Giám đốc Sở GTVT nêu bất cập khi thu phí xe máy 0 đồng
Theo ông Nguyễn Thành Chung – Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM, khi thành phố áp dụng mức phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô là 0 đồng, đồng nghĩa với việc người dân không phải đóng phí. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa 2 phương án này.
Sở GTVT TP kiến nghị không nên đề xuất mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô là 0 đồng
Theo báo cáo của Sở GTVT TP gửi UBND TP về tình hình triển khai công tác thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô, khi thành phố không thực hiện thu phí sẽ giảm bớt thủ tục hành chính mà cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện, hạn chế phát sinh bộ máy quản lý tại địa phương, giảm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc không thực hiện thu phí đối với xe mô tô phải xin ý kiến của Trung ương trước khi thực hiện vì đây là quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Còn nếu HĐND TP quy định mức thu phí là 0 đồng, theo Sở GTVT, thành phố sẽ không có nguồn thu mà vẫn phải tốn chi phí để tổ chức tập huấn, triển khai kê khai, chi phí mua biên lai (dự kiến 995 triệu đồng/năm), phát biên lai,…
Trong khi đó, pháp luật không quy định việc phương tiện đăng ký địa bàn nào phải nộp phí bảo trì đường bộ trên địa bàn đó. Thực tế này sẽ dẫn đến tình trạng xe mô tô trên địa bàn lân cận đổ xô về TPHCM để kê khai đăng ký hoạt động (tạm trú) nhằm được đóng phí ở mức 0 đồng. Ngoài ra, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình triển khai thu, nộp phí tại 62 tỉnh, thành còn lại khi người dân có sự so sánh và ảnh hưởng đến chủ trương đóng phí tại địa phương.
Mức thu phí được HĐND TP thông qua tại Nghị quyết số 31/2014/NQ-HĐND
Theo số liệu thống kê, phương tiện xe mô tô đăng ký trên địa bàn thành phố tính đến cuối năm 2014 là hơn 6,8 triệu xe. Nếu thu được từ các phương tiện này, kinh phí dự kiến khoảng 307 tỷ đồng/năm. Trong đó chi phí để lại cho đơn vị thu là gần 36 tỷ đồng, kinh phí thực hiện công tác bảo trì đường bộ là 271 tỷ đồng.
Sở GTVT TP nhận định, tuy số tiền trên không lớn nhưng phần nào giảm được gánh nặng của nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ, đặc biệt là tại các địa phương để phục vụ công tác duy tu, sửa chữa đường bộ.
Video đang HOT
Trên cơ sở nhận định trên, Sở GTVT TP kiến nghị UBND TP có tờ trình kiến nghị HĐND TP tiếp tục triển khai thu phí xe mô tô. Từ kết quả thu và sử dụng nguồn phí này trong năm 2015, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả thực tiễn. Từ đó, đề xuất UBND TP kiến nghị với Trung ương không triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô chứ không nên đề xuất mức thu là 0 đồng.
Cũng tại báo cáo này, Sở GTVT TP cho biết hiện các quận, huyện đang tiến hành phát phiếu kê khai và chưa thực hiện việc thu phí. Riêng chỉ có UBND quận 9 đã thu phí xe mô tô từ 1/6/2015. Tính đến 28/6, quận 9 đã thu phí được 12.920 xe mô tô, đạt 29,5% so với tổng phương tiện thuộc diện phải kê khai là gần 44.000 xe, với tổng số tiền thu được là 1,156 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quá trình thu gặp nhiều khó khăn vì chỉ thu được của các chủ phương tiện có nhu cầu hoặc tự giác đến nộp. Thu phí giờ hành chính rất ít do người dân phải đi làm, thu ngoài giờ thì phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, cất giữ tiền thu được. Trong khi đó, đa số người dân còn chưa đồng tình vì đã phải đóng quá nhiều loại phí khi tham gia giao thông… Trước những khó khăn gặp phải trong lần đầu tiên triển khai thu, UBND quận 9 cũng kiến nghị nên thu phí xe mô tô vào giá xăng thì hợp lý hơn.
Quốc Anh
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng giải đáp băn khoăn "phí chồng phí đường bộ"
Khi vưa phai đong phi sư dung đương bô, vưa phai đong phi khi đi qua cac tram thu phi BOT, nhiều người dân đặt câu hỏi có hay không chuyện "phí chồng phí"? Người đứng đầu ngành GTVT đã trả lời về vấn đề này.
Câu hỏi đầu tiên trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 28/6 tuy không mới song một số người dân vẫn muốn đặt trực diện với Bộ trưởng Thăng, đó là co hay không viêc phi chông phi khi ngươi dân đang vưa phai đong phi sư dung đương bô lai vưa phai đong phi khi đi qua cac tram thu phi BOT?
Theo quy định của Luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn thì phí bảo trì thu trên đầu phương tiện dùng để bảo trì cho hệ thống đường quốc lộ và đường địa phương được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, còn phí thu qua trạm BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) dùng để hoàn vốn và bảo trì toàn bộ phần đường thuộc dự án BOT. Mỗi một loại phí thì có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng phí khác nhau do đó không có việc phí chồng phí
Có nghĩa là theo quy định của luật pháp thì mình hoàn toàn có thể thu hai loai phi nay?Nhưng người dân vẫn băn khoăn là Quy bao tri đương bô đa hêt hay chưa ma lai phai thu thêm phi băng cac tram BOT?
