Giám đốc ngân hàng từ chức, xây homestay với kiến trúc độc đáo, giành 3 giải thưởng quốc tế: Hạnh phúc, bình yên là sự lựa chọn, không phải sự sắp đặt
Khuất sau trong rặng dừa, bên bờ biển, có một “Nơi ở bí mật của thần tiên”. Tiên cảnh đẹp như tranh vẽ này nằm ở làng Đại Miếu.
“ Sống chậm” chính là cách sống mà những người hiện đại đang theo đuổi. Bạn tưởng tượng xem, trong một ngôi làng nhỏ tách biệt với sự nhộn nhịp và hối hả của thành thị, tại đó chúng ta xây một homestay như bao người ở đây. Bước từng bước thật chậm, sống một cuộc sống yên tĩnh, thơ mộng, không bị ai làm phiền. Thật là hạnh phúc biết bao!
Không biết từ khi nào mà một ngôi nhà ở miền quê đã trở thành cuộc sống trong mơ của người thành thị. Huỳnh Kế Quân cũng không là ngoại lệ. Ông vốn là một Giám đốc ngân hàng đến từ Phúc Kiến. Trong khi mọi người ngưỡng mộ Kế Quân khi tốt nghiệp chưa đến 5 năm đã có công việc làm ổn định, thì anh lại mê đắm việc thiết kế nhà cửa, thế là anh dần dần từ bỏ công việc vô cùng đảm bảo mà mình đang làm.
Vì những thiết kế của anh so với những nhà thiết kế khác, thì mẫu vẽ của anh không những rẻ hơn mà còn rất đẹp, nên bạn bè người thân đều rất an tâm giao nhà của mình cho anh thiết kế. Thời gian cứ trôi, anh cũng như thế mà trở thành “Ông thần thiết kế” trong mắt người xung quanh.
Vài năm trước, vì lý do công việc mà Huỳnh Kế Quân bị chuyển công tác từ Hạ Môn sang Hải Nam. Trong khi tất cả khách du lịch đều không thể rời mắt khỏi cảnh biển hấp dẫn, thì người có nhãn quang độc đáo như anh lại cảm thấy ngôi làng nhỏ nơi giao nhau giữa màu xanh của biển và cây cối kia mới là cảnh sắc đẹp nhất.
Có lẽ vì anh đã bị ngôi làng nhỏ khuất sau cánh rừng dừa này mê hoặc. Cũng có lẽ vì anh đã quá mệt mỏi với công việc đi làm rồi tan ca một cách máy móc. Bắt đầu từ khi anh thấy sự yên ả và dễ chịu của thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, trong mắt anh không còn gì ngoài vẻ đẹp thanh bình này.
Là một người “ưa hành động” và làm việc quyết đoán, Huỳnh Kế Quân quyết định xây một homestay ở đây, sau đó thì định cư ổn định ngay tại đây. Anh ấy sẵn sàng nhận lấy sự phản đối của gia đình, vì anh đã từ bỏ công việc vô cùng ổn định của mình, bắt đầu bước vào công cuộc lựa chọn địa điểm xây dựng và thiết kế nhà cửa.
Sau một năm trời tìm kiếm ròng rã, cuối cùng anh đã chọn được một căn nhà có lịch sử hàng thế kỷ nằm ở làng Đại Miếu, thành phố Văn Xương. Chủ cũ của ngôi nhà này là một người thợ mộc trở về từ Nam Dương.
Anh nghĩ tuy bản thân có chút tài năng về thiết kế nhà cửa, nhưng để tu sửa cả một căn nhà cũ là chuyện không hề đơn giản. Sau nhiều lần cân nhắc, anh quyết định nhờ một kiến trúc sư chuyên cải tạo nhà cũ đến để hiện thực hóa giấc mơ xây nhà bấy lâu nay của anh.
Nói ra cũng thật trùng hợp, trng một lần lướt Weibo, anh tình cờ thấy một kiến trúc sư vô cùng tài năng: Lý Soái – anh này đã cải tạo thành công “Khu vườn trong lọ sứ” và “Khổng tước trong khung tranh”. Tất cả các thiết kế đều được người trong ngành khen ngợi và đón nhận.
“Khổng tước trong khung tranh” trước và sau khi cải tạo
Video đang HOT
“Khu vườn trong lọ sứ” trước và sau khi cải tạo
Thế nên Huỳnh Kế Quân ngay lập tức nắm bắt cơ hội và quyết định giao căn nhà lớn mới mua cho Lý Soái tu sửa. Anh gửi ảnh, đặt vé máy bay, ngay cả giá tiền cũng không thèm hỏi mà mời đối phương đến đây để giúp mình.
Khi Lý Soái bắt đầu tu sửa lại căn nhà, Kế Quân cho phép anh Lý tự do sáng tạo mà không hề góp ý hay can thiệp một cách tự tiện. Anh chỉ có 2 yêu cầu duy nhất: “Sống phải thoải mái, và thiết kế phải đạt được giải thưởng”. Thật ra thì yêu cầu thứ 2 chỉ là nửa đùa nửa thật, nhưng ngờ đâu sau này lại thành sự thật!
Cứ thế, thời gian tu sửa căn nhà kéo dài tận 1 năm, và căn nhà cũ của Huỳnh Kế Quân cuối cùng cũng được “thay áo mới”, thay đổi diện mạo hoàn toàn.
Homestay có diện tích 550m2, tổng cộng có 2 sân lớn. Sân trước mang chủ đề “Đại dương”, sân sau có chủ đề “Khu rừng”. Tình cờ, 2 chủ đề này vừa khớp với khung cảnh trong câu thơ của nhà thơ Mai Nghiêu Thần: “Triều khởi kình nhập hải, lâm không lộc ẩm khê.” Thế nên, anh đã đặt cho căn nhà một cái tên vô cùng nên thơ: “Lộc ẩm khê” – tức là hươu uống nước bên bờ suối.
Trong quá trình cải tạo ngôi nhà cũ, anh muốn giữ lại nét đẹp hoang sơ vốn có của ngôi nhà, nhưng vẫn phải mang nét hiện đại, phải tạo ra không gian năng động cho người trẻ sinh sống. Đây thật sự là một bài kiểm tra năng lực thiết kế của kiến trúc sư.
Ngôi nhà trước và sau khi cải tạo
Thế nhưng kiến trúc sư Lý Soái đã làm được, anh ấy không những đổi mới và chỉnh sửa lại kiến trúc ban đầu của căn nhà, mà anh còn áp dụng những ý tưởng táo bạo vào trong thiết kế, tạo ra một căn nhà mang nét pha trộn giữa truyền thống và hiện đại.
Ngôi nhà trước và sau khi cải tạo
Ngoài khu nhà ở, trong khuôn viên còn có hồ nước, hố cát cho trẻ em, khu vực quầy bar, những ngọn núi xanh nhân tạo và khu nghỉ ngơi rợp mát bóng cây, ngay cả những ô cửa sổ nhỏ đầy màu sắc và những bức tường bằng kính cũng trở thành một cảnh quan độc đáo, tất cả mọi thứ như điểm thêm vài nét thời thượng cho ngôi nhà cổ.
Sân trước ban đầu là một gian nhà gồm 2 phòng, về sau được trang bị thêm bồn tắm để làm bật lên các tầng không gian trong gian nhà. Bức tường gạch ngày xưa cũng được thay bằng bức tường bằng kính, để gian nhà hấp thụ được ánh sáng một cách tối đa.
Ngôi nhà trước và sau khi cải tạo
Bồn tắm được làm từ gương thép không gỉ, có thể phản chiếu những vệt lốm đốm trên bức tường gạch cũ kĩ, kết hợp với khung cảnh xung quanh, cho ta cảm giác mờ mờ ảo ảo, mang lại một trải nghiệm vô cùng thú vị cho các em bé trong nhà.
Một trong những gian phòng có tên là “Gặp gỡ cá voi xanh”. Khi bước vào phòng khách, điều đầu tiên đập vào mắt bạn chính là những chiếc đèn mang hình dáng cá voi xanh vô cùng sinh động và sáng tạo.
