Giám đốc nợ nần chồng chất, ô tô cũng bán rồi, tiền đâu lo Tết hoành tráng
Ai cũng nghĩ, giám đốc từng giàu có như tôi chẳng lẽ không lo được tiền ăn Tết nhưng nói thật, cái mác đã gắn rồi, giờ buông rất khó.
4 năm nay, lần nào tôi về quê, họ hàng, bà con lối xóm cũng sang đầy nhà chờ sẵn. Chẳng là, từ ngày tôi lên làm giám đốc, có công ty riêng, làm ăn phát đạt, bố mẹ tôi vui lắm. Đi đâu ông bà cũng khoe con trai làm giám đốc, công ty “to tướng”. Dù tôi đã nhiều lần dặn mẹ phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói, đừng khoe khoang nhưng mẹ tôi cũng chỉ giữ bí mật được vài ngày.
Giận thật nhưng cũng mủi lòng khi mẹ nói: “Mẹ có nhõn đứa con trai, phải tự hào chứ. Con làm giám đốc, mẹ không khoe thì khoe ai. Khoe cho hàng xóm người ta mừng lây, với lại để mấy kẻ hay chê bai con phải lép vế một tí. Con mẹ, mẹ tự hào, sai chỗ nào đâu!”.
Bố mẹ luôn tự hào tôi làm giám đốc. Ảnh minh họa: 699pic
Cứ như vậy, sau này mỗi lần tôi về quê chơi dịp lễ, Tết, hàng xóm lại sang hỏi han câu chuyện. Có người còn nhờ tôi xin cho con họ vào làm. Sau này, thi thoảng về quê, tôi lại mua ít quà biếu các bác hàng xóm, như thông lệ. Hoặc tôi lại mua vài món ngon, đặc sản thành phố mời mọi người uống nước chè, tâm sự với mẹ tôi.
Video đang HOT
Lạ thật, sau mỗi lần tôi về, mẹ lại gọi lên bảo: “Hàng xóm sang vay tiền con ạ. Có thể họ biết con về, nghĩ con biếu tiền bố mẹ nên sang hỏi vay nóng vài hôm”. Tôi chỉ biết cười bảo: “Tùy ý mẹ nhưng mà trước khi cho vay, mẹ phải hỏi rõ mục đích vay và hẹn ngày trả, không sau này lại mất tình cảm xóm giềng”. Mẹ tôi thoáng tính nên hay cho vay lắm. Có quà gì con trai mang về cũng sang biếu hàng xóm sạch. Vì nghĩ rằng, bao giờ tôi về, quà cáp lại đầy nhà…
Cũng vì cái mác giám đốc về quê ấy mà 3 năm nay, tôi gần như biệt tích. Mỗi lần về, tôi không dám gọi cho mẹ trước nữa. Tôi thường bất thình lình về lúc chiều tối, sáng hôm sau đi luôn. Có khi tôi về trong ngày, ăn vội bữa cơm với bố mẹ rồi lại lên thành phố. Mẹ hỏi tại sao, thì tôi chỉ báo “bận”. Quà cáp cũng không có cho hàng xóm, cũng không còn biếu tiền bố mẹ như trước.
Mẹ hỏi tôi công ty khó khăn à, tôi chỉ cười mà không dám nói: “3 năm nay, con nợ nần chồng chất, vay ngân hàng từng nghìn, chạy từng đồng tiền trả lương nhân viên”. Kinh tế khó khăn kéo theo hàng loạt vấn đề, công ty không làm ăn được, tôi gầy trông thấy. Nhưng tôi nào dám hỏi bố mẹ tiền, cũng không dám kể khổ để bố mẹ lo lắng.
Hàng xóm vẫn nghĩ tôi là giám đốc giàu có lắm, thường xuyên hỏi mẹ tôi, sao dạo này con trai ít về quê.
Tết này, tôi đang nghĩ, liệu có về quê được hay không? Xe tôi cũng bán rồi, tiền cũng không có. Tôi còn phải lo khoản lương, thưởng cho nhân viên được về quê đón Tết. Tiền biếu bố mẹ sắm cái Tết hoành tráng như mấy năm trước, giờ tôi cũng không có. Tôi đã gồng quá sức rồi.
