Giám đốc người Nhật buôn lậu vàng bị phạt 10 năm tù
Ông Iwamura Masakazu đã thuê đúc 7 bức tượng vàng giá trị gần 7 tỷ đồng và phủ bạc lên, để mang về nước bán, nhằm thu chênh lệch.
Ảnh minh họa
Ngày 12/4, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Iwamura Masakazu (46 tuổi) và Kitada Takayoshi (34 tuổi, cùng quốc tịch Nhật Bản), về hành vi buôn lậu.
Ông Iwamura Masakazu nguyên là Giám đốc Công ty RG Innovation (Nhật Bản) kinh doanh môi giới lao động Việt Nam sang Nhật Bản. Do ở Nhật Bản các sản phẩm vàng chế tác được bán với giá rất cao nên sau một số lần sang Việt Nam để phát triển thị trường kinh doanh, bị cáo đã tìm hiểu thị trường vàng. Sau đó, bị cáo mua vàng về Nhật Bản để chế tác thành trang sức bán lại cho khách hàng.
Thông qua một số bạn bè người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản giới thiệu có người nhà kinh doanh vàng và các sản phẩm vàng chế tác có thể mua với giá rẻ, Iwamura Masakazu đã bàn bạc với Kitada Takayoshi mua mặt hàng này về bán.
Video đang HOT
Qua giới thiệu, đầu tháng 7/2016, Iwamura Masakazu và Kitada Takayoshi đến Công ty TNHH vàng bạc đá quý Sinh Diễn (thành phố Bắc Ninh) xem mẫu và tham khảo giá vàng. Sau khi thỏa thuận về số lượng, giá mua vàng, Iwamura Masakazu yêu cầu chủ cửa hàng đúc 7 pho tượng vàng (gồm 4 pho tượng Phật Di Lặc và 3 pho tượng ông Tam Đa) và hẹn ngày 2/8/2016 đến nhận.
Iwamura Masakazu đã đưa cho Kitada Takayoshi hơn 32 triệu yên Nhật để sang Việt Nam nhận 7 pho tượng vàng và hứa trả công 80.000 yên Nhật. Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, Iwamura Masakazu chỉ đạo Kitada Takayoshi khi nhận vàng xong thì mạ bạc vào 7 pho tượng.
Theo kế hoạch, ngày 2/8/2016, Kitada Takayoshi đã đến cửa hàng vàng Sinh Diễn nhận 7 pho tượng vàng, trọng lượng gần 7 kg, giá gần 32 triệu yên Nhật (gần 7 tỷ đồng). Sau đó, Kitada Takayoshi đã mang 7 pho tượng vàng này đi mạ bạc bên ngoài để tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan hải quan.
Ngày 3/8/2016, khi làm thủ tục xuất cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài kiểm tra và phát hiện số pho tượng vàng này không làm thủ tục khai báo hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm để làm rõ.
Tại tòa, hai bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi và mong muốn HĐXX xem xét để được thi hành án tại quê nhà.
Sau nửa ngày xét xử, tòa tuyên phạt Iwamura Masakazu 10 năm tù, Kitada Takayoshi 8 năm, đồng thời tịch thu sung công quỹ số pho tượng vàng trên.
Việt Dũng
Theo VNE
Truy tố Giám đốc người Nhật Bản cùng đồng phạm buôn lậu 7 pho tượng vàng
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai bị can Iwamura Masakazu (46 tuổi) và Kitada Takayoshi (34 tuổi, cùng quốc tịch Nhật Bản) về tội buôn lậu. Cơ quan chức năng xác định, các đối tượng này đã buôn lậu 7 pho tượng được đúc bằng vàng 99,99%, trị giá 6,8 tỉ đồng.
Truy tố hai đối tượng người Nhật buôn lậu 7 pho tượng vàng bằng đường hàng không. (Ảnh minh hoạ).
Trước khi gây ra vụ án này, Iwamura Masakazu là Giám đốc Công ty RG Innovation có ngành nghề môi giới lao động Việt Nam sang Nhật Bản.
Theo cáo trạng, vào hồi 22h30 ngày 3/8/2016, qua soi chiếu hành lý xách tay tại cửa ra tàu bay, Đội Thủ tục hành lý xuất khẩu, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài phát hiện trong hành lý xách tay của Kitada Takayoshi xuất cảnh sang Nhật Bản trên chuyến bay JL752 (HANOI - NARITA) mang theo 7 pho tượng vàng nhưng không làm thủ tục khai báo Hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm để điều tra làm rõ.
Hai đối tượng người Nhật Bản bị truy tố vì buôn lậu qua biên giới.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định, do ở Nhật Bản các sản phẩm vàng chế tác được bán với giá rất cao nên các lần Iwamura Masakazu đi du lịch ở Singapore đều mua vàng về Nhật Bản để chế tác thành trang sức bán lại cho các khách hàng hưởng lợi. Thông qua bạn là Nguyễn Tuấn Anh (quốc tịch Việt Nam) sinh sống tại Nhật Bản giới thiệu có người nhà kinh doanh vàng và các sản phẩm vàng chế tác có thể mua với giá rẻ, Iwamura Masakazu nảy sinh ý định sang Việt Nam để mua các sản phẩm vàng chế tác về bán kiếm lời. Cuối tháng 7/2016, Iwamura Masakazu nhập cảnh vào Việt Nam và cùng Tuấn Anh đến Hiệu vàng Sinh Diễn thỏa thuận về số lượng, giá mua vàng. Tại đây, Iwamura Masakazu yêu cầu đúc 7 pho tượng vàng, cụ thể: 4 pho tượng Phật Di Lặc và 3 pho tượng ông Tam Đa. Hai ngày sau, Iwamura Masakazu làm thủ tục xuất cảnh về Nhật Bản.
Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, cơ quan chức năng đã làm rõ, Iwamura Masakazu bàn bạc và chỉ đạo Kitada Takayoshi khi nhận vàng xong thì mạ bạc vào 7 pho tượng vàng. Nếu Hải quan Việt Nam kiểm tra và phát hiện thì nói là 7 pho tượng bạc để được cho thông quan. Khi làm thủ tục xuất cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài kiểm tra và phát hiện trong hành lý xách tay của Kitada Takayoshi có mang theo 7 pho tượng vàng nên đã tạm giữ để điều tra.
Viện KSND TP Hà Nội xác định, mặc dù Iwamura Masakazu và Kitada Takayoshi nhận thức được việc mua vàng với số lượng lớn từ Việt Nam mang về Nhật Bản, nhưng không làm thủ tục khai báo Hải quan Việt Nam là vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng vì hám lợi nên cả hai bị can vẫn quyết tâm thực hiện tội phạm. Theo đó, VKSND TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố hai bị can này về tội "buôn lậu".
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Valy vô chủ chứa 50kg nghi sừng tê giác 'bay' từ châu Phi về Hà Nội Gần 20 chiếc sừng nghi sừng tê giác bị phát hiện trong chiếc valy không ai nhận là chủ sở hữu tại chuyến bay từ Kenya về Hà Nội vào chiều 29/12. Valy chứa hàng chục cân sừng nghi sừng tê giác. Ảnh: Phương Sơn Chiều 29/12, qua soi chiếu hành lý, hải quan Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc...