Giám đốc Sở Y tế TP.HCM bật khóc: Không có lửa sao có khói?
Ngày 5/11, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức họp báo để xác nhận lại thông tin chính thức của đơn vị về bài báo “Giám đốc Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Tấn Bỉnh đá trách nhiệm, đuổi phóng viên” (báo Người tiêu dùng).
Khoan hãy nói tới những thành tựu của Sở Y tế TP.HCM nói chung và ông Giám đốc Sở Y tế nói riêng, chúng ta hãy bàn tới chuyện xoay quanh các bài báo và cuộc họp báo giữa đơn vị và báo Người tiêu dùng.
Trước tiên, cuộc họp báo chỉ dừng lại ở việc thông báo quan điểm của Sở Y tế TP.HCM về nội dung bài báo mà không hề có bất cứ thông tin nào của phóng viên báo Người tiêu dùng đính chính lại vấn đề. Điều đó cho thấy cuộc họp không hề có sự đối chất đâu là sự thật, đâu là cái đã bị bóp méo? Và trong sự việc này, chỉ độc giả chúng tôi mới là những người bị thiệt thòi vì luôn phải hoang mang trước những thông tin một chiều.
Thứ hai, về việc Sở Y tế TP.HCM cho rằng các nhà báo làm việc không đúng quy trình cùng cách làm việc thiếu chuyên nghiệp. Vậy liệu ông Bỉnh có thực hiện đúng quy trình làm việc với phóng viên hay không khi chính ông cũng thừa nhận rằng “Tôi hơi tiếc là đã tiếp các phóng viên Báo Người tiêu dùng với thái độ quá thân mật”. Sự quá thân mật ở đây rất khó đong đếm vì mỗi người có quan niệm về sự “thân mật” khác nhau. Độc giả chúng tôi không hề biết rằng ông “thân mật” với nhà báo như thế nào và điều đó có ảnh hưởng chủ quan đến những thông tin mà nhà báo đưa ra hay không?
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã bật khóc trước nhiều phóng viên có mặt tại họp báo. Ảnh: Một Thế giới.
Thứ ba, tôi thấy bức ảnh đăng tải hình ông Bỉnh ở trang báo Người tiêu dùng cùng chú thích hết sức bình thường. Chỉ đơn giản là một bức ảnh chân dung chụp ông Bỉnh trong một sự kiện cách đấy không lâu. Vậy tại sao Sở Y tế TP.HCM và ông Bỉnh lại bất bình vì bức ảnh đó? Phải chăng sắc mặt ông ở ảnh hơi đỏ nên ông giật mình sợ rằng người đọc cho rằng chuyện ông say xỉn là có thật?
Video đang HOT
Bức ảnh “gây hiểu nhầm” được đăng tải trên báo Người tiêu dùng cùng chú thích. Ảnh: Internet
Một vấn đề nữa đó là, sau bài viết Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh “say xỉn, đá trách nhiệm, đuổi phóng viên” nói trên được đăng tải, trang web của Sở Y tế đã có thông tin phản bác bài báo. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì thông tin này cũng bị gỡ bỏ khỏi website của sở? Tại buổi họp báo, lãnh đạo Sở Y tế thành phố cũng không giải thích gì về vấn đề này khi có phóng viên đặt câu hỏi. Đó liệu có phải là một dạng “đá trách nhiệm” khi Sở không đối mặt với những vấn đề mà cuộc họp báo đưa ra?
Cuối cùng, một nhà báo dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng phải hiểu rằng họ không bao giờ được quyền bịa đặt thông tin không có thật vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp của người đó. Hơn nữa, hai phóng viên của báo Người tiêu dùng khẳng định việc tác nghiệp hoàn toàn đúng quy trình và bằng chứng là có bản ghi âm được nhiều thành viên trong cơ quan báo chí nghe và thẩm định lại. Họ có thể cung cấp bản ghi âm đó bất cứ lúc nào nếu như các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Không có lửa sao có khói, không có bột sao gột nên hồ? Nếu như vị Giám đốc sở Y tế TP.HCM tiếp nhà báo đúng quy cách và trả lời thẳng thắn những câu hỏi mà truyền thông thay mặt cho nhân dân đưa ra cho ngành y thì liệu ông có phải khóc trong cuộc họp báo ngày 5/11?
