Giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận nhiều F0 không chịu xuất viện
Tối 15.9, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện.
Tìm hiểu của PV, tại một số bệnh viện dã chiến ở Bình Dương đang tồn đọng hàng chục F0 đã đủ điều kiện nhưng không chịu xuất viện khi bệnh viện yêu cầu.
Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà nên dẫn đến tình trạng này.
Làm thủ tục cho F0 xuất viện ở Bình Dương. Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Ngày 15.9: Thông báo 250 ca Covid-19 tử vong tại 12 tỉnh thành
Trước đó, trả lời Thanh Niên, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết đã quyết định nâng mức chi tiền ăn cho F0 trong các bệnh viện dã chiến thêm từ 20.000 – 30.000 đồng/người/ngày (tùy từng tầng điều trị, trước đó đã chi từ 70.000 – 90.000 đồng/người/ngày).
Sau 31/12, dịch vụ nhạy cảm ở Bình Dương có thể hoạt động lại
Sau ngày 31/12, nếu Bình Dương kiểm soát được dịch Covid-19, không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", các dịch vụ nhạy cảm như massage, karaoke, quán bar, vũ trường có thể hoạt động trở lại.
Trường hợp Bình Dương kiểm soát dịch bệnh thành công, các dịch vụ kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có thể hoạt động trở lại sau ngày 31/12.
Ngày 15/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị thông tin công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, dự kiến sau ngày 15/9, tình hình dịch bệnh của tỉnh từng bước sẽ được kiểm soát, chuyển biến khả quan. Mục tiêu mở rộng "vùng xanh", từng bước thu hẹp "vùng đỏ" sẽ được các cấp thực hiện hiệu quả, đặc biệt là khi việc tiêm ngừa vắc xin đạt đến mức miễn dịch cộng đồng.
Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để Bình Dương sớm khôi phục nền kinh tế và mở cửa đi vào trạng thái hoạt động bình thường mới.
Ngoài việc phải đạt mục tiêu bao phủ vắc xin mũi một cho 100% người trên địa bàn tỉnh, Bình Dương còn đề ra các nhóm nhiệm vụ hỗ trợ phục hồi kinh tế sau ngày 15/9 với 3 giai đoạn.
Giai đoạn một: từ 15/9 - 31/10, ưu tiên triển khai việc phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các vùng xanh gồm các huyện phía Bắc: Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát và TP Thủ Dầu Một. Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt vùng đỏ, điểm đỏ; mở rộng vùng xanh. Thần tốc xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Về tổ chức sản xuất kinh doanh và lưu thông thực hiện theo quy định về việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới và phương án lưu thông liên huyện vùng xanh trên địa bàn huyện phía Bắc của UBND tỉnh đã ban hành.
Tỉnh Bình Dương đang mở rộng "vùng xanh", thu hẹp "vùng đỏ".
Giai đoạn 2: Từ sau 31/10, nếu vắc xin được cung cấp liên tục, đầy đủ, khoảng đầu tháng 10/2021, Bình Dương sẽ hoàn thành tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho toàn bộ người dân trong tỉnh. Sau 15 ngày để vắc xin phát huy tác dụng sẽ cơ bản đạt miễn nhiễm cộng đồng.
Trường hợp kiểm soát dịch bệnh thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng" sẽ mở cửa lại các hoạt động kinh tế xã hội có chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, loại trừ một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch như: karaoke, vũ trường, quán bar, massage... (giao ngành y tế và các ngành có liên quan tham mưu danh mục cụ thể).
Trường hợp diễn biến dịch bệnh xấu hơn tùy theo mức độ và khuyến nghị của ngành Y tế, sẽ điều chỉnh quay về giai đoạn trước đó hoặc quản lý chặt hơn.
Giai đoạn 3: Sau 31/12, trường hợp kiểm soát dịch bệnh thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng" sẽ mở cửa lại toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội.
Một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch sẽ phải có tiêu chí điều kiện hoạt động (giao ngành y tế và các ngành có liên quan tham mưu các điều kiện, thời gian và tiêu chí áp dụng khi cho phép hoạt động trở lại).
Trường hợp diễn biến dịch xấu hơn tùy theo mức độ và khuyến nghị của ngành Y tế, sẽ điều chỉnh quay về giai đoạn trước đó hoặc quản lý chặt hơn.
Sau hơn 2 tháng liên tiếp áp dụng Chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid-19, Bình Dương đã nới lỏng giãn cách, bước vào trạng thái "bình thường mới".
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đã cơ bản kiểm soát được Covid-19, song việc mở cửa kinh tế - xã hội sẽ tiến hành từng bước, không nóng vội. Bình Dương sẽ mở cửa từng bước ở các địa phương "vùng xanh", tiếp tục siết chặt, dập dịch ở "vùng đỏ".
Với trạng thái "bình thường mới" sau ngày 15/9, Bình Dương quyết tâm bảo vệ "vùng xanh", đồng thời đẩy nhanh sàng lọc sớm tách F0 khỏi cộng đồng ở "vùng đỏ", "điểm đỏ", đặc biệt là các phường "đậm đặc, đông cứng" của thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, đến chiều 14/9, toàn tỉnh ghi nhận 162.847 ca mắc Covid-19, trong đó có 119.300 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, xuất viện.
Bình Dương: Gần 95.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Dương, đến chiều 9/9, toàn tỉnh có thêm 5.484 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số ca xuất viện tính từ đợt dịch thứ 4 lên 94.991 người. Chiều 9/9, Bình Dương có thêm 5.484 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số ca xuất viện tính từ đợt dịch...