Giám đốc Sở Y tế bị phê bình 2 lần trong một tháng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê bình Giám đốc Sở Y tế vì chậm chi trả tiền hỗ trợ cán bộ, nhân viên y tế tham gia chống dịch.
Đây là lần thứ 2 Giám đốc Sở Y tế bị phê bình trong một tháng qua.
Ngày 7/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh có văn bản phê bình ông Nguyễn Xuân Mến – Giám đốc Sở Y tế.
Ông Nguyễn Xuân Mến bị phê bình do chậm trễ trong việc chỉ đạo và thực hiện thẩm định, bổ sung hồ sơ để Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đặc thù phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế trong năm 2021.
Do sự chậm trễ trên, khoản kinh phí hỗ trợ lên đến 24 tỷ đồng vẫn chưa được giải ngân cho dù năm 2021 đã sắp hết.
Sở Y tế chậm tham mưu để bố trí kinh phí chi trả cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, Giám đốc Sở Y tế phải chịu trách nhiệm và bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định để Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị trực thuộc ngành y tế chi trả chế độ đến nhân viên tham gia chống dịch. Việc này phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định và hoàn thành trước ngày 20/12. Trường hợp chậm trễ, Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí kinh phí chi trả.
Theo ông Đặng Văn Minh, UBND tỉnh Quảng Ngãi không thiếu tiền bố trí cho ngành y tế chi cho công tác chống dịch. Tuy nhiên, Sở Y tế thiếu trách nhiệm trong việc tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi trả cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 11/11, ông Nguyễn Xuân Mến đã bị phê bình vì “ngâm” kinh phí mua vật tư y tế chống dịch.
TPHCM ngừng giải thể bệnh viện dã chiến, ứng phó biến chủng Omicron
Sở Y tế TPHCM cho biết, các bệnh viện dã chiến còn lại tạm ngừng giải thể do tình hình dịch Covid-19 phức tạp.
Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng bệnh viện riêng cho người nhiễm biến chủng Omicron.
Chiều 6/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Trong tuần vừa qua, TPHCM đã ghi nhận thêm 3 đơn vị cấp quận, huyện tăng cấp độ dịch Covid-19, số ca mắc mới cũng cao hơn so với tuần liền kề trước đó.
Tại buổi làm việc, phóng viên Dân trí đã đặt câu hỏi cho Ban chỉ đạo cùng các sở, ngành về nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên. Ngoài ra, với việc biến chủng Omicron đã xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á, biện pháp chủ động phát hiện, ngăn chặn được thành phố đưa ra là gì.
Giải trình tự gen tất cả F0 nhập cảnh
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), chia sẻ, thời gian qua, biến chủng Omicron là vấn đề nóng được bàn luận. Điều đáng lo ngại, biến chủng này lây lan nhanh hơn 500% đối với biến chủng Delta và các thông tin về biến chủng này còn quá mới.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Đánh giá về khả năng xuất hiện biến chủng tại TPHCM và Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Tâm cho rằng, biến chủng này lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và lan qua nhiều nước. Tại Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan đã ghi nhận các trường hợp nhiễm Omicron, do vậy, thành phố cũng rất có nguy cơ xuất hiện biến chủng này.
"Các vấn đề về độc lực, tính kháng vaccine của biến chủng Omicron chúng ta còn chưa biết rõ. Tuy nhiên, TPHCM đã có kế hoạch ứng phó với biến chủng mới", Phó Giám đốc HCDC cho hay.
Cụ thể, TPHCM đã lên kế hoạch kiểm soát các nguồn lây từ các trường hợp nhập cảnh vào địa bàn. Đối với các trường hợp nhập cảnh chính thức qua sân bay, cảng biển, thành phố yêu cầu người nhập cảnh cần tiêm đủ vaccine Covid-19, cách ly tập trung 7 ngày và cách ly thêm 7 ngày tại nhà nếu có kết quả xét nghiệm âm tính.
"Tất cả trường hợp nhập cảnh vào TPHCM dương tính SARS-CoV-2 thời gian qua đã được giải trình tự gen. Đến nay, thành phố chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron", lãnh đạo HCDC nhấn mạnh.
Qua giải trình tự gen, TPHCM chưa ghi nhận người nhiễm biến chủng Omicron (Ảnh: P.N.).
Một vấn đề khác là vấn nạn nhập cảnh chui, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, ngành y tế sẽ phối hợp với lực lượng công an, quân đội để kiểm soát chặt các trường hợp này. Khi phát hiện trường hợp nhập cảnh dương tính, ngoài các bước xử lý, thành phố cũng thực hiện giải trình tự gen để kịp thời phát hiện biến chủng mới.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, thông tin thêm, đơn vị đã phối hợp với Bộ Tư lệnh, Công an thành phố chuẩn bị, triển khai thế trận nhận diện từ xa. Khi phát hiện biến chủng mới trên địa bàn, các đơn vị sẽ phối hợp tác chiến, dập tắt nhanh sự lây lan của biến chủng mới.
"Thành phố sẽ có bệnh viện riêng để sàng lọc, tiếp nhận người nhiễm biến chủng Omicron, chứ không điều trị chung như các nước. Điều này sẽ giúp ngành y tế thuận lợi trong khoanh vùng, dập tắt biến chủng mới", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nêu.
Dừng kế hoạch giải thể bệnh viện dã chiến
Trả lời câu hỏi tiếp theo của báo Dân trí, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cũng chia sẻ, hiện tại, số F0 trên địa bàn chưa có dấu hiệu giảm, số ca tử vong thời gian qua cũng có xu hướng tăng lên.
Để ứng phó với tình trạng này, Sở Y tế đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện để thực hiện thu dung, điều trị, xây dựng các kịch bản để tránh quá tải, bị động. Theo hướng dẫn này, các bệnh viện phải tái cấu trúc lại, các bệnh viện không điều trị Covid-19 sẽ hình thành các khoa khám sàng lọc, buồng cách ly tạm thời khi xuất hiện F0.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Bên cạnh đó, các bệnh viện chuyên khoa nhi, sản sẽ thành lập các đơn vị hồi sức để kịp thời hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Các bệnh viện trước đây chuyển đổi công năng sang điều trị Covid-19, các bệnh viện tách đôi vừa điều trị bệnh thông thường, vừa điều trị Covid-19 vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh, chưa ngừng lại.
"Hiện tại, thành phố vẫn duy trì hoạt động của 13 bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Các bệnh viện này không giải thể theo lộ trình cũ mà tiếp tục hoạt động do tình hình dịch Covid-19 phức tạp lại", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.
Ngoài ra, Sở Y tế TPHCM cũng trưng dụng các bệnh viện trên địa bàn để ghép lại thành các cụm bệnh viện điều trị Covid-19, kịp thời hỗ trợ nhau trong chẩn đoán, điều trị các trường hợp nặng.
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" tiêm vét cho người cao tuổi, có bệnh lý nền Tại 5 tỉnh đang có ca mắc, tử vong gia tăng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu rà soát người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa được tiêm vaccine; có thể tiêm tại nhà hoặc điểm tiêm lưu động. Chiều 6/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã họp trực tuyến với 5 tỉnh đang có...