Gian phòng còn lại có tên “Xuống biển”. Đầu giường treo một bức tranh cá biển để làm nổi bật chủ đề căn phòng, bên cạnh đó tạo thêm nét thơ mộng cho bức tường cũ kia. Anh sử dụng đèn có ánh sáng mờ và đèn sợi đốt chữ U cỡ to thay cho đèn chùm cao thông thường, ánh sáng vàng nhẹ này khiến cho căn phòng ấm lên rất nhiều.
Sân sau gồm 2 gian nhà “Bóng hươu ẩn mình” và “Về rừng”. Kiến trúc sư thay bức tường ban đầu bằng một tấm kim loại màu trắng, sau đó gắn thểm cửa sổ ở 2 bên. Một, có thể đón lấy ánh sáng ban ngày; hai, tạo cho ta cảm giác nghiêm trang khi bước vào căn phòng.
Trước và sau khi cải tạo
Phòng khách được sử dụng như phòng ăn. Anh chọn một chiếc bàn tròn và những chiếc ghế có thiết kế hiện đại, đèn chiếu sáng màu đỏ được trang trí bằng cây nhiệt đới và hoa khô, những màu sắc bắt mắt này đem lại cảm giác đầm ấm và nhiệt huyết.
Tiếp theo là cách bày trí phòng khách trong gian nhà “Bóng hươu ẩn mình”, các gian phòng treo một bức tranh vẹt đầy màu sắc, đặt những tượng điêu khắc hươu, tường được sơn màu xanh lá và treo những lá cờ quốc gia nổi bật, trong phòng ngập tràn không khí miền tự nhiên của núi rừng.
“Về rừng” lại chủ yếu tạo cho ra cảm giác ấm áp của làng mạc quê hương. Bên trong gian nhà nội thất được bày trí theo chủ đề rừng núi, đem đến một không gian sinh động, chan chứa tình yêu với thiên nhiên.
Sống ở đây, bạn không những thoát khỏi sự hối hả, tất bật của cuộc sống thành thị, mà còn có thể trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp, đa dạng của các dân tộc thiểu số.
Nếu bạn là một người yêu hải sản thì xem ra bạn có lộc ăn rồi. Vì Huỳnh Kế Quân rất hay ra bến cảng mua hải sản, ở đây cá, tôm , cua, sò ốc không thiếu thứ gì cả, đảm bảo bạn có thể thưởng thức hương vị hải sản tươi và đích thực nhất.
“Vân không tịnh, lộc ẩm khê”. Ở nơi giao nhau giữa sắc xanh của biển và màu xanh của cây như nơi đây, bạn như có thể nhìn thấy cảnh sắc đẹp nhất trên thế giới, không gian này cho phép bạn thả hồn vào thi ca, không một ai quấy rầy, trái tim bạn như đang tận hưởng những phút giây yên bình nhất trong đời.
Có thể vì khung cảnh của homestay này thật khiến cho người ta choáng ngợp, nên khi “Lộc ẩm khê” mới hoàn thành được 4 tháng đã giành được 3 giải thưởng quốc tế: Thắng giải của Hội đồng Nghệ thuật Thị giác Quốc tế năm 2019 Giải Ba Cuộc thi Thiết kế Packageing Sáng tạo Trung Quốc năm 2019 Giải Đồng Cuộc thi Thiết kế Nghệ thuật Cát tường Đương đại của Hiệp hội Trao đổi Nghệ Thuật Hoa Kỳ lần thứ I năm 2019. Đã từng có rất nhiều người đến đây để nghỉ ngơi, bạn cũng nên tận dụng cơ hội này để thả lỏng bản thân, hòa mình với thiên nhiên êm đẹp.
Xúc động câu chuyện bố lần đầu nhắn tin chúc Giáng sinh con gái sau 23 năm chia ly không lời từ biệt
'Hãy tha thứ thật nhanh và ôm thật lâu người thân của bạn nhé' - một tài khoản bình luận dưới bài đăng.
Ai trong mỗi chúng ta đều mong ước một mái ấm gia đình hạnh phúc, có cả bố và mẹ che chở. Nhưng có hợp thì cũng có tan, có hạnh phúc thì cũng có chia ly, từ biệt. Và trong cuộc hôn nhân tan vỡ có lẽ con cái chính người chịu là nhiều tổn thương đôi khi là tủi hờn, oán trách.
