Giám đốc lái xe Camry húc tung 4 xe máy, 6 người nhập viện
Sáng 18.6, Công an thành phố Thái Bình vẫn đang tiến hành điều tra vụ xe Camry húc tung 4 xe máy tại khu vực ngã tư giao giữa đường Lê Lợi và đường Lê Quý Đôn làm 6 người nhập viện xảy ra vào hồi 21 giờ đêm 17.6.
Theo thông tin từ cơ quan công an, tại thời điểm trên, xe ô tô 5 chỗ hãng Toyota hiệu Camry BKS 17A – 015.46 do ông Phạm Anh Tuấn (53 tuổi, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình) điều khiển, lưu thông trên đường Lê Lợi theo hướng từ Quảng trường 14.10 về Nhà Văn hóa lao động tỉnh.
Chiếc xe Camry nát bét phần đầu sau vụ tai nạn.
Theo người dân chứng kiến, đến gần ngã tư giao giữa đường Lê Lợi và đường Lê Quý Đôn, xe Camry đã bất ngờ húc tung lần lượt 4 xe máy đang đi cùng chiều trong lúc 4 xe máy này chuẩn bị dừng đèn đỏ.
4 xe máy gồm: xe máy BKS 17B1-086,68 do Phạm Quốc Việt (21 tuổi, trú phường Tiền Phong) điều khiển; xe máy BKS 17K4-7788 do Trần Hồng Giang (31 tuổi; trú tại phường Đề Thám) điều khiển, chở vợ là Bùi Thị Huyền (27) và con trai là Bùi Quang Huy (3 tuổi); xe máy BKS 17B1-167.59 do Đỗ Ngọc Chiến (30 tuổi, trú tại tổ 7 phường Lê Hồng Phong) điều khiển; xe máy BKS 17B1-005.77 do chị Nguyễn Thị Hồng Anh (19 tuổi, trú tại xã Minh Tân, huyện Kiến Xương) điều khiển.
Sau khi đâm chiếc xe đầu tiên của anh Việt, xe ô tô đã lao đi thêm một đoạn khoảng 40 mét, trên đường húc thêm 3 xe máy nữa rồi mới dừng lại. Các nạn nhân đã bị xe húc văng ra, trong đó nặng nhất là anh Việt bị húc văng, ngã xuống gần bánh xe phía sau bên phải của xe ô tô.
Video đang HOT
Tất cả 6 nạn nhân bị thương sau đó được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình. Rất may không có ai tử vong trong vụ tai nạn, tuy nhiên các nạn nhân đều bị xây xát cơ thể và hoảng loạn tinh thần.
Hai trong số 4 xe máy bị ô tô đâm
Xe ô tô Camry bị nát bét phần đầu; 4 xe máy đều bị hư hỏng nặng, nằm la liệt dưới đường, tạo ra một cảnh tượng rất kinh hoàng. Rất nhiều người dân hiếu kỳ đã kéo đến hiện trường để theo dõi vụ việc.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng cảnh sát giao thông công an thành phố Thái Bình đã có mặt tại hiện trường tiến hành điều tra vụ việc.
Theo một nhân chứng có mặt tại hiện trường, sau khi xảy ra vụ tai nạn, người điều khiển xe là ông Phạm Anh Tuấn bước ra trong tình trạng mùi rượu bia bốc lên nồng nặc, có lời lẽ chửi bới, thóa mạ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Theo thông tin chúng tôi điều tra, ông Phạm Anh Tuấn người điều khiển xe ô tô gây ra vụ tai nạn kinh hoàng trên – hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Cty Xây lắp I Thái Bình.
Tại cơ quan công an, bước đầu ông Phạm Anh Tuấn khai khi đến gần ngã tư, ông giảm tốc độ xe nhưng nhấn nhầm chân ga nên xe tăng tốc, húc tung các xe máy ở trước mặt.
Vụ việc đang được CA thành phố Thái Bình tiếp tục điều tra.
Theo Lao động
Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử
Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Tài liệu cổ của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII.
Trung Hoa Dân quốc tối tân địa đồ của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch cũng không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những dấu vết đầu tiên khẳng định về một quyền đã xuất hiện trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, điều này đánh dấu niên đại của những dấu hiệu pháp lý chắc chắn đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm của nhà bách khoa với chức vụ Hiệp trấn, các quần đảo đã được mô tả (phải đi ba ngày đêm mới đến được, các quần đảo đã được xác định khá chính xác) và nói đến hoạt động khai thác có tổ chức của các chúa An Nam.
Người ta tìm thấy ở đây bản kê khai các tài nguyên thu lượm được việc khai thác này sau khi đã tham khảo các sổ đăng ký của chúa nhà Chúa có ghi ngày: "Tôi từng tra khảo số biên của cai đội Thuyên Đức Hầu ngày trước như sau: năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa thu lượm được 30 thỏi bạc; năm Giáp Thân (1704), thu lượm được 5.100 tấn thiếc; năm Ất Dậu (1705), thu lượm được 126 thỏi bạc. Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy cái bát sành và hai khẩu súng đồng.
Cũng tác giả này đã thuật lại những sự kiện trước kia đã từng được các nhà sử học biết đến như một số trận đánh giữa hạm đội Hà Lan và thủy binh của các chúa Nguyễn 1643 - 1644. Các sự kiện này chứng tỏ các chúa An Nam đã có một lực lượng hải quân hiệu quả và rất chú ý tới việc kiểm soát trên biển. Điều này liệu có đưa đến việc nghĩ rằng việc khai thác có tổ chức có lẽ đã có từ lâu mà các cuốn sổ ghi chép chính xác này không nói đến? Không thể bảo vệ điều này vì không có đủ các bằng chứng trước đó.
Ngược lại, từ đầu thế kỷ XVIII, các bằng chứng về việc cai quản của chúa An Nam đã được xác lập tốt. Như vậy, khi ông Le Fol, Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ viết cho Toàn quyền Đông Dương ngày 22/1/1929 rằng "quần đảo (Hoàng Sa) dường như vẫn còn là res nullius (đất vô chủ) cho đến đầu thế kỷ trước" và cho biết trong văn kiện này các chỉ dẫn về hành vi cai quản các đảo được các triều đại trước đây thực hiện từ đầu thế kỷ XIX. Luận điểm này của ông Le Fol là của một con người đang đảm nhiệm chức vụ ở một miền của Việt Nam, trực tiếp liên quan đến khía cạnh lịch sử của các vấn đề đó, chắc hẳn là dựa trên sự hiểu biết nhất định về các hồ sơ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông không đủ để xác định ngày tháng của các hành vi cai quản của An Nam với tất cả các mức độ chính xác mà việc xem xét đầy đủ hồ sơ cho phép.
Đặt mình vào thế kỷ XVIII, người ta có thể bảo vệ được rằng cho tới thời điểm đó, sự tồn tại của các đảo Hoàng Sa đã được biết đến một cách rộng rãi, rằng Trung Quốc không thể viện dẫn bất kỳ sự chiếm hữu nào phù hợp với các tiêu chuẩn đã được nêu ở trên, rằng cuốn sách của Lê Quý Đôn ở Việt Nam là tư liệu đầu tiên nêu lên các hành vi tương ứng với một sự quản lý nhất định quần đảo, đó là sự quản lý có niên đại từ những năm đầu của thế kỷ XVIII. Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được biết đến cho dù còn chưa xác lập rõ sự khác biệt của chúng với quần đảo Hoàng Sa (trong các tài liệu được tiếp xúc). Không có gì cho phép khẳng định rằng Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc quản lý các đảo ở Trường Sa đồng thời với các đảo ở Hoàng Sa.
Theo Baotintuc.vn
Vào mùa mưa bão, cây cối liên tiếp "dọa" người đi đường Chỉ mới vài cơn mưa nhỏ đầu mùa nhưng trên địa bàn TPHCM đã có hàng loạt vụ cây xanh bật gốc, nhánh cây gãy trúng người và phương tiện tham gia giao thông. Điều này đã khiến cho người dân cảm thấy bất an và lo lắng mỗi khi ra đường. TPHCM chỉ mới bước vào đầu mùa mưa nhưng trên các...