Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận: Không bắt buộc giáo viên theo học chức danh nghề nghiệp
Vừa qua, Báo Thanh Niên liên tục nhận được các thắc mắc của nhiều giáo viên ở Bình Thuận sau khi họ nhận được thông tin phải theo học các lớp học chức danh nghề nghiệp.
Việc học các lớp CDNN phục vụ cho việc chuyển sang CDNN mới, nhưng không bắt buộc giáo viên – QUẾ HÀ
Để giải đáp các thắc mắc này, phóng viên Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đoàn Thái – Giám đốc Sở GD-DT Bình Thuận.
Theo ông Thái, năm 2021, Bộ GD-ĐT ban hành các Thông tư (TT) số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (TT 01) thay thế TT 20; và các TT số 02, 03 và 04 thay thế các TT 20, 21, 22 và 23 được ban hành từ năm 2015.
Theo đó, để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập theo tinh thần Thông tư mới 01, 02, 03, 04 của Bộ GD-ĐT; đồng thời nhằm tạo điều kiện cho viên chức giảng dạy bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của CDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã được bổ nhiệm CDNN và xếp lương đối với viên chức theo các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD-ĐT, nhằm đảm bảo cho đội ngũ viên chức đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian tới; Sở GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng tổ chức các lớp bồi dưỡng CDNN như đã nói trên (Công văn số 323/SGDĐT-TCCB&QLCLGD ngày 05/02/2021 của Sở GD-ĐT). Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng CDNN theo tinh thần công văn trên thuộc địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu, tự nguyện đăng ký tham gia bồi dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn CDNN của mình đã được bổ nhiệm hoặc để chuyển lên hạng cao hơn.
Đội ngũ giáo viên sẽ được chuyển đổi chức danh nghề nghiệp theo chuẩn mới – ẢNH: QUẾ HÀ
Trả lời câu hỏi “Đối với những giáo viên không theo học các lớp bồi dưỡng CDNN này (trong đó có những giáo viên đã hết bậc lương – vượt khung) có bị hạ ngạch lương hay không?”, ông Phan Đoàn Thái cho biết: Trước năm 2021, việc xếp lương cho viên chức khi bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các TT số 20, 21, 22, 23 năm 2015 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào các hạng CDNN không thay đổi về hệ số lương và bậc lương hiện hưởng.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị C, đã xếp ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114), bậc 4, hệ số lương 2,46 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) thì xếp bậc 4, hệ số lương 2,46 của CDNN giáo viên tiểu học hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
Tuy nhiên, đầu năm 2021 Bộ GD-ĐT ban hành TT 01, 02, 03, 04 nhằm thay thế hoàn toàn cho các TT số 20, 21, 22, 23 năm 2015 thì có một số hạng CDNN nếu chưa đảm bảo tiêu chuẩn của hạng CDNN đã được bổ nhiệm trước đó thì sẽ bổ nhiệm vào hạng thấp hơn liền kề.
Ví dụ cụ thể đối với giáo viên tiểu học như sau: Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng bảng lương lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ.
Video đang HOT
Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.03.08 và áp dụng bảng lương lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khỉ nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) nên bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.03.28) thì được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Về cách xếp lương cho viên chức được bổ nhiệm vào các CDNN giáo viên theo quy định tại Thông tư mới của Bộ GD-ĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14.2.2004 của Chính phủ.
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, sau này khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ. Do vậy hiện tại khi chuyển qua CDNN mới, những giáo viên đã hết bậc của bảng lương thì vẫn được hưởng tỷ lệ phần trăm vượt khung theo quy định hiện hành.
Bảng lương chi tiết giáo viên trung học cơ sở theo thông tư mới hiệu lực từ 20/3
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào?
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập.
Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
(Theo quy định hiện hành, tại Điều 9 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, hướng dẫn xếp lương giáo viên trung học cơ sở từ hạng III đến hạng I có hệ số lương từ 2,1 đến 6,78).
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào?
Người viết xin được chia sẻ việc chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở trong bài viết sau đây.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
Trường hợp 1 : Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ số lương hiện nay từ 2,1 đến 4,89 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 như sau:
Trường hợp 2 : Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương ứng 4,0 đến 6,38 như sau:
Trường hợp 3 : Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) có hệ số lương từ 4,4 đến 6,38 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương 4,0 đến 6,38 chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương đương.
Trường hợp 4 : Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương tương đương;
Trường hợp 5 : Giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã trúng tuyển tức là giáo viên trung học cơ sở hạng III có hệ số lương 2,34.
Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ hoặc các tiêu chuẩn của hạng II,I
Trường hợp 1 . Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ sơ lương 2,1 đến 4,89 chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (đại học) thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Trường hợp 2 . Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương 4,0 đến 6,38 mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp 3 . Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) nên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) có hệ số lương 4,4 đến 6,78 mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2021 và thay thế Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
Trên đây là hướng dẫn các trường hợp chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở theo quy định mới nhất áp dụng từ 20/3/2021.
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì? Nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì giáo viên sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II. Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiếp tục được cộng đồng giáo viên quan tâm, bởi lẽ nếu không hiểu đúng quy định nhiều...