Trong câu chuyện ấy, bậc sinh thành cũng phải đắn đo rất nhiều bởi đâu ai muốn con cái thiệt thòi. Dù ở đâu và làm gì, bị oán tránh, giận dỗi như thế nào thì bố mẹ vẫn luôn dành tình yêu vô bờ cho cho cái, bởi đó là tình thân, là máu mủ ruột rà.
Mới đây, tài khoản có tên T.H đã đăng tải tâm sự về dòng tin nhắn của người bố xa cách đã 23 năm qua khiến nhiều người suy nghĩ thêm về nhiều điều trong cuộc sống.
Tin nhắn của người bố gửi con gái ngày Giáng sinh.
Theo đó, cô con gái rời xa bố của mình đã 23 năm. Người bố nhiều lần gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự hối hận vì rời bỏ con. Sự chạnh lòng đã khiến cô gái gạt bỏ những quan tâm của bố. Thế nhưng, đêm Noel, cô cảm thấy mủi lòng vì lần đầu tiên nhận được lời chúc của bố qua tin nhắn điện thoại: 'Chúc mừng Giáng sinh con nhé! Bố biết con rất giận bố. Vì bố chưa giúp được gì cho con, vì bố nghèo quá, thôi thì chúc con mạnh khỏe và học giỏi nhé. Chào con' .
Nguyên văn câu chuyện xúc động được T.H đăng tải lên mạng xã hội như sau:
'Đó là tin nhắn được gửi từ mối tình đầu của mẹ, cũng đã từng là bố của mình.
Mình là kết quả của cuộc hôn nhân không thành giữa bố và mẹ, mất nhiều năm sau này bố mới gọi cho mình, đa số các cuộc gọi đều nói về sự hối hận của bố và cố giải thích về lí do bố rời đi. Mình khước từ tình cảm của bố vì thấy không cần thiết và thái độ tha thiết của bố thật khập khiễng.
Nhưng trong một giây mủi lòng nào đó, mình thật sự đã nghĩ về khoảnh khắc gia đình có bố và mẹ.
Đã lâu mình không trả lời cuộc gọi và tin nhắn của bố, vừa hôm nay giáng sinh, thứ cảm giác mình nhận được khi đọc dòng tin nhắn là đau thắt đến nghẹt thở. Đó là câu chúc đầu tiên sau 23 năm chia ly không từ biệt...' .
Ảnh minh họa.
Sau khi đăng tải, dòng tâm sự của T.H nhận về nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng. Nhiều tài khoản để lại bình luận động viên, an ủi và mong cô gái có thể tha thứ cho bố của mình.
'Hãy tha thứ thật nhanh và ôm thật lâu ng thân của bạn nhé'
'Ít nhất bố của cậu còn còn nhớ tới cậu, còn bố mình thì không. Cũng mười mấy năm không có được cuộc điện thoại nào hỏi thăm từ bố nên mình cũng thấy chả sao. Có cũng được không có cũng chẳng sao, chỉ cần có mẹ là đủ rồi'
'Cuộc đời có bao lâu. Mình nghĩ bố bạn cũng có nỗi khổ riêng của ông. Hãy tha thứ cho ông khi còn có thể. Bố bạn không có sự chọn lựa nhưng ông vẫn lựa chọn yêu bạn theo cách riêng của ông'
'Vào một tháng năm nào đó của sau này. Khi mà em có thể chấp nhận ông ấy, cũng như em chấp nhận 1 phần của em bị bỏ rơi đâu đó ngoài thế giới nội tâm của em quay trở về. Đó sẽ là một ngày vui. Mừng cho em'
Cặp đôi đũa lệch đi hết 13 tỉnh miền Tây chụp ảnh cưới, chỉ giơ tay một kiểu tạo dáng gây sốt mạng xã hội '180 ngày bên nhau, đi hơn 13 tỉnh thành, cả một đời dài như thế này đều chỉ muốn dành cho em'. Hôn nhân là chuyện trọng đại của đời người, vì thế ảnh cưới trước giờ luôn được coi là một phần quan trọng. Cuộc sống càng phát triển, các cặp đôi càng chú trọng và sẵn sàng đầu tư nhiều thời...