Như tôi đã nói, phí thu qua trạm BOT không phải để bù cho phần thiếu của quỹ Bảo trì đường bộ mà để hoàn vốn cho nhà đầu tư, để bảo trì phần đường thuộc dự án BOT. Quỹ Bảo trì đường bộ có nội dung khác, đó là chỉ để bảo trì cho để bảo trì cho hệ thống đường quốc lộ và đường địa phương được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay, quỹ bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện chiếm khoảng 25%. Ngân sách bù mỗi năm khoảng 25%. Như vậy hàng năm quỹ bảo trì vẫn còn thiếu khoảng 50% kinh phí.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định không có chuyện "phí chồng phí"
Theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang xử lý theo hướng bỏ các trạm thu phí có khoảng cách dưới 70km. Tuy nhiên, các trạm cũ chưa dẹp bỏ thì trạm mới đã mọc lên. Xin hỏi Bộ trưởng tại sao lại có tình trạng như vậy?
Trước hết ta phải khẳng định rằng các trạm thu phí phải được đặt theo đúng quy định. Các trạm thu phí trên đường quốc lộ thì phải được sự thoả thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Còn đối với các trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do HĐND địa phương đó quyết định. Tuy nhiên, hiện có sự thay đổi chính sách nên một số trạm thu phí trước đây cần phải thay đổi.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chúng tôi đang rà soát toàn bộ các trạm thu phí. Theo kết quả sơ bộ, hiện nay trên các tuyến quốc lộ có 45 trạm thu phí đang thu; trong đó có 10 trạm khoảng cách nhỏ hơn 70km. Đối với các trạm này, hướng xử lý triệt để là Nhà nước mua lại và xóa bỏ hoặc dịch chuyển về vị trí hợp lý nếu có thể. Tuy nhiên, để xử vấn đề này cần căn cứ vào các điều khoản trong Hợp đồng và quy định của Luật dân sự, theo đó cần có sự thỏa thuận của 2 bên là nhà nước và nhà đầu tư.
Những phiên chợ Lào Cai tại Hà Nội
Thưa Bộ trưởng, môi con đương cao tôc đươc xây dưng theo hinh thưc BOT thương tôn nhiêu nghin ty đông nên phi sư dung đương ma ngươi dân phai đong la không nho, đơn cư như phi cao tôc Nôi Bai - Lao Cai co thê lên đên hơn 2 triêu đông. Xin Bô trương cho biêt, Bô GTVT co tinh đươc cac hiêu qua cu thê ma cac cao tôc nay mang lai cho ngươi dân hay không?
Để làm những đường cao tốc như Nội Bài - Lào Cai thì không phải là hàng nghìn tỷ đồng mà là nhiều nghìn tỷ đồng. Mức đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, với bất kỳ dự án nào, khi lập dự án đầu tư, ngoài việc tính toán hiệu quả tài chính, Bộ GTVT đều đánh giá cả về hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trạm thu phí trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Thực tế, khi dự án đưa vào khai thác, thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai đã rút ngắn còn một nửa. Do rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện, chi phí vận tải giảm tới 30%. Sức khoẻ lái xe tốt hơn. Hành khách đi trên xe tốt hơn. ATGT được đảm bảo, giảm ô nhiễm môi trường. Tóm lại là cả người dân, doanh nghiệp và lái xe đều được hưởng lợi.
Khi chúng tôi tổ chức hội thảo thì tất cả doanh nghiệp, lái xe và các cơ quan đơn vị liên quan đều đánh giá cao hiệu quả mà cao tốc Nội Bài - Lào Cai đem lại. Hiện nay, các xe tải, xe không cần bám sát đường cũ nữa thì đều đi trên đường cao tốc. Đây chính là hiệu quả tuyến đường.
Còn hiệu quả với các địa phương mà con đường đi qua thì sao?
Với các địa phương thì việc có con đường đi qua sẽ rút ngắn cự ly, rút ngắn thời gian về Thủ đô Hà Nội. Như vậy sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, để địa phương có điều kiện mua được các nguyên vật liệu, tiêu thụ nông sản, thực phẩm tốt hơn, nhanh hơn.
Ở Hà Nội bây giờ đã có những phiên chợ Lào Cai hàng ngày. Sáng họ đi từ Lào Cai về Hà Nội bán hàng, chiều quay về và hôm sau lại tiếp tục. Trước đây thì không thể có chuyện này được.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Châu Như Quỳnh ( ghi)
Theo Dantri
Thu phí xe máy: Phải tính đến hiệu quả và sức chịu đựng của dân "Thông tư Bộ trưởng Thăng viện dẫn quy định mức phí tối đa, không đề cập mức tối thiểu không có nghĩa phải hiểu tối thiểu là có thể thu 0 đồng. Nói đến "mức thu", rõ ràng ai cũng hiểu phải thu theo mức nào đó trong khung", Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói. Hôm qua (ngày 18/6), trong...