Trịnh Thị
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo_Người Đưa Tin
Vụ thảm sát tại Nghệ An: Không có chuyện phá án từ manh mối vỏ chanh
Tại cuộc họp báo chiều 22.7 về vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra ở bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương làm 4 người chết, đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an Nghệ An đã trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Trả lời câu hỏi khó khăn lớn nhất khi phá án là gì, đại tá Nguyễn Hữu Cầu cho biết, từ huyện lỵ Tương Dương đến xã Tam Hợp phải đi mất 1 giờ 30 phút, đi tiếp hơn một giờ nữa mới vào đến bản Phồng. Đường sá đi lại khó khăn, nhiều khe suối, nhưng vất vả nhất trong công tác điều tra là bất đồng ngôn ngữ. Người dân không thực sự thạo tiếng Kinh nên việc thu thập thông tin tại địa phương là một trở ngại lớn cho các cán bộ công an.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng C45 (trái) và Thiếu tướng Ngô Sỹ Hiền - Cục trưởng C54 tại buổi họp báo. Ảnh: Danviet
Về thông tin "Hai và chị Yến có tình cảm hay không?", ông Cầu cho biết, vấn đề này không nằm trong quá trình thu thập thông tin của cơ quan điều tra vì pháp luật không bắt buộc phải chứng minh việc này. Liên quan đến nghi vấn còn có hung thủ khác tham gia vào vụ thảm án, đại tá Cầu nói: "Với tư cách là thủ trưởng cơ quan điều tra, tôi khẳng định những dấu vết, vật chứng, lời khai các nhân chứng đến giờ phút này hoàn toàn chính xác. Duy nhất Hai là hung thủ trong vụ án này".
Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng, có phải cơ quan điều tra phá án từ manh mối vỏ chanh, đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã bác bỏ thông tin này. "Kết quả điều tra vụ án đến từ rất nhiều các biện pháp nghiệp vụ, trong đó có vận động quần chúng, biện pháp khoa học kỹ thuật... chứ không phải có một vỏ chanh, vỏ quýt mà chúng ta có thể phá vụ án này" - đại tá Cầu khẳng định.
Tại buổi họp báo, đại tá Nguyễn Hữu Cầu một lần nữa nhấn mạnh, vụ án này không có yếu tố oan sai vì mọi chứng cứ, vật chứng và lời khai đều trùng khớp với hiện trường vụ án.
Hiện tại vật chứng của vụ án gồm con dao, bộ quần áo còn dính máu... đang được chuyển đi giám định hình sự để có kết quả cuối cùng đối với để hoàn tất hồ sơ khởi tố đối tượng.
Theo thông báo về kết quả điều tra vụ án, sau hơn nửa tháng vào cuộc điều tra, ban chuyên án đã bắt được nghi phạm vào 18 giờ ngày 19.7. Nghi phạm bị bắt giữ là Vi Văn Hai (SN 1995), trú bản Phồng. Vi Văn Hai khai nhận, 12h15 ngày 2.7, Hai đi đến rẫy gần nhà anh Thọ hái lá chanh thì xảy ra mâu thuẫn. Sau đó Vi Văn Hai vào lán anh Thọ xin muối để ăn chanh. Lúc này bà Chương và chị Yến đi ra suối.
Mâu thuẫn giữa Hai và anh Thọ lên đến đỉnh điểm. Hai lấy dao chém anh Thọ khiến anh này tử vong.
Phát hiện chồng bị giết hại, chị Yến cõng con chạy ra phía sau bờ suối. Hai đuổi theo hạ sát cả hai mẹ con chị Yến. Trên đường đuổi mẹ con chị Yến, phát hiện bà Chương đang tắm bên suối nên hắn tiếp tục hạ sát bà Chương.
Sau khi bị tạm giữ, nghi phạm nhiều lần thay đổi lời khai khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong truy tìm hung khí. Sau 2 ngày đấu tranh, ban chuyên án đã buộc nghi phạm khai ra chỗ cất giấu hung khí. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Vi Văn Hai.
Theo_Dân việt
Cha mẹ làm chưa đủ ăn, con lại mang bệnh nặng Bé Nguyễn Hải Thiên (1342 ấp Phước Lợi, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành,tỉnh Kiên Giang) bị bệnh bạch cầu dạng lympho cha mẹ hết khả năng chữa bệnh. Nếu như không có sự chia sẻ của mạnh thường quân thì chính mẹ em cũng không biết sẽ phải đưa con về lúc nào. "Mỗi lần cháu vô thuốc cả hai vợ...