Chưa kể, đi đến đâu, họ hàng cũng nghĩ mình làm giám đốc, tiền mừng tuổi phải nhiều. Bây giờ, mừng ít, tôi cũng thấy ái ngại. Người hiểu không sao, người không hiểu lại nghĩ tôi làm giám đốc mà ki bo, tính toán. Các cụ già trong họ, năm nào tôi cũng biếu mỗi cụ 1 triệu, giờ biết làm sao?
Ai cũng nghĩ, giám đốc từng giàu có như tôi chẳng lẽ không lo được tiền ăn Tết nhưng nói thật, cái mác đã gắn rồi, giờ buông rất khó. Mình làm khác là bị chê bai rồi khiến bố mẹ xấu hổ ngay.
Có chăng phải chấp nhận mặc kệ tất cả, cười trừ với thiên hạ cho xong thì giám đốc như tôi mới dám… về quê ăn Tết.
Ngay khi biết không có tiền thưởng Tết, chồng tôi muốn bỏ việc
Công ty gặp khó khăn, đáng lẽ chồng tôi phải cùng chia sẻ gánh nặng với giám đốc, đằng này lại muốn nghỉ việc.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 6 năm, hiện tại tôi đang trong giai đoạn nghỉ thai sản. Ăn xong Tết Nguyên Đán sẽ đi làm việc trở lại. Lúc đầu tôi định gọi bà ngoại ra trông cháu nhưng bà nói mới tìm được công việc lương cao nên phải đi làm, không thể giúp con cháu được.
Cuối cùng bà nội bảo Tết này cứ đưa cháu về quê nội, bà chăm sóc ông và cháu để chúng tôi yên tâm làm việc. Vậy là ra Giêng vợ chồng tôi cùng đi làm, khi đó thu nhập sẽ tăng và cuộc sống gia đình sẽ sung túc hơn.
Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng thuận lợi như kế hoạch đặt ra. Tối hôm qua, chồng đi làm về có vẻ rất buồn, ngồi ăn được vài miếng rồi anh đứng dậy. Lo lắng sức khỏe của chồng nên tôi vào phòng hỏi thăm.
Anh bảo nghe sếp nói năm nay công ty làm ăn không có lãi, chỉ đủ tiền trả lương cho nhân viên và không có tiền thưởng Tết. Nghe những lời chồng nói tôi rất buồn nhưng không dám nói ra.
Tôi động viên chồng cố gắng chung tay với giám đốc vượt qua giai đoạn khó khăn này, sang năm công ty làm ăn tốt, cuối năm chắc chắn có thưởng. Chồng bảo làm vất vả cả năm, chỉ mong chờ có chút tiền thưởng để có động lực tiếp tục cống hiến, vậy mà sếp cắt hết. Với lại sếp nói sang năm đang có ý định giảm nhân sự để đỡ nặng gánh tài chính.
Anh nói nhiều người trong công ty đang bảo ra ngoài Tết sẽ nghỉ việc. Sợ chồng hùa theo đám đông nên tôi khuyên: "Thời buổi khó khăn, kiếm được công việc tốt như ở công ty của chồng không phải dễ. Nhiều người nói nghỉ chưa chắc đã nghỉ. Họ cố tình "dương đông kích tây" để khi ai đó nghỉ thì họ đỡ được 1 đối thủ cạnh tranh. Chồng làm ở công ty đó gần 10 năm, dù mọi người nói thế nào cũng không được nghỉ, trừ khi bị sếp sa thải".
Tôi nói đến thế rồi mà chồng vẫn muốn nghỉ việc. Cứ nghĩ ra Tết gửi con cho bà nội chăm sóc, vợ chồng cùng đi làm sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Nào ngờ gia đình sắp rơi vào tình trạng bất ổn. Chồng mà nghỉ việc biết bao giờ mới kiếm được công việc tốt như hiện tại đây? Tôi không biết khuyên anh ấy thế nào nữa?
Tôi quá bất ngờ khi biết chồng đã làm giám đốc 5 năm Đến hôm nay, khi có người đến tận nhà giao đồ từ công ty chồng, tôi mới tá hỏa biết anh đã làm giám đốc nhiều năm. Lấy chồng 8 năm, tôi luôn giữ chuẩn mực một người vợ hiền, yêu thương chồng, chăm sóc các con chu đáo. Dù làm gì, tôi cũng cố gắng dành thời gian cuối tuần ở bên...