công tác phòng, chống Covid-19 hôm 2/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự lo lắng về kiểm soát dịch bệnh tại các khu công nghiệp của TP.HCM.
"Tôi biết, hiện nay TP.HCM rất có kinh nghiệm tầm soát và kiểm soát dịch ngoài cộng đồng, nhưng nếu dịch lây lan tại các khu vực thuộc khu công nghiệp thì sẽ là bài toán rất khác", Phó Thủ tướng nhận định.
Hiện thành phố đã ghi nhận ca nhiễm tại 3 khu công nghiệp.
Phó Thủ tướng gợi ý TP.HCM nên triển khai hỏi thăm sức khỏe y tế người dân bằng robot, một mặt để hỏi triệu chứng người dân, mặt khác tuyên truyền cho người dân chủ động khai báo y tế.
"Công nghệ robot gọi điện tự động đang thử nghiệm ở Bắc Ninh, Bắc Giang và thấy rất được. TP.HCM nên chăng cũng làm theo hướng này", Phó Thủ tướng đề xuất.
Chuẩn bị đủ chỗ cho cách ly tập trung
Theo ông Dương Anh Đức, việc đảm bảo đủ chỗ tổ chức cách ly F1 là bắt buộc phải làm và bằng mọi giá phải thực hiện cho tốt. Sở Y tế phải hướng dẫn kỹ, đảm bảo không lây nhiễm chéo trong các khu cách ly.
Sở Y tế cũng hướng dẫn để các quận, huyện triển khai các khu cách ly có thu phí tại các khách sạn đủ điều kiện. Khu cách ly Đại học Quốc gia TP.HCM đang được mở rộng theo yêu cầu. Đồng thời, đề nghị Sở Y tế phối hợp Bộ Tư lệnh TP chủ động điều phối hỗ trợ các địa phương, tuyệt đối không để các trường hợp F1 chậm được đi đưa cách ly.
Phó Chủ tịch TP Ngô Minh Châu nhấn mạnh: TP đang hết sức bình tĩnh thực hiện Chỉ thị 15 trên toàn TP và Chỉ thị 16 tại quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc (Quận 12). Người dân cần hết sức bình tĩnh vì TP đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh
"Chúng ta bình tĩnh trước dịch bệnh nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác, trong lúc này một ai đó lơ là mất cảnh giác thì sẽ xảy ra những hậu quả đáng tiếc sau này" ông Châu nhấn mạnh.
Nhiều tỉnh, thành siết người về cách ly 21 ngày
Theo báo cáo, hiện có khoảng 45 tỉnh, thành đã tạm dừng hoạt động vận tải đi và đến TP.HCM. Nhiều nơi thông báo về việc cách ly 21 ngày người về từ TP.HCM.
Đặc biệt, việc Đồng Nai, tỉnh giáp danh tuyên bố cách ly người về từ TP.HCM 21 ngày, gây xáo trộn đối với hàng ngàn người làm việc tại TP.HCM nhưng cư trú tại Đồng Nai và ngược lại.
Theo chính quyền TP, các khu công nghiệp, chế xuất và khu công nghệ cao có khoảng 6.000 người làm việc đang sinh sống tại Đồng Nai. Đồng thời, nhiều người ở Đồng Nai làm việc ở TP.HCM.
Một ngày sau (5/6), khi có ý kiến phản hồi từ TP.HCM và các khu công nghiệp, Đồng Nai có văn bản mới nới lỏng quy định trên. Cụ thể, các doanh nghiệp, cá nhân, người lao động đang ở TP.HCM làm việc ở Đồng Nai hoặc người Đồng Nai làm việc tại TP.HCM sắp xếp ở lại địa phương nơi làm việc, nhằm hạn chế việc đi lại hàng ngày dẫn đến nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh.
Trường hợp cần thiết phải đi về trong ngày, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu thực hiện nghiêm một số quy định.
Hơn 420.000 người TP HCM liên quan các ca Covid-19 Đến ngày 6/6, TP HCM đã lấy mẫu 410.310 người, trong đó 5.593 F1, 404.717 người tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm, liên quan các ca Covid-19 cộng đồng. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), số mẫu xét nghiệm trên được lấy từ ngày 26/5 đến nay. Hiện, còn 652 mẫu tiếp xúc gần chờ kết quả....